Giáo án ngữ văn 12 - Tuần 29, tiết 82: Diễn đạt trong văn nghị luận

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

- Các yêu cầu diễn đạt trong bài văn nghị luận.

2. Kỹ năng:

- Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.

- Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.

- Vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm

2. Học sinh: Đọc và soạn bài

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11185 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Tuần 29, tiết 82: Diễn đạt trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29, tiết 82 DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Có ý thức một cách đầy đủ về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. - Các yêu cầu diễn đạt trong bài văn nghị luận. 2. Kỹ năng: - Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo. - Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận. - Vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm… 2. Học sinh: Đọc và soạn bài… III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV cho HS tìm hiểu ví dụ (1) (2) trong SGK và làm rõ các nội dung: + Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ của hai đoạn khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm và nhược điểm trong cách dùng từ của mỗi đoạn. + Cho HS chỉ ra những từ ngữ dùng không phù hợp. Yêu cầu HS sửa lại những từ ngữ này. - GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 2 và trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 3 và trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV hướng dẫn HS tổng hợp lại vấn đề đi đến kết luận yêu cầu sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận. HĐ2 - HS đọc ngữ liệu (II.1;II.21;II.3), trao đổi và trả lời các yêu cầu trong sgk. - GV theo dõi, gọi HS trả lời và nhận xét, tổng hợp. * II.2;II.3 thực hiện giống như II.1 HĐ3 Bước 1: GV cho HS tìm hiểu ví dụ (1) (2) trong SGK và làm rõ các nội dung theo yêu cầu trong SGK. Bước 2: GV tiếp tục cho HS phân tích ví dụ ở bài tập 2 và trả lời các câu hỏi trong SGK. Bước 3: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tổng hợp. (Những điểm cần chú ý về giọng điệu) HĐ4 - Nhóm 1,3 làm bài tập 1. - Nhóm 2,4 làm bài tập 2. - GV gọi HS trình bày, nhận xét. - GV tổng hợp. I. CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NL - Đây là hai đoạn văn nghị luận cùng viết về một chủ đề, cùng viết về một nội dung. Tuy nhiên mỗi đoạn lại có cách dùng từ ngữ khác nhau. - Đ(1) dùng từ thiếu chính xác, không phù hợp vói đối tượng được nói tới. Đó là những từ ngữ: nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh. - Đ(2) cũng còn mắc một số lỗi về dùng từ. Tuy nhiên, ở đoạn văn này đã biết cách trích lại các từ ngữ được dùng để nó chính xác cái thần trong con người Bác và thơ Bác của các nhà nghiên cứu, các nhà thơ khác làm cho văn có hình ảnh sinh động, giàu tính thuyết phục. - Các từ ngữ: linh hồn Huy Cận; nỗi hắt hiu trong cõi trời; hơi gió nhớ thương; một tiếng địch buồn; sáo Thiên Thai; điệu ái tình; lời li tao...được sử dụng đều thuộc lĩnh vực tinh thần, mang nét nghĩ chung: u sầu, lặng lẽ rất phù hợp với tâm trạng Huy Cận trong tập Lửa thiêng. - Các từ ngữ giàu tính gợi cảm (đìu hiu, ngậm ngùi dài, than van, cảm thương) cùng với lối xưng hô đặc biệt (chàng) và hàng loạt các thành phần chức năng nêu bật sự đồng điệu giữa người viết (Xuân Diệu) với nhà thơ Huy Cận. - Bài tập yêu cầu sửa chữa lỗi dùng từ trong đoạn văn: + Các từ ngữ sáo rỗng, không phù hợp với đối tượng: Kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác,... + Dùng từ không phù hợp với phong cách văn bản chính luận: viết như nói, quá nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: người ta ai mà chẳng, chẳng là gì cả, phát bệnh. II. CÁCH SỬ DỤNG VÀ KẾT HỢP CÁC KIỂU CÂU TRONG VĂN NGHỊ LUẬN - Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong hai đoạn văn: + Đ(1) câu trần thuật, có sự kết hợp câu ngắn, câu dài. + Đ(2) câu câu đơn, câu ghép, câu ngắn, câu dài, câu hỏi, câu cảm thán... - Việc sử dụng kết hợp các kiểu câu trong đoạn văn khiến vệc diễn đạt hấp dẫn, linh hoạt, lập luận chặt chẽ, hài hòa giữa lí lẻ và cảm xúc, tạo nhịp điệu cho đoạn văn. - Đ(2) sử dụng tu từ cú pháp giúp người viết thể hiện rõ thái độ, tình cảm. - Trong bài viết nên sử dụng một số pháp tu từ cú pháp để phong phú, linh hoạt, tăng sắc thái tình cảm: + Lặp cú pháp. + Chêm xen, lệt kê,... III. XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN - Đối tượng bình luận và nội dung cụ thể của hai đoạn văn khác nhau; + Đ(1) chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp. Thái độ này được thể hiện qua cách xưng hô, sử dụng các câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự như nhau. + Đ(2) Nguyễn Minh Vĩ được diễn đạt theo kiểu nêu phản đề: nêu ý kiến đối lập rồi ngay lập tức bác bỏ và nêu ý kiến của mình. Cách hành văn như vậy tạo không khí đối thoại, trao đổi đồng thời cũng khẳng định sự trả lời dứt khoát của tác giả. Cách xưng hô ở đây cũng khác. Đó là cách xưng hô thân mật (anh). - Sự khác biệt giọng điệu đầu tiên là do đối tượng bình luận, quan hệ giữa người viết với nội dung bình luận khác nhau. Sau đó, về phương diện ngôn ngữ, cách dùng từ ngữ, cách sử dụng kết hợp các kiểu câu... cũng tạo nên sự khác nhau đó. - Đ(1) sử dụng câu khẳng định dứt khoát, câu hô hào, thúc giục; kết hợp nhiều kiểu câu, sử dụng kết hợp câu ngắn, câu dài một cách hợp lí. Giọng văn thể hiện sự hô hào, thúc giục đầy nhiệt huyết. - Đ(2) sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm xúc, nhiều thành phần đồng chức năng, thành phần biệt lập, tạo giọng văn giàu cảm xúc. -> Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở các phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể. III. LUYỆN TẬP Bài tập 1: - Đ(1): sử dụng từ chính xác với nhiều từ ngữ chính trị. Câu có sử dụng biện pháp tu từ cú pháp với những câu ngắn để nhấn mạnh những điều khẳng định… - Đ(2) sử dụng từ ngữ rất tài hoa. Sử dụng kiểu câu lặp cú pháp, song hành cú pháp… - Đ(3) sử dụng nhiều từ tương phản. Sử dụng kiểu câu song trùng… Bài tập 2: - Đề a nên viết với giọng rắn rỏi, tràn ddaayd tâm huyết. - Đề b nên kết hợp giọng nghiêm túc, trang nghiệm và giọng châm biếm, phê phán. - Đề c nên viết với lối song hành để làm rõ thành công – thất bại 4. Củng cố: Nhắc lại cách làm bài 5. Hướng dẫn tự học: - Theo em cách sử dụng từ ngữ như thế nào trong bài văn nghị luận để đạt hiệu quả cao nhất? - Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận? - Đọc và soạn bài Ông già và biển cả IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 83,84 SỐ PHẬN CON NGƯỜI (Trích – Sô-Lô-Khốp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Chiến tranh, số phận con người và nghị lực vượt qua số phận. - Chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhìn chiến tranh một cách toàn diện, chân thực. - Đặc sắc nghệ thuật kể chuyện và phân tích tâm trạng nhân vật 2. Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn tự sự, truyện dịch). 3. Thái độ: Trân trọng số phận con người và tố cáo chiến tranh phi nghĩa. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm… 2. Học sinh: Đọc và soạn bài… III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - Những nét chính về Mi-khai-in Sô- lô-khốp? - HS trình bày hoàn cảnh ra đời tác phẩm. HĐ2 - Hiểu biết của em về chiến tranh và số phận con người khi có chiến tranh? - GV cho: + Tổ 1,2,3 tìm hiểu người lính Xô-cô-lốp (quá khứ dày vò anh như thế nào? những giọt nước mắt vô thức trong đêm cho ta biết điều gì?) - HS thảo luận nhóm: trình bày, nhận xét. + Tổ 4 tìm hiểu chú bé Va-ni-a? (Bé Vania có hoàn cảnh như thế nào? Hoàn cảnh đó gợi cho em những suy nghĩ gì?) - HS thảo luận nhóm: trình bày, nhận xét. *GV những mất mát do chiến tranh gây ra: - Những bất hạnh trong cuộc sống con người. - Câu truyện mở đầu bằng cuộc gặp gỡ của nhân vật người kể chuyện (tác giả) với Xôcôlốp (46 tuổi) và bé Vania (5, 6 tuổi) tại một bến đò vào mùa xuân 1946. Anh lái xe kể cho tác giả nghe về cuộc đời đau khổ của mình và Vania. - Nghị lực của hai nhân vật? - HS trao đổi nhanh và trình bày. - GV giảng thêm về tính cách Nga và thái độ của tác giả: + Kiên cường, nhân hậu. + Số phận con người phụ thuộc vào bản thân con người. Cần có tình thương, nghị lực để vượt qua số phận bi đát. + Thái độ cảm thông, chia sẻ. - Nghệ thuật tiêu biểu? - HS trình bày và bổ sung. - Gía trị của văn bản? - HS trình bày, GV tổng hợp. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Mi-khai-in Sô- lô-khốp (1905 – 1984), nhà văn Nga Xô viết; - Giải Nô-ben Văn học năm 1965; - Được coi là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỉ XX. 2.Tác phẩm: Số phận con người được viết năm 1957, mười hai năm sau khi thế giới lần thứ hai kết thúc. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung: a. Chiến tranh và thân phận con người: - Người lính Xô-cô-lốp với những đau đớn về thể xác và tinh thần dường như không thể nào vượt qua nỗi: + Đi lính, bị thương, bị đọa đày trong trại tập trung; + Vợ và hai con gái chết vì bom phát xít, con trai cũng đi lính và hi sinh đúng ngày chiến thắng; + Sau chiến tranh, Xô-cô-lốp không biết đi đâu, về đâu. - Chú bé Va-ni-a: + Lang thang, rách rưới, hằng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, ban đệm bạ đâu ngủ đó; + Cha chết trận, mẹ chết bom, không biết quê hương, không người thân thích. b. Nghị lực vượt qua số phận: - Xô-cô-lốp chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh, tự nhận mình là bố Va-ni-a, sung sướng trong tình cảm cha con, chăm lo cho Va-ni-a từng cái ăn, cái mặc, giấc ngủ. - Va-ni-a vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ. => Tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xô Viết thời hậu chiến: lòng nhân hậu, vị tha, sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai. 2. Nghệ thuật: - Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật. - Lời kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn. - Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc. 3. Ý nghĩa văn bản: Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận. 4. Củng cố: Ghi nhớ sgk 5. Hướng dẫn tự học: - Đọc nhiều lần đoạn cuối: “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ […] những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lan trên má anh” để thấy được ý chí và nghị lực, niềm tin ở tương lai của người dân Xô viết sau chiến tranh cũng như bút pháp trữ tình đằm thắm của Sô-lô-khốp. - Đọc và soạn bài: ông già và biển cả. IV. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt tuần 29 - 11/02/2011 P.HT

File đính kèm:

  • docGA 12 T29.doc
Giáo án liên quan