Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 3 năm 2007

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

* Nắm được quan điểm sáng tác VH của HCM

* Qua sự VH lớn lao của HCM, hiểu Người là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hiểu được những nét lớn về phong cách NT của HCM.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

* SGK, SGV

*Thiết kế bài học

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

: 1. Kiểm tra bài cũ:

Hãy nêu rõ những cách cảm thụ VH? Cách cảm thụ VH nào là cơ bản nhất, tốt nhất?

2. Giới thiệu bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 3 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác giả nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh a. Mục tiêu bài học: Giúp HS: * Nắm được quan điểm sáng tác VH của HCM * Qua sự VH lớn lao của HCM, hiểu Người là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.. Hiểu được những nét lớn về phong cách NT của HCM. B. phương tiện thực hiện * SGK, SGV *Thiết kế bài học C. tiến trình dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu rõ những cách cảm thụ VH? Cách cảm thụ VH nào là cơ bản nhất, tốt nhất? 2. Giới thiệu bài mới: Phương pháp Nội dung cần đạt GV: Gọi HS đọc SGK Tr3 GVH: Anh (chị) hãy cho biết vài nét về tiểu sử của tác giả Hồ Chí Minh ? GVH: Dựa vào SGK, em hãy tóm tắt thật ngắn gọn các quan điểm sáng tác của tác giả ? GVH: Em hãy nêu tóm tắt các thể loại chính trong sự nghiệp văn học của tác giả ? GVH:Văn chính luận ? GVH: Truyện và kí ? GVH: Thơ ca ? GVH: Phong cách nghệ thuật Văn Chính luận ? GVH: Phong cách nghệ thuật Truyện và kí ? GVH: Phong cách nghệ thuật thơ ca ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết đọc phần V và nêu nhận xét ? GV: lần lượt gọi HS trả lời câu hỏi từng phần đã học. GVH: Có mấy quan điểm sáng tác, những nét nổi bật của sự nghiệp văn chương? I. Đôi nét về tiểu sử: * Nguyễn ái quốc - Hồ chí minh có tên gọi là Nguyễn Sinh Cung, hay Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/05/1890. * Quê: Kim Liên- Nam đàn-Nghệ An. Cha: cụ Nguyễn Sinh Sắc, mẹ : bà Hoàng Thị Loan. Xuất thân: gia đình nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân. Cha và anh chị đều tham gia hoạt động CM * Lúc nhỏ: người là 1 học trò thông minh, chăm chỉ học tập, sớm giác ngộ cách mạng và có tinh thần yêu nước, thương dân. * Lớn lên: Người theo cha vào Huế học tại trường quốc học, sau đó dạy học ở trương Dục Thanh. * Từ năm 1911-1941: Người ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài (Pháp, Trung Quốc, Thái Lan...) * Tháng 2/1941: Người về nước hoạt động * Năm 1945: Người lãnh đạo cách mạng T8 thành công (đọc Tuyên ngôn độc lập) * Năm 1946: Người được bầu là chủ tịch nước VNDCCH * Ngày 2-9-1969: Người qua đời * Năm 1990: Người được suy tôn là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn. II. Quan điểm sáng tác văn học Có 03 quan điểm sáng tác: 1, HCH xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng... VD: Vi hành, TNDL, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến... 2, HCM đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức -> nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: viết cho ai? viết để làm gì? viết cái gì ? cách viết thế nào? VD: Vi hành, TNĐL, gửi nông dân, tặng Bùi Công 3, HCM luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật... VD: Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù tập leo núi… III, Sự nghiệp văn học 1, Văn chính luận a, Những tác phẩm tiêu biểu Bản án chế độ thực dân Pháp, TNĐL, Lời kêu gọi toàn quốc… b, Giá trị: Những TP văn CL chủ yếu với mục đích đấu tranh CT nhằm tiến công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ CM qua những chặng đường lịch sử. 2, Truyện & kí a, Tập Truyện & kí NAQ (1922-1925) Các truyện và kí: Pari, Lời than …bà Trưng Trắc, Vi hành… b,Giá trị: + Phê phán bọn thực đân cướp nước, bọn PK phản động tay sai của thực dân, ngợi ca những tấm gương yêu nước và CM của dân tộc. Qua đó thể biểu hiện tình cảm yêu nước và CM sôi nổi, lòng căm thù sâu sắc bọn cướp nước và bán nước. + Truyện cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo... 3, Thơ ca: 3 tập (gồm những bài thơ ở thời kì trước và sau CM) : Nhật kí trong tù(1942-1943): 133 bài; Thơ HCM (1967): 86 bài. Thơ chữ Hán HCM (1990): 36 bài + Gợi lại chân thực và xúc động thời kì hoạt động bí mật, tham gia trực tiếp vào nhiệm vụ tuyên truyền CM. VD: Tức cảnh Pác Bó, Ca sợi chỉ, Bài ca du kích... + Thể hiện tấm lòng yuê nước sâu nặng, tình cảm động viên và ngợi ca sức mạnh quân dân trong chiến đấu, niềm vui trước thắng lợi ở chiến trường của Bác VD: Cảnh khuya, Rằm tháng riêng, Đi thuyền trên sông Đáy… + những bài cổ thi thâm thuý với tứ thơ mở ra phóng khoáng trên nhiều đề tài: VD: Thu dạ, Nguyên tiêu, Đăng sơn... IV.Vài nét về phong cách nghệ thuật 1, Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện VD: Bản án chế độ thực dân Pháp, TNĐL... 2, Truyên và kí Chủ động sáng tạo: có khi là lối kể chân thực, tạo khoảng không gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm, thâm thuý và tinh tế. Truyện có chất trí tuệ và tính hiện đại. VD: Vi hành, Lời than vãn..., Đồng tâm nhất trí,... 3, Thơ ca: phong cách đa dạng Cổ thi: hàm súc, uyên thâm Thơ hiện đại: nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ CM V. Kết luận: T12 D. Củng cố: 1, Ba quan điểm sáng tác VH 2, Sự nghiệp VH * Văn chính luận, Truyện & kí, Thơ ca 3, PCNT của Bác cũng xét trên 3 lĩnh vực E. Hướng dẫn học bài 1, Học kỹ các phần II, III, IV 2, Soạn bài Vi hành (đọc kĩ truyện) Lưu ý: * Trả lời những câu hỏi SGK * Tìm hiểu thêm hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác, nhan đề, kết cấu, bố cục.

File đính kèm:

  • doctuan 3.doc