Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 16 – Tiết 48 Tập làm văn chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

A. Mức độ cần đạt. Giúp học sinh:

- Ôn lại thế nào là lập luận trong văn nghị luận? Luận điểm là gì? Luận cứ là gì?

- Hệ thống hóa những lỗi thường gặp khi lập luận.

- Tự phát hiện, phân tích và sửa những lỗi về lập luận trong bài văn nghị luận của mình.

- Có ý thức thận trọng để tránh những lỗi về lập luận trong các bài viết.

B. Trọng tâm kiến thức.

1. Kiến thức:

- Nhận biết một số lỗi về lập luận.

- Cách sửa lỗi về lập luận.

2. Kĩ năng:

+ Nhận diện, phân tích được các lỗi về lập luận trong một số văn bản nghị luận

+ Sửa chữa các lỗi về lập luận

+ Có kĩ năng tạo lập các văn bản có lập luận chặt chẽ, sắc sảo

3. Thái độ: Rèn ý thức tự phát hiện, phân tích chữa những lỗi thường gặp trong bài nghị luận của chính mình, chủ động tránh những lỗi về lập luận.

C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên :

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn.

- Bài soạn viết tay và bài soạn điện tử.

2. Học sinh :

- SGK, vở soạn, vở ghi.

- Bảng phụ và một số đồ dùng cần thiết.

D. Phương tiện dạy và học:

- Sách GK, sách GV và một số tài liệu liên quan.

- Giáo án viết tay và bài giảng điện tử.

- Bảng phụ, bút .

- Tranh ảnh hoặc băng hình.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9099 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 16 – Tiết 48 Tập làm văn chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 – TIẾT 48. TẬP LÀM VĂN CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN Ngày soạn: 24/11/2012. Ngày dạy: 28/11/2012. Cho lớp: 12A4. A. Mức độ cần đạt. Giúp học sinh: - Ôn lại thế nào là lập luận trong văn nghị luận? Luận điểm là gì? Luận cứ là gì? - Hệ thống hóa những lỗi thường gặp khi lập luận. - Tự phát hiện, phân tích và sửa những lỗi về lập luận trong bài văn nghị luận của mình. - Có ý thức thận trọng để tránh những lỗi về lập luận trong các bài viết. B. Trọng tâm kiến thức. 1. Kiến thức: - Nhận biết một số lỗi về lập luận. - Cách sửa lỗi về lập luận. 2. Kĩ năng: + Nhận diện, phân tích được các lỗi về lập luận trong một số văn bản nghị luận + Sửa chữa các lỗi về lập luận + Có kĩ năng tạo lập các văn bản có lập luận chặt chẽ, sắc sảo 3. Thái độ: Rèn ý thức tự phát hiện, phân tích chữa những lỗi thường gặp trong bài nghị luận của chính mình, chủ động tránh những lỗi về lập luận. C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Giáo viên : - SGK, SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn. - Bài soạn viết tay và bài soạn điện tử. 2. Học sinh : - SGK, vở soạn, vở ghi. - Bảng phụ và một số đồ dùng cần thiết. D. Phương tiện dạy và học: - Sách GK, sách GV và một số tài liệu liên quan. - Giáo án viết tay và bài giảng điện tử. - Bảng phụ, bút .... - Tranh ảnh hoặc băng hình... E. Thiết kế bài giảng. 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh nhắc lại kiến thức đã học về lập luận: Lập luận là gì? Thế nào là luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận?( 1-2’) 2. Bài mới: * Lời dẫn vào bài: Khi được các thầy cô trả bài kiểm tra, các em thường thấy bài nghị luận của mình bị phê là dài dòng, lủng củng, vụng, thiếu ý, sơ sài...Vậy tại sao lại có hiện tượng như thế? Có hiện tượng đó là bởi các em đã mắc một số lỗi liên quan đến lập luận trong văn nghị luận. Đó là những lỗi nào? Thầy trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học “ Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận” để làm rõ vấn đề này. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU BÀI( 15- 20’ ) GV hướng dẫn HS tìm hiểu các lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm bằng hình thức thảo luận nhóm để phát hiện và sửa lỗi. * GV chia lớp thành 03 nhóm và yêu cầu: Các nhóm thảo luận phát hiện, sửa và rút ra bài học cho các lỗi. Hoàn thành ra bảng phụ và cử đại diện lên trình bày trước lớp. * Nhóm 1: Phát hiện, sửa và rút ra bài học về lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm. * Nhóm 2: Phát hiện, sửa và rút ra bài học về lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ. * Nhóm 3: Phát hiện, sửa và rút ra bài học lỗi về cách thức lập luận. * Sau khi các nhóm trình bày, mời thư kí của lớp lên tổng hợp các ý kiến. * Giáo viên bổ sung và chốt các bài học cơ bản trên màn hình. I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm: 1. Phát hiện lỗi. a. Việc nêu luận điểm chưa rõ ràng, nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý b. Đoạn văn b: Luận điểm nêu ra dài dòng, rườm rà, không rõ ràng, không trình bày được đúng bản chất của vấn đề. c. Đoạn văn c: Luận điểm không rõ ràng, nhiều luận điểm nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ, chưa logic với luận cứ nêu ra. 2. Sửa lỗi. - Đoạn văn a: nên thay từ “vắng vẻ” bằng một tính từ , một cụm từ khác khác để phù hợp với các luận cứ - Đoạn văn b: thay bằng luận điểm “Người làm trai thời xưa luôn mang theo bên mình món nợ công danh” - Đoạn văn c: Luận điểm cần sửa lại là “VHDG là kho tàng kinh nghiệm của cha ông được đúc kết từ xưa”. 3. Bài học. => Cần xác định rõ luận điểm khi trình bày (phù hợp với đối tượng nghị luận, dùng phương tiện ngôn ngữ phù hợp, cần chú ý đến tính lôgíc, nhất quán của các luận điểm. II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ: 1. Phát hiện lỗi a. Đoạn văn a. Lỗi nêu luận cứ: dẫn thơ sai, luận cứ đưa ra chưa chính xác, mơ hồ. b. Đoạn văn b. Lỗi nêu luận cứ: luận cứ đưa ra thiếu chính xác, thiếu toàn diện. c. Đoạn văn c. - Lỗi luận cứ: lộn xộn, không theo trình tự logic. - Luận cứ không phù hợp với luận điểm. 2. Sửa lỗi. a. Đoạn văn a. - “ Sự tương đồng giữa hình tượng thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ – tâm trạng riêng của Huy Cận, nhưng trong đó cũng hàm chứa tâm trạng chung của cái tôi thơ mới. - Sửa lại câu thơ trích dẫn sai: “ Nắng xuống, trời lên sâu chót vót” b. Đoạn văn b. - Luận cứ thiếu toàn diện cần sửa là: Bổ sung thêm một số anh hùng dân tộc tiêu biểu qua các thời kỳ. - Luận cứ thiếu chính xác: Thay từ “ hai thế kỉ” thành “ nhiều thế kỉ”. c. Đoạn văn c. - Sắp xếp lại luận cứ thiếu tính hệ thống, chính xác: Ngô Quyền, Lê Lợi, Nguyễn Huệ. - Bỏ hoặc sửa lại luận cứ không liên quan đến luận điểm: Ải Chi Lăng ...Cửa biển Bạch Đằng không phải tên người. 3. Bài học. => để tạo một lập luận chặt chẽ cần nêu luận cứ rõ ràng, chính xác, các dẫn chựng cụ thể cần có xuất xứ, nguồn gốc tin cậy, phù hợp với luận điểm. III. Lỗi về cách thức lập luận 1. Phát hiện lỗi. a. Đoạn văn a: Lỗi về cách thức lập luận: trình bày luận cứ thiếu lôgic, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm chính. b. Đoạn văn b. - Lỗi về cách thức lập luận: Luận điểm không rõ ràng. - Luận cứ thiếu toàn diện (chỉ tập trung vào “cái đói”trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao) c. Đoạn văn c. - Luận điểm không rõ ràng, luận cứ không phù hợp với phạm vi đề tài. 2. Sửa lỗi: 3. Bài học: - Lập luận cần rõ ràng, lô gíc, có sự gắn bó chặt chẽ giữa luận điểm và luận cứ. - Tránh lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ ( 15 – 20’). * GV: Chia lớp thành 03 nhóm để tham gia hoạt động luyện tập và củng cố. * GV: Trình chiếu đoạn băng hoặc hình ảnh về vấn đề ô nhiễm môi trường và đưa yêu cầu cho các nhóm.( 1- 2’) * Yêu cầu 1. Để chuẩn bị cho các em viết một đoạn văn nghị luận xã hội: nghị luận về một hiện tượng đời sống, thầy cung cấp cho các em một số hình ảnh về hiện tượng này. Đề nghị các em quan sát thật kĩ. * Yêu cầu 2. ( 3- 5’) Các nhóm thảo luận và làm việc theo kĩ thuật khăn phủ bàn. Thống nhất câu chủ đề ( luận điểm) cho đoạn văn của nhóm mình, sau đó mỗi thành viên trong nhóm sẽ hình thành một luận cứ để giải quyết cho luận điểm chung của cả nhóm. Cả nhóm thống nhất những luận cứ phù hợp nhất để chuẩn bị viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5- 7 câu). * Yêu cầu 3. Các nhóm trình bày phần làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét. ( 2- 3’) * Yêu cầu 4. Các nhóm thảo luận để sắp xếp luận điểm, các luận cứ để hình thành một đoạn văn nghị luận cụ thể.( 2- 3’) * Yêu cầu 5. Các nhóm nhận xét và chấm chéo. ( Trình bày trước lớp) ( 2-3’) * GV: Nhận xét và tổng kết, cho điểm. ( 1-2’) HOẠT ĐỘNG 3. Tổng kết ( 1’) * GV: Nhấn mạnh lại những kiến thức cơ bản của bài học. HOẠT ĐỘNG 4. HƯỚNG DẪN HỌC VÀ LÀM BÀI Ở NHÀ. (1’) - Ôn lại các kiến thức đã học. - Tự kiểm tra và sửa các lỗi trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận của mình. - Làm các bài tập trong bài: “ Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận” * Kết thúc tiết học: Giáo viên cám ơn các thầy cô giáo và các em học sinh đã tham gia. - Hết-

File đính kèm:

  • docTho Hai cu.doc