A- MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Giúp HS:
1. Bằng bút pháp trào phúng, tác giả đã phê phán 1 cách đích đáng cái lố lăng, kệch cỡm của Khải Định trong chuyến sang Pháp
2. Nhiệt tình yêu nước của NAQ thể hiện trong tác phẩm.
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
* SGK, SGV
* Thiết kế bài học
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Quan điểm sáng tác VH của HCM được biểu hiện qua những điểm chủ yếu nào? Cho VD?
2. Giới thiệu bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 4 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vi hành
A- Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
1. Bằng bút pháp trào phúng, tác giả đã phê phán 1 cách đích đáng cái lố lăng, kệch cỡm của Khải Định trong chuyến sang Pháp
2. Nhiệt tình yêu nước của NAQ thể hiện trong tác phẩm.
B- phương tiện thực hiện
* SGK, SGV
* Thiết kế bài học
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Quan điểm sáng tác VH của HCM được biểu hiện qua những điểm chủ yếu nào? Cho VD?
2. Giới thiệu bài mới:
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho HS đọc phần tiểu dẫn SGK Tr 13)
GVH: Anh (chị) hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác ? mục đích sáng tác của tác phẩm ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết nhânvật KĐ được miêu tả như thế nào trong con mắt của cặp thanh niên Pháp ?
GVH: Việc tạo ra tình huống nhầm lẫn của tác giả có giá trị như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết chính quyền Pháp đã có mục đích, thái độ như thế nào với những người việt (thể hiện qua giả địnhcủa tác giả ) ?
GVH: Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả dưới nội dung một bức thư ?
GVH:Anh (chị) hãy cho biết gia trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ?
I. Tìm hiểu chung
1, Hoàn cảnh và mục đích sáng tác
a, Hoàn cảnh: Năm 1923, vua Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mac xây
b, Mục đích:
+ Vạch mặt KĐ: ngu đốt, lố lăng, bù nhìn, vô dụng.
+ Tố cáo những thủ đoạn xảo trá của thực dân Pháp
2, Nhan đề, kết cấu.
a, Nhan đề:
Vi hành (Incognito) -> không ai biết, dùng tên giả -> mỉa mai, châm biếm Khải Định. Dùng chữ đế vương đánh vào..
b, Kết cấu:
+ Câu chuyện được kể dưới hình thức 1 bức thư của tác giả gửi cho cô em họ. =>Tác giả tạo ra tình huống nhầm lẫn.
+ Sau cùng tác giả đưa ra 1 loạt giả định về hành động vi hành của KĐ
II. Nội dung chính
1, Bộ mặt thực của Khải Định.
HSTL&PB
Nhân vật chính là KĐ: không có mặt
Đôi nam nữ người Pháp đã nhầm tác giả với KĐ đi vi hành
-> Nhằm mục đích:
* Giữ được thái độ khách quan của người kể chuyện và dựng được chân dung của nhân vật mà không cần cho nhân vật xuất hiện :
+ Hình dáng, trang phục:
Cái chụp đèn...
Các ngón tay đeo đầy nhẫn, mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng, đeo lên người cả bộ lụa là...
+ Thái độ: nhút nhát, lúng túng.
+ Tư cách đạo đức: vi hành lén lút, chơi bời xa xỉ, bừa bãi.
Đặc biệt đoạn: “Tôi không được rõ... công tử bé” T15
-> Tính chất châm biếm, đả kích rất rõ qua 1 loạt những giả định: vạch trần hành vi xấu xa của KĐ và tố cáo chính sách thuộc địa của thực dân Pháp
Như vậy KĐ chỉ là 1 trò giải trí rẻ tiền, là con rối trong tay người Pháp: “ích cho chúng ta lăm đấy... kí giao kèo thuê đấy.”
ốTác giả đặt KĐ dưới con mắt của những thanh niên Pari hiện đại đang háo hức những trò giải trí mới lạ, khiến cho bộ dạng tên vua bù nhìn đã lố bịch lại càng trở lên hài hước lố bịch hơn.
2, Bộ mặt của chính quyền thực dân
* Âm mưu của TDP khi đưa KĐ sang là: lừa bịp nhân dân Pháp về sự thật bẩn thỉu của cái gọi là “khai hoá, bảo hộ” mà chúng đang thi hành ở Đông Dương => KĐ là con bài chính trị....
Với lòng dũng cảm, NAQ đã vạch trần bộ mắt thật của chính quyền TD ngay tại đát nước chúng. Bằng giọng văn châm biếm, đả kích, hài hước, tác giả đã dưa ra những giả định chết người.
+ uống nhiều rượu cồn, thuốc phiện…
+ Bị mật thám theo dõi…tự do ngôn luận ? “Cái vui nhất.... đối đãi như thế”
* Giữ được thái độ khách quan...
* Có tác dụng lật tẩy những hành vi xấu xa của bọn thực dân Pháp đối với những người VN trên đất Pháp:
-> Đoạn văn rất mực tài hoa vừa đùa, vừa thật, tưởng như nâng lên chính là dập xuống trong nụ cười vui, đả rất hiểm vào chế độ mật thám.
Tóm lại: Bằng cách tạo ra tình huống nhầm lẫn, tác giả đạt tới 2 hiệu quả: châm biếm sâu sắc và tạo được sức thuyết phục cao đối với người đọc (người Pháp)
3, Nghệ thuật
HSĐ&TL:
HSPB: Dùng hình thức viết thư (gửi cho cô em họ):
Đây không phải là 1 biện pháp NT mới mẻ nhưng đã đem đến cho tác phẩm nhiều hiệu quả thẩm mỹ độc đáo:
* Đổi giọng và chuyển cảnh linh hoạt:
+ Giọng tự sự khách quan -> trữ tinh thân mật
+ Chuyển cảnh này sang cảnh khác, chuyện nọ sang chuyện kia.
VD: Cảnh xe điện ngầm -> quê nhà
Chuyện cải trang của vua Thuấn, vua Pie -> chuyện vi hành của những ông hoàng, bà chúa...
* Liên hệ tạt ngang, so sánh thoải mái, châm biếm nhiều đối tượng 1 lúc.
+ Từ câu chuyện vi hành của KĐ -> đủ thứ phán đoán, giả định về hành vi bất chính và tư cách dơ dáy của y
+ Từ chỗ đả kích KĐ -> mỉa mai tính chất bịp bợm của thực dân Pháp.
4, Tổng kết
1, GTNT
+ Kết hợp nhuần nhuyễn hài hoà giữa CT và NT trong 1 loại hình văn chương tuyên truyền
+ PCNT độc đáo, ngắn gọn, giàu chất trí tuệ và hiện đại
2, GTND
+ Phê phán KĐ, tố cáo thực dân Pháp. Tác giả bày tỏ nỗi đau xót, tủi nhục của người dân mất nước, xa xứ.
+ Truyện ngắn phảm phong, phản đế đặc sắc thuộc loại sớm nhất trong VHVN.
D Củng cố:
Tác phẩm Vi Hành:
* Mục đích:+ Vạch mặt KĐ ngu dốt, lố lăng, bù nhìn
+ Tố cáo những thủ đoạn xảo trá của thực dân Pháp
*Nội dung: + Viết về KĐ đi vi hành lén lút, chơi bời xa xỉ
+ Tố cáo TDP: chính sách thuộc địa, chế độ mật thám
*Nghệ thuật: + Tạo tình huống nhầm lẫn
+ Dung hình thức viết thư
E. Hướng dẫn học bài:
1, PT được NT châm biếm độc đáo, sáng tạo (đưa được 1 số dẫn chứng tiêu biểu)
2, Đọc, soạn: Nhật ký trong tù theo câu hỏi SGK.
Chiều tối
A- Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
1. Giúp học sinh hiểu được nội dung cơ bản và những dặc sắc chủ yếu về hình thức thể hiện và PCNT cuả NKTT để từ đó có phương hướng đúng đắn PT những bài thơ rút ra từ tập nhật ký được chọn giảng trong chương trình ?
2. Cho HS thấy mấy nét chấm phá tả cảnh chiều tối mênh mông mà đầm ấm. Từ đó phân tích tâm hồn cao rộng, lòng yêu cảnh thương người của tác giả.
B- phương tiện thực hiện
* SGK, SGV
* Thiết kế bài học
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: PT nghệ thuật châm biếm động đáo, sáng tạo của truyện ngắn Vi hành?
2. Giới thiệu bài mới:
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GVh: Anh (chị) hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Nhật kí trong tù ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết giá trị nội dung của tập thơ ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết giá trị nghệ thuật của tập thơ ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết ở câu 1 tác giả phác hoạ hình ảnh gì? ý nghĩa của hình ảnh ấy?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết Sang câu 2, tác giả phác hoạ tiếp hình ảnh chòm mây. Hình ảnh ấy được phác hoạ như thế nào? Gợi nên trong em những cảm tưởng gì ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết Tác giả khắc hoạ hình ảnh cô em xóm núi như thế nào? Qua hình thức NT gì ?
GVKQ: Giá trị nghệ thuật
+ Hồn nhiên giản dị
+ Màu sắc cổ điển + hiện đại, chất chiến sĩ+ thi sĩ, chất thép + tình
I. Giới thiệu chung
1, Tập thơ Nhật kí trong tù.
a, Hoàn cảnh: Tháng 8….
B, Đặc điểm nhật ký:
NKTT -> NK = Thơ (ghi chép những sự thật khách quan, chủ yếu ghi chép diễn biến nội tâm người viết).
C, Giá trị tác phẩm
* Giá trị nội dung:
- Ghi lại một cách chân thực bộ mặt đen tối và nhem nhuốc của chế độ nhà tù cũng như của XHTQ thời Tưởng Giới Thạnh (1942-1943)
+ Chế độ nhà tù tàn bạo đối với tù nhân, bắt người, giam người vô lý, bọn quan lại, cai ngục hết sức thối nát.
VD: Cái cùm, Bốn tháng rồi, Cháu bé trong nhà …
+ XHTQ bất công vô nhân đạo
VD: Cảnh binh khiêng lợn cùng đi, Phu làm đường....
- Thể hiện tâm hồn phong phú cao đẹp của người tù vĩ đại (chân dung tự hoạ con người tinh thần của chủ tịch HCM)
+ Vừa kiên cường bất khuất, vừa mềm mại tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên và lòng người
VD: Bài đề từ, Nghe tiếng giã gạo, 4 bài ở SGK, Người bạn tù …
+ Vừa ung dung tự tại, vừa nóng lòng sốt ruột, khắc khoải ngóng trời tự do, mòn mắt nhìn về Tổ Quốc
VD: Trên đường đi, Không ngủ được, Mới ra tù tập leo núi...
+ Vừa đầy lạc quan tin tưởng, vừa trằn trọc lo âu.
VD: Giải đi sớm, Trời hửng, Trung thu...
* Giá trị nghệ thuật
NKTT thể hiện sâu đậm PCNT thơ HCM
+ Tập thơ viết theo nhiều bút pháp # nhau: Tả thực, trữ tình, lãng mạn, châm biếm hài hước
VD: 4 bài ở SGK…
+ Thơ có màu sắc cổ điển nhưng vẫn thể hiện tinh thần thời đại:
+ Màu sắc cổ điển:
+ Giàu tình cảm đối với thiên nhiên. Thiên nhiên được cảm thụ theo 1 quãng đường riêng và thể hiện theo 1 bút pháp riêng.
+ Hình tượng nhân vật trữ tình ung dung, nhàn nhã, tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên, vũ trụ.
VD: 4 bài ở SGK, Ngắm trăng, Lên núi...
+ Tinh thần thời đại:
+ Hình tượng thơ luôn luôn vật động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai.
+ Trong quan hệ với thiên nhiên, con người là chủ thể
+ Tinh thần dân chủ thể hiện sâu sắc ở đề tài, tư tưởng...
VD: 4 bài ở SGK, Cột cây số, Nghe tiếng giã gạo...
* Nhiều tứ thơ được thể hiện rất sáng tạo, nhiều hình ảnh gợi cảm
VD: Cảnh chiều hôm, Ngắm trăng...
* Thể thơ tứ tuyệt được sử dụng rất thành thục, tạo lên vẻ đẹp vừa hàm súc, vừa linh hoạt, tài hoa.
2, Bài thơ chiều tối
A, Xuất xứ: Bác chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây -> Thiên Bảo
B, Chủ đề, thể loại.
II, Nội dung chính
1. Hai câu đầu:
+ Cánh chim: mỏi mệt, về rừng tìm chốn ngủ
-> Một nét phác hoạ cảnh vật biểu hiện được không gian núi rừng nhưng cũng mang ý nghĩa thời gian. Chim về tổ báo hiệu trời tối
=> Cách cảm nhận thời gian mang tính truyền thống
(Liên hệ ca dao; Truyện Kiêu, T.giang...)
+ Chòm mây: lẻ loi, lững lờ trôi giữa không gian rộng lớn của trời chiều (bản dịch chưa sát: thiếu từ cô;chưa sát nghĩa từ mạn mạn)
-> Có hồn, mang tâm trạng: buồn bã, cô đơn
Bầu trời có chim, có mây nhưng mây lẻ loi,chim mệt mỏi, lại đang trong cảnh ngộ chia lìa.
ố Như vậy bằng những từ ngữ, hình ảnh rất gợi tả và biểu cảm đặc sắc nhà thơ đã miêu tả cảnh chiều tối nơi miền sơn cước lạ. Đó là cảnh vật thoáng mang vẻ buồn, mỏi mệt và đơn chiếc. Điều này phản ánh được tâm trạng của người nhìn cảnh : 1 người tù ở nơi xa xứ đang bị giải đi từ nơi này sang nơi khác: mỏi mệt, buồn, cô đơn .ở đây có sự tương đồng hoà hợp giữa người và cảnh (Hai câu thơ mang màu sắc cổ điển)
2, Hai câu cuối
Từ cảnh vật thiên nhiên -> cảnh sinh hoạt của con người => 1 cảnh lao động bình dị của đời thường:“Cô em xóm núi…rực hồng”
-> Tác giả dùng điệp ngữ liên hoàn để diễn tả sự chuyển động theo vòng tròn của cối xay ngô đồng thời ghi nhận đức tính cần mẫn của cô gái lao động.
Hình ảnh cô gái đến với nhà thơ 1 cách rất tự nhiên và trở thành hình ảnh trung tâm, khoẻ khoắn, trẻ trung-> Chất hiện đại trong thơ Bác.Hình ảnh lò than rực hồng:Dùng cái sáng để nói cái tối -> rất tự nhiên(Câu dịch làm mất vẻ hàm xúc của thơ Đường)
Như vậy sự xuất hiện hình ảnh người thiếu nữ LĐ bên lò than rực hồng đã đem lại niềm vui, sức sống, đem lại ánh sáng, sự ấm áp và khát khao cuộc sống gđ. Nó sưởi ấm lòng Bác làm vợi đi sự cô đơn mệt mỏi.
III. Tổng kết
File đính kèm:
- tuan 4.doc