Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 7, tiết 18, 19: Tây tiến của Quang Dũng - Trường THPT Cầu Ngang

A. Mục tiêu bài học :

Giúp hs :

- Cảm nhận được hình ảnh người lính TâyTiến hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây trong bài thơ.

- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu.

B. Phương tiện thực hiện :

- SGK, SGV chân dung nhà thơ.

- Sách học tốt, thiết kế giáo án.

C. Cách thức tiến hành :

- Phương pháp : đọc hiểu, gợi tìm, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi

- Tích hợp : Đồng chí – Chính Hữu, Nhớ – Hồng Nguyên

D. Tiến hành dạy học :

I. Ổn định: Kiểm tra sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ :

? Cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?

III. Giới thiệu bài mới :

Trong vh thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp có rất nhiều bài thơ viết về lính rất hay, có ấn tượng sâu sắc với người đọc. Một trong những bài thơ hay nhất là TÂY TIẾN của Quang Dũng

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 7, tiết 18, 19: Tây tiến của Quang Dũng - Trường THPT Cầu Ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :7 Tiết: 18, 19 Ngày soạn : 29/9/08 Giáo án 12 Chuẩn Văn bản TÂY TIẾN Quang Dũng ************************ A. Mục tiêu bài học : Giúp hs : - Cảm nhận được hình ảnh người lính TâyTiến hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây trong bài thơ. - Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu. B. Phương tiện thực hiện : - SGK, SGV chân dung nhà thơ. - Sách học tốt, thiết kế giáo án. C. Cách thức tiến hành : - Phương pháp : đọc hiểu, gợi tìm, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi - Tích hợp : Đồng chí – Chính Hữu, Nhớ – Hồng Nguyên … D. Tiến hành dạy học : I. Ổn định: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ : ? Cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ? III. Giới thiệu bài mới : Trong vh thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp có rất nhiều bài thơ viết về lính rất hay, có ấn tượng sâu sắc với người đọc. Một trong những bài thơ hay nhất là TÂY TIẾN của Quang Dũng HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT ( Gọi hs đọc sgk phần tiểu dẫn ) Đây là nhà thơ QD ( Cho hs xem ảnh nhà thơ ) ? Em đã tìm hiểu nhà thơ qua phần tiểu dẫn. Hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm tiêu biểu của ông? ?Hãy cho biết nhan đề, ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác và nguồn gốc xuất thân của người lính TT? ? Nguồn gốc xuất thân của người lính TT có giống người lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu không ? Tại sao? Thể loại thơ 7 chữ thể hành ? Ở ct Ngữ văn THCS, THPT em có bài thơ nào sáng tác theo thể loại này ? Tg là ai ? ? Mục đích sáng tác của nhà thơ ntn ? HS : Ghi lại những kỉ niệm một thời của người lính. Kỉ niệm về tình quân dân và cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. ( Gọi hs và GV cùng đọc thật tốt bài thơ ) ? Hãy tìm bố cục và ý chính của mỗi đoạn ? - Đoạn 1 ( 14 câu đầu ) Cảm hứng về cuộc hành trình gian khổ trên cái nền của núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dôi. - Đoạn 2 ( câu 15 – 22 ) : Những kỉ niệm vui của người lính TT. - Đoạn 3 ( câu 23 – 30 ) : Cảm hứng bi tráng về cuộc đời người lính TT gian khổ hi sinh và anh dũng - Đoạn 4( 4 câu cuối ): Khẳng định lí tưởng chiến đấu và tình cảm đồng đội. ? Đọc và phát biểu chủ đề bài thơ ? ? Cả bài thơ là một nỗi nhớ nên hai câu đầu tg thể hiện tình cảm gì ? Nó thể hiện qua những chi tiết nào ? ? Em suy nghĩ gì khi nhà thơ sử dụng từ “ chơi vơi” để diễn tả nỗi nhớ ? Nhớ chơi vơi là nỗi nhớ ntn? ( Ca dao : Ra về nhớ bạn chơi vơi ). ? QD nhớ gì đến nỗi chơi vơi? ? Chi tiết nào gợi ấn tượng sâu sắc về thiên nhiên TB và đường hành quân của người lính TT? ? Nghệ thuật nổi bật của 4 câu thơ là gì ? Nó diễn tả dốc núi ntn? * MÔ HÌNH THANH ĐIỆU trong 4 câu thơ: “ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” . ( Chinh phụ ngâm có câu : “ Hình khe thế núi gần xa Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao”) ? Nếu 3 câu thơ đầu nhiều thanh trắc thì các em quan sát câu thơ thứ 4 xem tg sử dụng thanh gì? Tác dụng của nó ntn? ? Với những chi tiết thác gầm cọp dữ sẽ to âvẽ thêm cảnh rừng núi ở đây ntn ? Những địa danh nào được đề cập đến trong đoạn thơ này ? Để làm gì ? ? Từ đấy ta thấy đường hành quân của người lính ra sao? ? Nghệ thuật và nội dung 2 câu thơ “ Anh bạn … quên đời”? ? Có một bài hát rất quen viết về khí thế một thời của đoàn vệ quốc quân có 4 câu nổi tiếng là gì ? ( Đoàn vệ …không nguôi) “ Anh nắm tay em … mùi hương” ( THCT – CLV ) ? Hãy sơ kết nội dung, nghệ thuật đoạn thơ ? ( HS đọc đoạn thơ ) ?Hãy cho biết nhà thơ đã tái hiện những kỉ niệm gì của người lính qua khổ thơ này ?Phân tích các hình ảnh trong đoạn thơ ? - Màu sắc : “ bừng lên đuốc hoa, xiêm áo” lộng lẫy, rực rỡ. - Aâm thanh: “ tiếng khèn, tiếng nhạc” - Hình ảnh chọn lọc những cô gái trong xiêm y rực rỡ, dáng điệu e ấp ? Trên cái nền của thiên nhiên thơ mộng tg nhấn mạnh kỉ niệm khó quên nữa đó là kỉ niệm gì ? ? Từ hai kỉ niệm ấy em nhận xét gì về người lính TT ? ? Cảm hứng nổi bật của khổ thơ thứ 3 là gì? ? Em có suy nghĩ gì về 3 từ “ không mọc tóc”? Nhà thơ Chính Hữu có câu thơ nói về bệnh sốt rét rừng ntn? ( Anh với tôi … mồ hôi”) - Thiếu trang phục: “ Aùo anh … bàn tay”( Chính Hữu) - Thiếu vũ khí: “ Lột sắt … giặc đánh” ( Nhớ – Hồng Nguyên) “ Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật. Đâu còn tươi nữa những ngày qua” ? Theo em người lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương có nên mơ tưởng đến con gái và quê hương, người thân không? Tại sao? ? Hãy tìm vài ví dụ khác cũng nói về tâm hồn lãng mạn của những người lính thời kì đầu chôùng Pháp? “ Những đêm dài … người yêu” “ Kì hộ … nương dâu” ( Chính Hữu, Hồng Nguyên) * “Rải rác … độc hành” ?Nhà thơ sử dụng từ ngữ và cách nói ntn? Tác dụng của nó? ? Hãy giải thích từ “ áo bào”và nếu câu thơ chỉ có vế đầu thôi, người đọc có cảm nhận ntn? ? Đọc câu thơ của NK trong bài “ KDK” có sử dụng từ “ về” để nói về cái chết của bạn? “ Làm sao … về ngay” ? Em có suy nghĩ gì qua đoạn thơ này ? ? Bốn câu cuối gợi lên nội dung gì ? “ Mùa xuân ấy” Mùa xuân của đất nước. Tuổi xuân của lính Thời điểm thành lập đơn “ Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi”và “ chưa hết giặc thì ta chưa về” ? Nhận xét về nét đặc sắc của nghệ thuật sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu trong bài thơ? - NT : + Hình ảnh đa dạng và sáng tạo bằng nhiều bút pháp khác nhau, hình ảnh về thiên nhiên về con người + Ngôn ngữ : trang trọng có màu sắc cổ điển, từ ngữ mới lạ, độc đáo … + Giọng điệu: tha thiết bồi hồi, hồn nhiên vui tươi, bâng khuâng, trang trọng … + Bút pháp lãng mạn, nhịp điệu, thanh điệu, vần điệu độc đáo. - ND : + Bức tranh đẹp về cảnh núi rừng hoang vu hùng vĩ. + Hình tượng người lính trí thức HN với những phẩm chất tuyệt vời in sâu trong lòng người đọc. I. Tìm hiểu chung : 1. Tiểu dẫn : a. Tác giả : - Tiểu sử, những tp chính( sgk ) - QD - một nghệ sĩ đa tài : vẽ tranh,viết văn, làm thơ, soạn nhạc. - Một nhà thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa, viết thành công về người lính. b. Bài thơ Tây Tiến: * Nhan đề, nguồn gốc, địa bàn hoạt động, hoàn cảnh và mục đích sáng tác: ( sgk ) * Bố cục : * Chủ đề : - Nỗi nhớ da diết về đường hành quân gian khổ, đầy thử thách hi sinh trên cái nền của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội. - Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân và khắc sâu lí tưởng chiến đấu của người lính TT. II . Đọc hiểu vb : 1. Khổ 1: Cảm hứng về cuộc hành trình gian khổ trên cái nền của núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dôi. -. Cảm xúc bao trùm là nỗi nhớ : “ Sông Mã … chơi vơi !” + Cách gọi tên thân thương + Điệp từ “ nhớ” + từ láy “ chơi vơi” nhớ miền Tây, nhớ đơn vị - một nỗi nhớ mênh mông, da diết. - Nhớ thiên nhiên miền Tây trên những chặng đường hành quân gian khổ: + Thơ mộng trữ tình : Sương khói mờ ảo ở SK và hương hoa rừng trong đêm ở ML “ Sài Khao … đêm hơi” + Hoang sơ, hùng vĩ, khắc nghiệt, dữ dọâi : “ Dốc lên … xa khơi” Dốc núi gồ ghề, cao vút, dựng đứng độ cao chót vót, độ sâu thăm thẳm, cheo leo hiểm trở. “ Nhà ai … xa khơi” Mưa mịt mù trời đất. Bốn câu thơ tuyệt bút, hội tụ tài năng, thơ có hoạ, có nhạc Điệp từ, điệp ngữ, từ láy, đảo ngữ, nhân hoá và sử dụng thanh điệu độc đáo : nhiều thanh trắc ( 3 câu đầu ) toàn thanh bằng ( câu 4 ) mở ra một không gian ba chiều ( cao, xa, rộng, ) TB hùng vĩ, dữ dội + Núi rừng TB thâm u, hoang dã, ẩn chứa nhiều nguy hiểm. “Chiều chiều … trêu người” thác gầm, cọp dữ, hàng loạt địa danh hoang vu, xa lạ. à Con đường hành quân gian khổ, nhiều thử thách : núi cao, sương dày, mưa mịt mù trời đất, thác gầm, cọp dữ đồng đội ngã xuống trên đường hành quân: “ Anh bạn … quên đời” Nói tránh để giảm bớt đau thương ngợi ca sự hi sinh anh dũng. - Khép lại đoạn thơ trong tình quân dân đằm thắm, ngọt ngào “ Nhớ ôi … nếp xôi” => Nhiều chi tiết chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ, đặc sắc là thanh điệu và cách hiệp vần ( 1 câu vần bằng, 1 câu vần trắc ) trải dài. Bút pháp lãng mạn độc đáo Thiên nhiên hùng vĩ, đường hành quân gian khổ và khí phách hiên ngang của người lính. 2. Khổ 2 : Những kỉ niệm vui của người lính TT. “ Doanh trại … hồn thơ” à Kỉ niệm về cuộc liên hoan văn nghệ quần chúng sinh động: màu sắc, âm thanh, hình ảnh Bút pháp lãng mạn cảm nhận một cách say sưa, đắm đuối và ngỡ ngàng. “ Người đi … đong đưa” - Một bức tranh thiên nhiên thơ mộng “ Sương, hồn lao, hoa đong đưa - Hình ảnh những người lính vững chãi trên chiếc thuyền độc mộc, vượt qua thác nước, thật đẹp. => Gian khổ, khó khăn lạc quan yêu đời, hồn nhiên tinh nghịch lãng mạn. 3. Cảm hứng bi tráng về cuộc đời người lính TT gian khổ hi sinh và anh dũng. “ TT … oai hùm” Bút pháp lãng mạn mà không thoát li hiện thực Chân dung người lính được vẽ bằng những nét ngoại hình kì lạ : Đoàn binh không mọc tóc vì bệnh sốt rét rừng da xanh màu lá mà vẫn oai hùng “ Mắt trừng … kiều thơm” Gian khổ nhưng tâm hồn mơ mộng lãng mạn. Quê hương và tình yêu là nguồn động lực đáng quí. “ Rải rác … đời xanh” Những từ Hán Việt “ biên cương” “ viễn xứ” tôn vinh những nấm mồ vô danh của đồng đội Cách nói của người lính sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng. “ Aùo bào … độc hành” “ Aùo bào” gợi nét cổ kính, trang trọng. Từ “ về” cách nói giảm sự hi sinh vì nước trong điều kiện thiếu thốn vẫn tự nguyện “ Quyết tử … quyết sinh”. Sông Mã tấu khúc ca hùng tráng tiễn đưa linh hồn tử sĩ đau thương nhưng rất anh hùng. 4. Khẳng định lí tưởng chiến đấu và tình cảm đồng đội. “ Tây Tiến … chia phôi” Khẳng định khái niệm: “ Ra đi không hẹn ngày về” Quyết tâm của cả thế hệ, cả thời đại. “ Ai lên … về xuôi” Nhớ TT là nhớ tuổi trẻ, nhớ đồng đội, nhớ miền Tây bằng quyết tâm chiến đấu đến cùng cho lí tưởng. III. Tổng kết: ( Ghi nhớ ) IV. Củng cố : Nắm vững kiến thức: - Hình ảnh người lính TT và miền TB Tổ quốc được tạo dựng bằng bút pháp lãng mạn theo tinh thần bi tráng nhưng rất chân thực độc đáo và đầy ấn tượng. - Bài thơ kết tinh nhiều sáng tạo nghệ thuật của tg. Một thi phẩm xuất sắc trong thơ ca VN. V. Dặn dò: - Làm bài luyện tập sgk. * Câu 1 : Bút pháp của QD là bút pháp lãng mạn ( Đồng chí – Chính Hữu là bút pháp hiện thực ). Bút pháp lãng mạn là vượt lên trên thực tại khắc nghiệt để vươn tới cái đẹp của lí tưởng, tìm cảm giác ở những nơi xa lạ, phương xa hoặc thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ, thơ mộng. Nhà thơ thường dùng các thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường gây ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng tuyệt mĩ. SO SÁNH VỚI BÚT PHÁP TẢ THỰC TRONG ĐỒNG CHÍ – Chính Hữu ĐỒNG CHÍ TÂY TIẾN - Aùo anh rách vai - Aùo bào thay chiếu anh về đất - Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi - Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm. - Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ - Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Với bút pháp lãng mạn QD tạo được ấn tượng cho người đọc về người lính thời kì đầu chống Pháp. * Câu 2 : HS tự làm bài theo cảm nhận riêng của mình. - BÀI TẬP VỀ NHÀ : Tìm hình ảnh về thiên nhiên Tây Bắc hoặc hình ảnh, tư liệu liên quan đến nhà thơ và đoàn quân TT. - Đọc và soạn vb : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

File đính kèm:

  • docTAY TIENQD.doc