Giáo án Ngữ văn 6

. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh :

- Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết. Hiểu nội dung, ý nghĩa và những vấn đề (chi tiết) tưởng tượng, kì ảo của truyện CKCT và “BCBG” trong bài học. Kể được 2 truyện này.

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của 2 truyện.

- Tích hợp với phần TV ở khái niệm: từ đơn, từ phức, cấu tạo từ

Với phần TLV ở khái niệm văn bản và các phương thức biểu đạt

- Bước đầu rèn luyện kỹ năng : Đọc văn bản nghệ thuật, nghe, kể chuyện.

II.Chuẩn bị.

- GV : Đọc tài liệu. Soạn giáo án.

- HS : Chuẩn bị SGK ; Vở ghi; Vở soạn.

 

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp:

A.ổn định tổ chức

B.Kiểm tra bài cũ :

 

doc212 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 BàI 1 Văn bản Con rồng cháu tiên ( Truyền thuyết) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết. Hiểu nội dung, ý nghĩa và những vấn đề (chi tiết) tưởng tượng, kì ảo của truyện CKCT và “BCBG” trong bài học. Kể được 2 truyện này. Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của 2 truyện. Tích hợp với phần TV ở khái niệm: từ đơn, từ phức, cấu tạo từ Với phần TLV ở khái niệm văn bản và các phương thức biểu đạt - Bước đầu rèn luyện kỹ năng : Đọc văn bản nghệ thuật, nghe, kể chuyện. II.Chuẩn bị. - GV : Đọc tài liệu. Soạn giáo án. - HS : Chuẩn bị SGK ; Vở ghi; Vở soạn. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp: A.ổn định tổ chức B.Kiểm tra bài cũ : C. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kết quả cần đạt HĐ 1: Giới thiệu bài : Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh chúng ta sinh sống trên một dải đất hẹp và dài, bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo “Con rồng cháu tiên”. Học sinh lắng nghe I.Tìm hiểu chung. - H: Em hiểu thế nào là truyền thuyết? Học sinh trả lời * Thể loại: Truyền thuyết. - Là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử. - Hướng dẫn đọc, kể : rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, tưởng tượng. – thể hiện 2 lời đối thoại LLQ và AC . Giọng Âu Cơ : lo lắng, than thở Giọng LLQ: tình cảm, ân cần, chậm rãi. Giáo viên đọc mẫu ăyêu cầu học sinh đọc (theo đoạn)? Gọi học sinh nhận xét ăKL cách đọc toàn bài. - Yêu cầu học sinh kể tóm tắt. - GV Gọi đọc hoặc giải thích các chú thích trong SGK. - H: Bố cục của bài được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? Hai học sinh thay nhau đọc. Học sinh khác nhận xét Kể Học sinh trả lời * Đọc * Tìm hiểu chú thích(SGK) * Bố cục. HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. - H: Truyện kể về ai và về việc gì? Học sinh trả lời III. Đọc - hiểu văn bản. Truyện kể về Lạc Long Quân (nòi rồng) kết duyên với Âu Cơ (nòi tiên) sinh ra cái bọc trăm trứng sau nở thành trăm con trai, khi trưởng thành 50 theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển ătạo ra dân tộc VN. 1.Lạc Long Quân và Âu Cơ - H: Gọi học sinh đọc từ đầu đến Long Trang. Hình ảnh Lạc Long Quân có nét gì lớn lao và kỳ lạ? Học sinh đọc Trả lời LLQ: - Nguồn gốc cao quí: Lạc Long Quân là 1 vị thần con trai Long Nữ ngự trị vùng biển cả. - Hình dáng và nếp sinh hoạt kỳ lạ + Thần mình rồng + Sống dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn. - Tài năng, sức khỏe phi thường + Sức mạnh vô địch + nhiều phép lạ: Diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. + Bảo vệ dân, giúp dân làm ăn hình thành nếp sống văn hóa. => LLQ là 1 vị thần tài - đức vẹn toàn. - H: Hình ảnh Âu Cơ có nét gì kỳ lạ, đẹp đẽ. Trả lời b. Âu Cơ: + Nguồn gốc cao quý: thuộc dòng tiên họ thần nông ở núi cao. + Nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần và thích du ngoạn ở nơi hoa thơm cỏ lạ. - Gọi học sinh đọc (Bấy giờ ở vùng ....khỏe mạnh như thần). LLQ nòi rồng sống ở biển cả, Âu Cơ nòi tiên sống ở núiăgặp nhau đem lòng yêu nhau và kết duyên vợ chồng. ăTình duyên kỳ lạ như là sự kết tinh những gì đẹp nhất của con người và thiên nhiên sông núi. - H: Âu Cơ sinh con có gì đặc biệt? - H: Gọi học sinh đọc phần còn lại. - Điều gì xảy ra với gia đình LLQ? - H: Tình thế được giải quyết ntn? Học sinh đọc Trả lời Trả lời Trả lời 2.Gia đình LLQ và AC LLQ (biển) Âu Cơ (núi), kết duyên vợ chồng (kỳ lạ) - Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở thành trăm con trai hồng hào, đẹp đẽ, không cần bú mớm tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. - LLQ vốn nòi rồng quen sống dưới nước đành giã biệt Âu Cơ cùng đàn con trở về thủy cung. Âu Cơ 1 mình nuôi con buồn tủi, than thở “Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng với thiếp nuôi đàn con nhỏ.” - LLQ đáp lại nỗi buồn thương của Âu Cơ 1 cách chân thành . “Kẻ ở cạn, người ở nước tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau 1 lâu dài được.” ă50 người con theo cha (xuống biển) ă50 người con theo mẹ (lên núi) ăchia nhau cai quản 4 phương. - H: Như các em đã biết: sau khi LLQ và AC kết duyên vợ chồng đã sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm người con trai. Lắng nghe 3. GiảI thích cội nguồn của dân tộc VN - H: ( Thảo luận ) Em hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết “Cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con trai” chi tiết đó nói lên điều gì? Thảo luận - Chi tiết lạ, mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. + Bắt nguồn từ thực tế – rồng rắn (bò sát) đẻ ra trứng - Tiên (chim) đẻ ra trứng + “đồng bào” ăchung 1 bọc. ăTất cả người VN đều sinh ra trong cùng một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. - dân tộc VN vốn khỏe mạnh, cường tráng đẹp đẽ ă(con trai) * Như vậy trong tưởng tượng mộc mạc của người Việt cổ, nguồn gốc dân tộc chúng ta thật cao đẹp: là con cháu thần tiên. - H: Sau khi sinh ra bọc trăm trứng vì điều kiện mà LLQ và AC không thể chung sống cùng nhau nên đành chia con. Em hiểu ý nghĩa chi tiết LLQ và AC chia con và chia tay ntn? - H: Gọi học sinh đọc “Người con trưởng ...không hề thay đổi.” Nửa cuối truyện cho ta hiểu thêm gì về XH, phong tục tập quán của người Việt cổ xưa? Trả lời Trả lời Trả lời 4. Ước nguyện muôn đời của dân tộc VN - Nguyên nhân thực tế +Rồng quen ở nước, không thể sống mãi ở cạn + Tiên quen sống ở non cao, cũng không thể vùng vẫy chốn bể khơi. ă xa nhau là không tránh khỏi - Vợ chồng vốn yêu thương nhau, vì hoàn cảnh bắt buộc phải xa nhau, càng thương nhớ nhau ămong được sum họp. Đàn con đông đúc tất nhiên cũng phải chia đôi. * Cái lõi lịch sử là sự phát triển của cộng đồng dân tộc mở mang đất nước về 2 hướng (biển, rừng) ăsự phong phú đa dạng của các tộc người sinh sống trên đất VN nhưng đều chung 1 dòng máu, chung 1 gia đình, cha mẹ. Lời dặ của LLQ lúc chia tay phản ánh ý nguyện đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó lâu bền của dân tộc VN. - Tên nước đầu tiên của chúng ta là Văn Lang. - Thủ đô đầu tiên của V.Lang đặt ở vùng Phong Châu- Bạch Hạc. - Người con trai trưởng của LLQ và AC làm vua gọi là Hùng Vương (từ đó có phong tục cha truyền con nối, truyền ngôi cho con trưởng) ăXH V.Lang thời Hùng Vương là 1 XH văn hóa dù còn sơ khai. HĐ 3: Tổng kết. - H: Gọi học sinh đọc ghi nhớ (8) truyền thuyết. Mối liên quan với sự thật lịch sử. - H: Chi tiết hoang đường, kỳ ảo là gì? Vai trò của nó trong các truyền thuyết? Học sinh đọc III. Tổng kết: ( Ghi nhớ ) - (Chi tiết kỳlạ là những chi tiết có thật được tác giả dân gian sáng tác nhằm mục đích nhất định) - Chi tiết hoang đường kỳ lạ có vị trí quan trọng, nó tạo nên bản sắc đặc trưng của thể loại, tạo nên sự hấp dẫn của truyền thuyết, giải thích tự nhiên và ước mơ chinh phục, khám phá tự nhiên của con người. - Giải thích nguồn gốc của con người VN. - Nói lên tinh thần đoàn kết dân tộc. D Luyện tập. - Học sinh đọc 1 đoạn thơ về cội nguồn đất nước (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”- NKĐ - Kể lại truyện. E.Hướng dẫn học bài ở nhà. - Soạn bài “Bánh chưng, bánh giầy” - Học kỹ bài “CRCT” Tiết 2. Bài 2 Văn bản Bánh chưng bánh giầy I. Mục tiêu cần đạt - Hiểu nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện BCBG trong bài học. - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện. - Rèn kĩ năng đọc văn bản nghệ thuật. II. Chuẩn bị. - GV : Đọc tài liệu. Soạn giáo án. - HS : Soạn bài. Tìm đọc các truyền thuyết về thời Việt Cổ. III.Tiến trình lên lớp. A.ổn định tổ chức B Kiểm tra bài cũ Kể lại truyện Con Rồng Cháu Tiên trong vai kể Lạc Long Quân. Nêu ý nghĩa của chi tiết “Cái bọc trăm trứng nở ra trăm con trai.” Ước nguyện của nhân dân ta gửi gắm qua truyền thuyết CRCT là gì? C. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò kết quả cần đạt HĐ 1: Giới thiệu bài: Mỗi khi xuân về tết đến người VN chúng ta lại nhớ tới đôi câu đối quen thuộc và rất nổi tiếng: Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh Bánh chưng và bánh giầy là 2 thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ tết của dân tộc VN. Hai thứ bánh đó bắt nguồn từ truyền thuyết BTBG. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết, đề cao sự thờ kính trời, đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà màu sắc phong vị dân tộc. Học sinh lắng nghe I.Tìm hiểu chung. *Thể loại: Truyền thuyết 1. Đọc - Đoạn 1. Đầu ....chứng giám Đoạn 2. Tiếp...hình tròn Đoạn 3. còn lại * Yêu cầu: chậm rãi, tình cảm - giọng thần: âm vang, xa vắng giọng vua: đĩnh đạc, chắc, khỏe Gọi h/s đọc truyện. Mỗi h/s đọc 1 đoạn - Gọi đọc hoặc giải thích các chú thích trong SGK. - GV giải thích từ : + Lang, chứng giám, sơn hào hải vị. + Phân biệt: quân thần, quần thần. - H: Bố cục của bài được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? Chia 3 phần: _ Vua Hùng chọn người nối ngôi. _ Cuộc đua tài dâng lễ vật. _ kết quả cuộc thi. Học sinh đọc Hai học sinh thay nhau đọc. H/s đọc xong Žrút ra yêu cầu đọc. Đọc chú thích. *Đọc * Tìm hiểu chú thích(SGK) - quân thần: quan hệ vua và bầy tôi - quần thần: các quan trong triều (xét trong quan hệ với vua). * Bố cục. _ Vua Hùng chọn người nối ngôi. _ Cuộc đua tài dâng lễ vật. _ Kết quả cuộc thi. HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. - H: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?, với ý định ra sao và hình thức gì? - H: Bàn luận về điều kiện và hình thức truyền ngôi của Hùng Vương?. ý nghĩa đổi mới và tiến bộ đối với đương thời?. Học sinh trả lời H/s thảo luận III. Đọc - hiểu văn bản. 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi - Hoàn cảnh: + Giặc ngoài đã yên vua có thể tập trung lo cho dân được no ấm. + Vua đã già, muốn truyền ngôi. - ý định: + Người nối ngôi phải nối được chí vua (không nhất thiết phải là con trưởng). - Hình thức: ĐIều vua đòi hỏi mang tính chất 2 câu đố đặc biệt để thử thách mà trong truyện cổ dân gian giải đố là 1 trong những loại thử thách khó khăn đối với các nhân vật. - Không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước, chỉ truyền cho con trưởng. - Chú trọng tài, trí hơn là con trưởng, thứ. - Quan trọng nhất là người sẽ nối ngôi phải là người có tài, chí khí, tiếp tục được, ý chí, sự nghiệp của vua cha. Ž Đó là quan tâm đời đời giữ nước và dựng nước. - Chọn Lễ tiên vương để các lang dâng lễ trổ tài là một việc làm rất có ý nghĩa bởi nó đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên, trời đất của nhân dân ta. - H: H/s đọc “Các Lang ai...Tiên vương” Việc các Lang đua nhau tìm lễ vật thật quí, thật hậu chứng tỏ điều gì? - Kể tóm tắt đoạn: “Người buồn nhất...hình tròn” Lang Liêu tuy cũng là Lang nhưng khác các Lang ở điểm nào? Vì sao Lang Liêu buồn nhất? Vì sao thần chỉ mách giúp riêng cho Lang Liêu? - H: Suy nghĩ gì về lời mách bảo của thần? - H: Sau khi thần mách bảo Lang Liêu đã làm gì? Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể cho Lang Liêu hay không làm giúp lễ vật cho Lang Liêu? Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời 2. Cuộc đua tài dâng lễ vật - Cố hiểu ý vua cha + Chí của vua là gì? + ý của vua là gì? + Làm thế nào để thỏa mãn cả 2? Ž lối suy nghĩ thông thường hạn hẹp - #: mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng. - Buồn vì: không có được lễ vật như anh em (chàng không chỉ tự cho mình là kém cỏi mà còn tự cho rằng không làm tròn chữ hiếu với vua cha.) - Thần giúp vì: + Chàng là người thiệt thòi nhất trong các Lang + Chàng là con vua nhưng gần gũi với dân. + Quan trọng hơn chàng là người duy nhất hiểu được ý thần: “trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo.” Thần cho biết : quý nhất là hạt gạo vì nó nuôi sống con người, ăn không chán và quan trọng hơn đó là do con người làm ra. Ž lời mách bảo đó tạo điều kiện cho Lang Liêu đoán được ý vua. - Thể hiện sự thông minh tháo vát của Lang Liêu. - Thần để LL bộc lộ trí tuệ, khả năng và việc dành được quyền kế vị vua cha là xứng đáng. - H: Vì sao 2 thứ bánh của LL được vua cha chọn để tế trời, đất, Tiên vương và LL được chọn nối ngôi vua? Trả lời 3. Kết quả cuộc thi: - 2 thử thách có ý nghĩa thực tế: + quý trọng nghề nông, hạt gạo nuôi sống con người. + sản phẩm do chính con người làm ra. - 2 thứ bánh có ý tưởng sâu xa: (tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài). Ž2 thứ bánh hợp ý vua, chứng tỏ tài đức của con người có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha Žlà người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình. HĐ 3: Tổg kết. - H: ý nghĩa của truyền thuyết BCBG? Trả lời III. Tổng kết: *Ghi nhớ sgk - Giải thích nguồn gốc sự vật (2 loại bánh cổ truyền của dân tộc) - Gthích phong tục làm BCBG, tục thờ cúng tổ tiên ngày tết. Đề cao nghề nông, trọng lúa nước. - Mơ ước vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân làm ăn no ấm. - Quan niệm trời tròn, đất vuông (Trời tròn như cái mâm Đất kia chằn chặ như bàn cờ vua) D Luyện tập. Hướng dẫn h/s luyện tập. 1. Đóng vai Hùng Vương kể lại truyền thuyết BCBG. 2. Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? Vì sao. EHướng dẫn học bài ở nhà: - Đọc bài, học kỹ bài - Đọc từ và cấu tạo từ T iếng việt. Tiết 3 Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt A. Kết quả cần đạt: - Giúp h/s hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ TV, cụ thể là: + Khái niệm của từ + Đơn vị cấu tạo từ (tiếng) + Các kiểu cấu tạo từ (đơn/phức; ghép/láy) - Luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ. II. Chuẩn bị. - GV : Soạn giáo án. Viết bảng phụ. - HS : Học bài cũ. ( Phần TV lớp 5) . Đọc bài mói . III. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp: Aổ định tổ chức B Kiểm tra bài cũ. a) Đóng vai Hùng Vương kể lại truyền thuyết BCBG b) Nêu ý nghĩa của truyện? C. Bài mới: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò kết quả cần đạt HĐ 1: Giới thiệu bài Lắng nghe HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục 1 Bước 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu trong phần 1. Tìm hiểu mục - H: VD bên có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu từ? - H: Các từ có gì # nhau về cấu tạo? ŽNhư vậy, có từ gồm 1 tiếng, có từ gồm 2 tiếng, 3 tiếng Žvậy tiếng là gì? Học sinh đọc Trả lời Trả lời I. Từ là gì? 1.Ví dụ: VD: Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở. “Con rồng cháu tiên” - 12 tiếng - 9 từ - Số lượng tiếng (1 tiếng, 2 tiếng) Tiếng là đơn vị tạo nên từ. + Khi nói: 1 tiếng được phát ra thành 1 hơi. + Khi viết : được viết thành 1 chữ. Giữa các chữ có 1 khoảng trống. Bước 2: - H: VD bên có 9 từ. 9 từ ấy kết hợp với nhau để tạo nên 1 đơn vị trong văn bản con rồng cháu tiên. Đơn vị trong văn bản ấy gọi là gì? - H: Vậy từ là gì? - H: Khi nào 1 tiếng được coi là 1 từ? - H: Qua những ý trênŽcho biết khái niệm chính xác về từ? Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời - Từ là đơn vị tạo nên câu. Khi 1 tiếng có thể trực tiếp dùng để tạo câu. Bước 3: hệ thống hoá kiến thức. Gv gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ sgk. Học sinh đọc 2 Ghi nhớ ( SGK) Từ là đ/v ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu. HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu mục 2 Bước1: Phân loại từ. - H: ở bậc tiểu học các em đã được học thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Hãy nhắc lại k/n? - H: Tìm những từ đơn trong VD trên? - H: Tìm những từ phức? - H: 2 từ phức trồng trọt và chăn nuôi có gì giống và # nhau? Những từ có qhệ về nghĩaŽghép Láy âm Žláy (H/s điền vào bảng) Trả lời Trả lời Trả lời Dùng bảng nhóm II. Từ đơn và từ phức VD: Từ/ đấy/ nước/ ta/chăm/ nghề/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ có/ tục/ ngày/ tết/ làm/ bánh chưng/ bánh giầy. - Bánh chưng bánh giầy- - (Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có tục, ngày, tết, làm.) - trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy. Chăn nuôi: 2 tiếng quan hệ về nghĩa Trồng trọt: 2 tiếng quan hệ về láy âm (tr-tr) +ghép: <tạo ra = cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau láy: - ghép: Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy - láy: trồng trọt Bước 2: Hệ thống hoá kiến thức : - H: Đ/vị cấu tạo từ của TV là? - H: Thế nào là từ đơn, phức? - H: Phân biệt ghép/ láy? Gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ sgk. Trả lời Học sinh đọc Ghi nhớ ( SGK) D Luyện tập . Bài tập 1: (Phức-ghép (quan hệ về nghĩa) - cội nguồn, gốc gác, gốc rễ. - con cháu, anh chị, ông bà, cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em... Bài tập 2: Bài tập 3: + Chế biến: bánh rán, nướng, hấp, tráng, nhúng... + Chất liệu: tẻ, khoai, ngô, sữa, đậu xanh + t/chất: dẻo, xốp, phồng... + Hình dáng: gối, quấn thừng, tai voi. Bài tập 4: Bài tập 4. - Tiếng khóc của người. Žnức nở, sụt sùi, rưng rức, sụt sịt, ti tỉ... Bài tập 5: +cười: khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch, toe toét... + nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, sang sảng, léo nhéo, lầu bầu, oang oang... + dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, tất bật, nghênh ngang, bệ vệ... - Bài tập thêm + Cho các nhóm từ xác định từ ghép, từ láy? *Cho trước tiếng__làm học Kết hợp với các từ khác để tạo từ ghép, láy. => Ruộng nương, ruộng rẫy, nương rẫy, ruộng vườn, vườn tược, đền chùa, đền đài, miếu mạo, lăng tẩm, lăng kính, lăng loàn, lăng nhăng. E.Hướng dẫn học bài ở nhà .Chuẩn bị bài “giao tiếp,văn bản và phương thức biểu đạt”. Tiết 4. Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt I. Mục tiêu cần đạt. - Giúp học sinh nắm vững + Mục đích của giao tiếp trong đời sống con người, trong xã hội. + Khái niệm văn bản + 6 kiểu văn bản, 6 phương thức biểu đạt cơ bản trong giao tiếp ngôn ngữ của con người. - Rèn kỹ năng nhận biết đúng các kiểu văn bản đã học. II. Chuẩn bị. - GV : Soạn giáo án. Viết bảng phụ. - HS : Đọc C. Bài mới. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp: A ổ định tổ chức BKiểm tra bài cũ a) Đơn vị cấu tạo của từ là gì? b) Thế nào là từ đơn- từ phức? Cho VD Thế nào là từ láy – từ ghép ? Cho VD c) Chữa bài tập 5. C. Bài mới: Hoạt động củathầy Hoạt động của trò kết quả cần đạt HĐ 1: Giới thiệu bài: Lắng nghe HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục 1 - H: Trong đời sống khi có 1 tư tưởng, t/cảm, nguyện vọng (muốn khuyên như người # làm 1 điều gì, có lòng yêu mến bạn, muốn tham gia 1 hđộng do nhà trường tổ chức..) mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết thì em làm thế nào? ăCho VD - H: Khi muốn biểu đạt tư tưởng, t/cảm, ng vọng ấy 1 cách đầy đủ, trọn vẹn cho người # hiểu thì em phải làm ntn? (G) Chép câu ca dao lên bảng? - H: Câu ca dao được sáng tác để làm gì? - H: Nó muốn nói lên vấn đề gì? - H: Hai câu 6,8 liên kết với nhau ntn? - H: Câu ca dao đã biểu đạt trọn vẹn 1 ý chưa? _ Rồi. (G). Khi đã biểu đạt trọn vẹn 1 ý người ta gọi là văn bản. Vậy văn bản là gì? - H: Theo em, văn bản có những loại nào? Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời I. I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt. 1. Văn bản và mục đích giao tiếp a)Văn bản là gì? VD: - Tôi muốn bạn phải học giỏi hơn. - Bạn nên về nhà sớm để bố mẹ khỏi lo. - Nói có đầu, có đuôi - Mạch lạc, có lí lẽ. Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. - Nêu ra một lời khuyên - Chủ đề: “Giữ chí cho bền” - Câu sau làm rõ ý cho câu trước - Vần là yếu tố liên kết Nói hay viết cho người ta biết ăgiao tiếp. - Là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt cho phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. b.Các loại văn bản - Chào mừng - Lời phát biểu - Biên bản cuộc họp - Báo cáo - Nghị quyết của lớp, trường - Hợp đồng - Văn bản - Chứng từ - Thư - Đơn xin học - Bài thơ - Truyện cổ tích - Câu đối - Thiếp mời dự đám cưới - Thơ, truyện (ngắn, dài) - Kịch (hài kịch, bi kịch) HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu mục 2. Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung về kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. * Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản ( Dùng bảng phụ) TT Kiểu vb, phương thức biểu đạt Mục đích giao tiếp Ví dụ 1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc Truyện Tấm Cám... 2 Miêu tả Tái hiện trạng thái svật con người Miêu tả cái bàn... 3 Biểu cảm Bày tỏ t/cảm, cảm xúc Có thể: bức thư 4 Nghị luận Bàn luận:nêu ý kiến đánh giá Tay làm hàm nhai Tay quai miệng trễ 5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp Thuyết minh thuốc chữa bệnh.. 6 Hành chính công vụ Trình bày ý muốn quy định, thể hiện quyền hạn trách nhiệm giữa người và người. Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời. - 2 đội bạn muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố. - Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá. - Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu - Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của 2 đội. - Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá. - Bày tỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người. Quan sát 2.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản Bài tập: - VB hành chính công vụ (đơn từ) - (VB thuyết minh hay tường thuật, kể chuyện). - VB miêu tả. - VB thuyết minh - VB biểu cảm - VB nghị luận HĐ 4; Gọi h/s đọc ghi nhớ (17) Học sinh đọc * Ghi nhớ ( SGK) D Luyện tập 1) a. Tự sự = kể chuyện : Vì có người, có việc, có diễn biến sự việc. b. Miêu tả- vì tả cảnh thiên nhiên: đêm trăng trên sông. c. Nghị luận: bàn luận ý kiến về vấn đề làm cho đất nước giàu mạnh d. Biểu cảm: thể hiện tình cảm tự tin, tự hào của cô gái e. Thuyết minh: giới thiệu hướng quay của địa cầu 2) Truyền thuyết “CRCT”ăvăn bản tự sự: Vì cả truyện kể việc, người, lời nói hoạt động theo 1 diễn biến nhất định. - Học kỹ bài trong vở + ghi nhớ (SGK) - Soạn bài Thánh gióng + tóm tắt truyện - Làm bài tập Tìm cho mỗi VB đã học 1 ví dụ (loại) giải thích vì sao? Các VB sau được xếp vào kiểu VB nào cho phù hợp Tuyên ngôn độc lập, hiến pháp, pháp luật, nội quy, ca dao, tục ngữ, thư gửi mẹ, tắt đèn. 3) Đoạn văn : Bánh hình vuông là tượng Đất...xin Tiên Vương chứng giám thuộc kiểu VB gì? Tại sao? E.Hướng dẫn học bài ở nhà. Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Thánh Gióng” Bài 2 Tiết 5. Văn bản Thánh Gióng I. Mục tiêu cần đạt - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng. - Thánh Gióng luôn là biểu tượng rực rỡ của lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết chống xâm lăng và chiến thắng oanh liệt, vẻ vang của dân tộc Việt thời cổ. - Kể lại được truyện nay. II. Chuẩn bị - GV : Đọc tài liệu. Soạn giáo án. - HS : Soạn bài. Aổ định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ a)Văn bản là gì? Có những kiểu văn bản nào?d)Thánh Gióng thuộc kiểu văn bản nào? b)Làm BT 3? C. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò kết quả cần đạt HĐ 1: Giới thiệu bài : Ôi sức trẻ thủa xưa trai Phù Đổng Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân Đó là những câu thơ mà nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác trong những năm tháng chống đ/quốc Mỹ ác liệt, nhà thơ Tố Hữu đã 1 lần nữa làm sống dậy hình tượng Thánh Gióng. Vậy điều gì đã tạo cho nhà thơ nói riêng và người dân đất Việt nói chung nguồn cảm hứng ngợi ca hào hùng và lãng mạn như vậy về nhân vật Thánh Gióng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu chuyện truyền thuyết Thánh Gióng. Học sinh lắng nghe I.Tìm hiểu chung. - HDCách đọc: Gọi 2ă3 h/s đọc - Gọi đọc hoặc giải thích các chú thích trong SGK. - GV yêu cầu h/s giải thích 1 số từ khó phần chú thích (đã đọc ở nhà) không nhìn sách. - GV giải thích thêm 1 số từ không có ở phần chú thích. - GV giải thích từ “thánh” Cách 1: +Cấu tạo gồm 3 chữ (nhĩ, khẩu, vương) + ý nghĩa: +Sáng như mặt trời, cái gì cũng tỏ. +Biết nghe, biết nói vào bậc nhất, có hành động hơn người. + Tu dưỡng nhân cách tới cõi cùng cực thì gọi là Thánh. Cách 2: Thần linh hoặc nhân vật truyền thuyết, nhân vật LS được tôn thờ ở đền chùa. (Thánh Tản Viên, Thánh Gióng) - H: Bố cục của bài được chia làm mấy

File đính kèm:

  • docGiao an van 6 .doc
Giáo án liên quan