A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
-Nhận thức được sự trong sáng là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta. Phẩm chất đó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau.
-Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông; có thói quen rèn luyện kỹ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; biết phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt.
B.PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp: đọc, chọn tìm chi tiết, khái quát ý.
- Đàm thoại, phát vấn, phát hiện, lý giải.
- Thảo luận nhóm.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp – Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
3. Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10536 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 3, tiết: 5: Tiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Ngày soạn: 23.8.2008
Tiết: 5 Ngày dạy: 26.8.2008
Tiếng Việt:
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
-Nhận thức được sự trong sáng là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta. Phẩm chất đó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau.
-Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông; có thói quen rèn luyện kỹ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; biết phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt.
B.PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp: đọc, chọn tìm chi tiết, khái quát ý.
- Đàm thoại, phát vấn, phát hiện, lý giải.
- Thảo luận nhóm.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp – Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Tìm hiểu sự trong sáng của tiếng Việt
HS đọc phần I. SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu các nội dung về sự trong sáng của tiếng Việt.
(Chuẩn mực về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn…)
Dựa vào VD trong SGK, hãy cho biết việc dùng sai những yếu tố nào có thể dẫn đến lời văn không trong sáng?
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, ta còn cần ý thức điều gì?
Do đâu mà có “tạp chất” “xâm nhập vào tiếng ta”? (Do sự vay mượn ngay cả khi không cần thiết)
Hướng dẫn HS phân tích VD trong SGK.
Nhận xét, kết luận.
Cho HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản về sự trong sáng của tiếng Việt, thái độ sử dụng.
Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK
Bài 1: đối với các từ dùng cho mỗi nhân vật, GV gợi ý để HS nhớ lại những chi tiết tiêu biểu trong Truyện Kiều gắn với từng nhân vật. Từ đó thấy được sự chuẩn xác của việc dùng các từ ngữ đó.
Bài 2: hướng dẫn HS trình bày tại lớp.
Bài 3: về nhà.
I.SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT:
1.Sự trong sáng của tiếng Việt được bộc lộ ở hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc đó.
-Nói viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc sẽ đảm bảo được sự trong sáng của lời nói và ngược lại.
-Không phủ nhận sự chuyển đổi linh hoạt, sáng tạo.
VD: trong câu câu thơ:
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
" Các từ lưng, áo, con không nằm ngoài quy tắc chuyển nghĩa của từ theo phép ẩn dụ nên vẫn diễn tả được ý tình của tác giả.
2.Sự trong sáng không dung nạp tạp chất.
-Sự vay mượn tiếng nước ngoài là cần thiết nhưng chỉ nên vay mượn những từ mà tiếng ta chưa có.
-Không quá lạm dụng tiếng nước ngoài.
3.Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói. Nói năng thô tục, thiếu văn hóa là làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt.
VD: SGK /33
" Sự ứng xử văn hóa, lịch sự của các nhân vật ngay trong hoàn cảnh thiếu thốn, vất vả.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thực chất là yêu quý tiếng mẹ đẻ, thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, bảo vệ tài sản vô giá của quốc gia.
Ghi nhớ: SGK /33
LUYỆN TẬP:
1.Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ:
Kim Trọng: rất mực chung tình
Thúy Vân: cô em gái ngoan
Hoạn Thư: bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.
Thúc Sinh: sợ vợ
Tú Bà: màu da nhờn nhợt
Mã Giám Sinh: mày râu nhẵn nhụi
Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng
Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề xoen xoét
3.Nhận xét:
Microsof là tên một công ty nên cần dùng
File có thể chuyển thành tệp tin
Hacker: kẻ đột nhập trái phép vào hệ thống máy tính
Cocoruder là danh từ tự xưng nên có thể giữ nguyên.
4.Củng cố:
Nhắc lại các nội dung cơ bản của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
5.Dặn dò:
Học bài. Hoàn thiện các bài tập trong SGK.
Chuẩn bị làm bài viết số 1.
+Kỹ năng làm văn nghị luận.
+Các kiến thức về đời sống xã hội.
D.Rút kinh nghiệm: Dành thời gian nhiều hơn cho phần luyện tập.
File đính kèm:
- giu gin su trong sang cua tieng Viet(2).doc