I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Hiểu luật thơ của một số thể thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn Đường luật.
Qua các bài tập, hiểu thêm về một số đổi mới trong các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng.
II/PHƯƠNG PHÁP:
Hướng dẫn Hs quan sát vần nhịp, phép hài thanh qua các ví dụ đã nêu trong SGK. Có thể dùng phát vấn, đối thoại để tiết học thêm sinh động.
Bài tập có thể hướng dẫn ngay tại lớp, Gv không yêu cầu HS làm bài trước ở nhà.
III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:7
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 8
TIẾT CT: 22,23
NGÀY DẠY: 8/10 /2008
GV: Nguyễn Vũ Thái Hòa
Bài: LUẬT THƠ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Hiểu luật thơ của một số thể thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn Đường luật.
Qua các bài tập, hiểu thêm về một số đổi mới trong các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng.
II/PHƯƠNG PHÁP:
Hướng dẫn Hs quan sát vần nhịp, phép hài thanh qua các ví dụ đã nêu trong SGK. Có thể dùng phát vấn, đối thoại để tiết học thêm sinh động.
Bài tập có thể hướng dẫn ngay tại lớp, Gv không yêu cầu HS làm bài trước ở nhà.
III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:7’
3/ Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
15
15’
Hoạt động 1:
Cho HS quan sát SGK và trình bày khái niệm về luật thơ.
Các thể thơ ở VN có thể phân chia thành những nhóm nào?Hãy kể những thể thơ mà em biết? Cho ví dụ minh hoạ bằng tác phẩm cụ thể.
GV nhận xét, chốt lại ý chính.
Tiếng có vai trò gì trong việc cấu tạo thể thơ?
Cho HS nhắc lại 6 thanh điệu mà các em đã học. Phân loại thành thanh bằng và thanh trắc.
GV nhận xét
Hoạt động 2:
Cho HS đọc VD ở SGK và nhận xét về luật thơ ở các phần: số tiếng, vần, nhịp, hài thanh.
GV nhận xét, hình thành luật thơ ở thể này cho các em.
Hoạt động 3:
Cho HS đọc VD ở SGK và nhận xét về luật thơ ở các phần: số tiếng, vần, nhịp, hài thanh.
GV nhận xét, hình thành luật thơ ở thể này cho các em.
Hoạt động 4:
Cho HS đọc VD ở SGK và nhận xét về luật thơ ở các phần: số tiếng, vần, nhịp, hài thanh.
GV nhận xét, hình thành luật thơ ở thể này cho các em.
Hoạt động 5:
Cho HS đọc VD ở SGK và nhận xét về luật thơ ở các phần: số tiếng, vần, nhịp, hài thanh.
Gvcho hs quan sát mô hình, chỉ ra luật hài thanh, nhận xét, hình thành luật thơ ở thể này cho các em.
Hoạt động 1:
Đọc và trả lời.
Nhớ
Lắng nghe.
Căn cứ vào các ví dụ đã nêu, trả lời.
Thanh: sắc, hỏi, ngã, nặng (trắc), thanh huyền, thanh ngang(bằng)
Vần: lọc- mọc; buồn- khôn; non -buồn
Hài thanh: song thất
Câu thất B( cầu)
Vần: en(độc vận), gieo vần: bên, đen, lên, hèn.
Hài thanh:chỉ ra sự luân phiên B-T
Vần: đồng-không.
Hài thanh:luân phiên B_T ở các tiếng 2,4,6
I/ KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ:
1/ Khái niệm:
Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp...trong những thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.
* Các thể thơ Việt Nam có thể phân chia thành 3nhóm chính:
a/Các thể thơ dân tộc gồm :lục bát, song thất lục bát và hát nói.
b/Các thể thơ luật Đường: ngũ ngôn, thất ngôn, (tứ tuyệt, bát cú).
c/ Các thể thơ hiện đại gồm:Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ-văn xuôi.
2/ Vai trò của tiếng:
- Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa và nhạc điệu dòng thơ, bài thơ.
- Tiếng gồm 3 phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Vần là phần lặp lại để liên kết dòng trước và dòng sau.
- Vị trí hiệp vần là một yếu tố quan trọng để xác định luật thơ.
II/ MỘT SỐ THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG:
1/ Thể lục bát:(thể sáu –tám)
VD: sgk
- Số tiếng: Mỗi cặp gồm 2 dòng(dòng lục 6 tiếng, dòng bát 8 tiếng)
- Vần: Hiệp vần tiếng thứ 6 của 2 dòng và tiếng thứ tám của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.
- Nhịp: Nhịp chẳn dựa vào tiếng có thanh không đổi(tức 2,4 ,6): 2/2/2.
- Hài thanh: Đối xứng luân phiên B-T-B ở các tiếng 2,4,6.
2/ Thể song thất lục bát: (thể gián thất hay song thất).
VD: sgk
- Số tiếng:Cặp song thất(7tiếng) cặp lục bát 6 -8 tiếng)
- Vần: Hiệp vần ở mỗi cặp; cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền.
- Nhịp: 3/ 4 ở hai câu thất nhịp 2/2/2 ở cặp lục bát.
- Hài thanh:Cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn.(sgk)
3/ Các thể ngũ ngôn Đường luật:
Gồm: ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng 8 dòng).gồm: đề, thực, luận, kết.
VD: sgk
- Số tiếng:5 tiếng- 8 dòng (4 dòng)
- Vần: 1 vần(độc vận), gieo vần cách.
- Nhịp lẻ: 2/3.
- Hài thanh: Luân phiên B -T hoặc niêm B-B-T ở tiếng thứ 2,4
4/ Các thể thất ngôn Đường luật: a/ Thất ngôn tứ tuyệt:
VD: sgk
- Số tiếng:7 tiếng- 4 dòng (4 dòng)
- Vần: vần chân (độc vận), gieo vần cách.
- Nhịp lẻ: 4/3.
- Hài thanh: (mô hình sgk)
b/ Thất ngôn bát cú:
VD: sgk
- Số tiếng:7 tiếng- 8 dòng
- Vần: vần chân (độc vận).
- Nhịp lẻ: 4/3.
- Hài thanh: (mô hình sgk)
III/ CÁC THỂ THƠ HIỆN ĐẠI:
Năm tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ-văn xuôi.
IV/ Ghi nhớ: sgk
5’
4. Củng cố:
Qua bài học, các em cần nắm được:
Trong luật thơ tiếng là đơn vị quan trọng. Số tiếng định hình trong dòng thơ.
Tìm hiểu luật thơ cần khai thác: số tiếng, vần thơ, nhịp thơ, hài thanh.
Luyện tập:
a/ Gieo vần: nguyệt- mịt :vần trắc
b/ Gieo vần: xa-hoa –nhà: vần chân B
5’
5. Dặn dò:
Về nhà:học bài
Soạn bài: Việt Bắc của Tố Hữu. Đọc phần tiểu dẫn tìm hiểu hoàn cảnh ra đời bài thơ. Đọc văn bản để bước đầu tiếp cận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
File đính kèm:
- LUAT THO.doc
- Tra bai so 2.doc