A. Mục tiêu cần đạt : (SGV/ T.33)
B. Chuẩn bị : GV : Nghiên cứu soạn bài.
HS : Đọc văn bản.
C. Hoạt động dạy học
*HĐ 1: 1> Ổn định lớp.
2>KT bài cũ : KT sách,vở HS.
3>Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 _Nguyễn Thị Thu ha, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền Thuyết)
A. Mục tiêu cần đạt : (SGV/ T.33)
B. Chuẩn bị : GV : Nghiên cứu soạn bài.
HS : Đọc văn bản.
C. Hoạt động dạy học
*HĐ 1: 1> Ổn định lớp.
2>KT bài cũ : KT sách,vở HS.
3>Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
*HĐ2: Truyện dân gian có nhiều thể loại như : Truyện cười, truyện cổ tích,thần thoại,truyền thuyết.Vậy T² là gì?
- Đọc-Hiểu văn bản: Phân biệt lời kể và lời nhân vật,dấu câu, đọc đúng từ ghép và từ láy.Hs kể tóm tắt.
-Tìm bố cục?Truyện CRCT kể về sự việc gì?
+ Truyện chia làm mấy phần?(3 phần)
+Phần 1 : Từ đầu đến:Long Trang
+Phần 2 : …………. đến lên đường.
+Phần 3 : Phần còn lại.
-Hướng dẫn Hs giải thích một số từ khó SGK.
- Hướng dẫn Hs trả lời thảo luận các câu hỏi SGK (phần đọc và hiểu văn bản).
-Lạc Long Quân được giải thích về hình dáng,tài năng NTN?
(Hs đọc đoạn văn)
-Hãy tìm từ gốc của 3 từ : Hồ tinh,Ngư Tinh,Mộc Tinh và giải thích nghĩa từng từ một?
+ Tinh là yêu . Tinh ghép với từ HồàHồ Tinh (con cáo thành yêu quái)
+ Mộc Tinh: Cây sống thành yêu quái.
+Ngư Tinh: Con cá thành yêu quái.
- Lạc Long Quân giúp dân làm việc gì?
- Âu Cơ trở thành vợ của Lạc Long Quân khi nào? Hình ảnh Âu Cơ có nét nào có t/chất Kì lạ, đẹp đẽ ?
-Sự việc thần kì nào xảy ra khi LLQ và Âu Cơ trở thành vợ chồng? (Hs đọc)
-Việc sinh nở của Âu Cơ có gì kì lạ?
-Việc tưởng tượng ra một cuộc sinh nở kỳ ảo như vậy của nhân dân ta xưa kia có ý nghĩa gì?--> Dân tộc ta thuở ban đầu đã là một cộng đồng đầy sức mạnh :Tinh thần đoàn kết.
-Nhận xét sự khác nhau của các tư : hồng hào,đẹp đẽ (con trai hồng hào,đẹp đẽ).
-Hãy đưa ra lí lẽ nào LLQ đưa ra để chia con? Cái lí lẽ đó có hợp tình hợp lí không?LLQ và Âu Cơ chia con ntn? Chia con để làm gì?
-Theo em, truyện nầy thì người Việt ta là con cháu của ai?
-Em hiểu thế nào là chi tiết T² kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết đó trong truyện? àChi tiết không có thật,được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mđ ý định.Các chi tiết kỳ ảo, T² trong truyện cổ dân gian gắn với tính ngưỡng của người xưa về thế giới.
Ý nghĩa truyện CRCT là gì?Đối với chúng ta ngày nay?-->54 dân tộc là công cha,công mẹ cần phải đoàn kết,thống nhất.
-Nêu ND và NT truyện?
*HĐ3: Phần tổng kết
-Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ (SGK).
*HĐ4: Hướng dẫn Hs làm bt phần l/tập sgk
+ Bài tập 1: (SGK)
+ Bài tập 2 : Gv gọi Hs kể diễn cảm truyện CRCT.
A. Tìm hiểu bài:
I. Định nghĩa:Thế nào là truyền thuyết.
II. Kết cấu:
-Chia thành 3 phần.
III.Phân tích
1/Lạc Long Quân và Âu Cơ
a>Lạc Long Quân:
-Thần có thân rồng,ở dưới nước,con Thần Long Nữ,sức khỏe vô địch,có nhiều phép lạ diệt được : Ngư Tinh,Hồ Tinh,Mộc tinh.
- Dạy dân cách trồng trọt,chăn nuôi,cách ăn ở.
b> Âu Cơ :
Thuộc dòng dõi Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.Trở thành vợ LLQ khi nàng đến thăm người Lạc Việt,nhiều hoa thơm ,cỏ lạ.
2. Diễn biến :
-LLQ và Âu Cơ nên vợ chồng à Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở trăm con trai,không cần bú mớm mà lớn như thổi.
-Vì ở trên núi không hợp…khi cần.
-Con trai trưởng: Văn Lang
3.Chi tiết T²,kì ảo và vai trò của các chi tiết trong truyện:
-Vai trò: tô đậm t/c kì lạ lớn lao,đẹp đẽ của NV và ước mơ chinh phục,khám phá tự nhiên của coa người.
4.Ý nghĩa truyện:
-Giải thích,suy tôn nguồn gốc cao quý ,thiên liên,ý nguyện đoàn kết,thống nhất của cộng đồng.
IV.Tổng Kết:
* Ghi nhớ : (SGK)
B. Luyện tập :
BT 1 : Một số truyện gt,nguồn gốc PT
-Quả bầu mẹ.
-Kinh và Ba Na là hai anh em
BT 2 : Kể diễn cảm truyện
Con rồng cháu tiên?
* HĐ 5 : Cũng cố ,dặn dò
4/ Cũng cố : Em hiểu thế nào là truyện truyền thuyết?
Cho biết nội dung và ý nghĩa của truyện?
5/ Dặn dò : Học bài – Soạn bài mới “ Bánh Chưng, Bánh Giầy”.
_ _
Tiết 2 Hướng dẫn đọc thêm:
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyền Thuyết)
A. Mục tiêu cần đạt : (SGV/ T.39)
B. Chuẩn bị : GV : Soạn bài, chuẩn bị bức tranh.
HS : Soạn theo câu hỏi SGK.
C. Hoạt động dạy học
*HĐ 1: 1> Ổn định lớp.
2>KT bài cũ : -Thế nào là truyền thuyết?
-Em hiểu ntn là chi tiết T²,kỳ ảo?
-Nêu ý nghĩa của truyện CRCT?
3>Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
*HĐ2: +Gv,Hs đọc-Gv nhận xét Hs đọc.
+ Chú ý g/thích nghĩa các từ phức (ghép,láy trong bài)
-Nêu đại ý câu truyện (kể về nguồn gốc của Bánh Chưng, Bánh Giầy)
-Truyện chia làm mấy phần? Chỉ rõ các phần?
+Phần 1 : Từ đầu đến:Chứng giám.
+Phần 2 : …………. đến :hình tròn.
+Phần 3 : Phần còn lại.
(gọi Hs đọc từng phần và nhận xét)
-Ghẻ lạnh là ntn? (thờ ơ,lạnh nhạt)
-Đoạn 1 truyện kể về việc gì?
-Vua hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Vua truyền ngôi trong hoàn cảnh nầy có hợp lí không?
-Tiêu chuẩn người nối ngôi gì?
-Người nối ngôi vua phải là ra sao?
-Tại sao không nhất thiết phải là con trai trưởng?
-Hình thức thử thách ntn? Các ông Lang chuẩn bị ntn để thi tài (hình thức mang t/c 1 câu đố đặt biệt nhân lễ Tiên Vương, ai làm vua vừa ý vua sẽ truyền ngôi cho)
-Em hãy giải thích từ: tổ tiên? (các thế hệ con ông đã qua đời)
-Tiên Vương nghĩa là gì?
-Tại sao trong 20 người con trai chỉ có Lang Liên được thần giúp đỡ?(Như Tấm Cám,cây tre trăm đốt)
-Hai thứ báng có ý nghĩa ntn?(Thực tế có ý tưởng sâu xa)
-Theo quan niệm người xưa thì tượng trời,tượng đất ntn?
-Qua việc làm bánh ,em thấy Lang Liên là người ntn? (thông minh,hiếu thảo,trân trọng người sinh thành ra mình)
Câu chuyện nhằm giải thích điều gì?
Em giải thích: Sơn hào hải vị,nam công chả phượng?
*HĐ3: Nhận xét về ND và NT truyện?
-Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
*HĐ4: Hướng dẫn Hs luyện tập
+ Tìm những nét giống nhau của T²;Tìm các từ láy trong văn bản.
+ Truyện “BCBG” em thích chi tiết nào nhất?.
A. Tìm hiểu bài:
I. Định nghĩa:Thế nào là truyền thuyết.(xem phần chú thích T1)
II. Kết cấu:
-Chia thành 3 phần.
III.Phân tích
1/Vua hùng chọn người nối ngôi
a>Hoàn cảnh:
-Giặc ngoài đã yên,Vua đã già, thiên hạ thái bình.
b> Tiêu chuẩn :
-Nối chí cha,không nhất thiết con trưởng.
c> Cuộc đua tài :
-Các Lang thi nhau tìm lễ vật.
d> Kết quả :
-Lang Liên được thần báo mộng.Vì Lang Liên là người con ngèo nhất,thiệt thòi,mồ côi mẹ.
-Hai thứ bánh của Lang Liên được vua cha chọn để tế Trời Đất và Tiên Vương.
- Lang Liên được nối ngôi vua.
2.Ý nghĩa truyện:
-Giải thích nguồn gốc 2 loại bánh cổ truyền dân tộc.
-Dề cao nghề nôngvà sự tôn trọng trời,Đất,Tổ Tiên ,nghề trồng lúa nước.
IV.Tổng Kết:
* Ghi nhớ : (SGK)
B. Luyện tập :
* HĐ 5 : Cũng cố ,dặn dò
4/ Cũng cố : Hãy cho biết vì sao hai loại bánh của Lang Liên được vua chọn?
5/ Dặn dò : Học bài – Soạn bài mới “ Thánh Gióng”.
_ _
Tiết 3 TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt : (SGV/ T44)
B. Chuẩn bị : GV : Soạn bài.
HS : Xem bài trước.
C. Hoạt động dạy học
HĐ 1: 1> Ổn định lớp.
2>KT bài cũ :
3>Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
*HĐ2: Cho học sinh nhắc lại k/thức bậc T/học: T/nào là từ ?
+ Hướng dẫn Hs tìm vd sgk ?
+ Gv ghi lại lên bảng :vd
-Vd trên gồm có bao nhiêu từ (có 9 từ) ? Có dưới bao nhiêu tiếng (12 tiếng) ?
-Từ kết hợp với nhau tạo nên 1 đơn vị trong VB?
-Đơn vị trong VB gọi là gì?(câu)
àChốt lại : Từ là đơn vị tạo nên câu.
-Trong các câu, các từ có gì khác nhau về cấu tạo?(khác số tiếng : có từ 1 tiếng, có từ 2 tiếng)
-Vd : có bao nhiêu tiếng (có 12 tiếng)
-Đơn vị được gọi là tiếng dùng để làm gì?(tạo từ)
- Đơn vị được gọi là từ co ùphải là đ/vị do tiếng phối hợp tạo nên không?
-Vậy em hiểu từ là gì?
-Hãy đặt 1 câu và cho biết câu đó có bao nhiêu từ?
-Các đ/vị dược gọi là tiếng và từ có gì khác nhau ?V/d?
-Gv lấy vd phần tìm hiểu bài
+ Từ “Thầy” có mấy tiếng?
+ Từ “Trồng trọt” có mấy tiếng?
-Tiếng và từ có gì khác nhau?
-Tiếng được dùng dể làm gì?
-Từ được dùng dể làm gì?
-Theo em,khi nào 1 tiếng được coi là 1 từ?
-Cho vd từ 1 tiếng, 1 từ gồm 2 tiếng trở lên?
Mục đích, phân loại từ
-Gv ghi bảng phụ.
-vd : Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt,chăn nuôi và có ngày tết làm bánh chưng,bánh giầy.
-Gọi Hs phân loại từ đơn,từ phức?
- Từ đơn là gì? vd?
-Từ phức là gì?vd?
-Từ đơn có cấu tạo ntn ? vd ?
-Từ phức chia mấy loại? (có 2 loại)
-Từ láy có cấu tạo ntn ?
Phân tích đặt điểm cấu tạo của từ
-Từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?
+ Giống : đều là từ phức,đều dược cấu tạo từ các tiếng.
+ Khác nhau :
*Từ ghép được cấu tạo 2 tiếng (hoặc hơn) có nghĩa
*Từ láy cấu tạo bằng 1 từ có nghĩa.
-Gọi Hs đọc ghi nhớ sgk.
*HĐ 3 :Luyện tập
-Gv hướng dẫn Hs làm BT.
Bài tập 1: Câu hỏi (sgk)
Bài tập 2: Câu hỏi (sgk)
Bài tập 3: Câu hỏi (sgk)
Bài tập 4: Câu hỏi (sgk)
Bài tập 5: Câu hỏi (sgk)
A. Tìm hiểu bài:
I. Từ là gì:
a>Khái niệm : Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng đễ đặt câu.
Vd :học sinh (1 từ)
b>Đối chiếu giữa từ và tiếng :
-Nhận diện tiếng trong từ.
+Tiếng dùng để tạo từ.
+Từ dùng để tạo câu.
+Khi 1 tiếng có thể dùng để tạo câu,tiếng ấy trở thành từ.
Vd : - Đi à 1 từ ( 1 tiếng)
- Học sinh à1 từ (2 tiếng)
- Tôi đi xem VTTH
1t 1t 1t 4t
- Câu lạc bộ / TN
3t 2t
II. Từ đơn và từ phức:
1> Từ đơn :
-Là từ chỉ gồm 1 tiếng.
Vd :Cách,bàn,nhà,…
2>Từ phức :
- Gồm 2 hoặc nhiều tiếng.
Vd : Núi sông,ruộng vườn,…
+ Từ ghép :Các tiếng có liên hệ với nhau về nghĩa.
Vd :Chăn nuôi,học hỏi,…
+Từ láy : Có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
Vd :Thiết tha,gập ghềnh,…
III.Ghi nhớ : 1,2 (sgk)
B.Luyện tập :
Bài tập 1:
a>Từ nguồn gốc,con cháuàTG
b>Cội nguồn:gốc rễ,nguồn gốc,gốc gác,…
c>TG chỉ thân thuộc:cha anh, cô dì,cậu mợ,chú thiếm,anh em
Bài tập 2:
-Theo giới tính:cha mẹ,c/thiếm
-Theo bậc: bác cháu,chị em…
Bài tập 3:Gv h/dẫn Hs làm bài.
Bài tập 4:
-Từ láy thút thít: miêu tả tiếng khóc của con người.
-Cùng tác dụng: sụt sùi,nức nở.
Bài tập 5: Hướng dẫn hs làm ở nhà .
* HĐ 4 : Cũng cố ,dặn dò
4/Cũng cố : Đọc phần đọc thêm? Cho biết từ phức là gì?
Phân biệt từ ghép khác từ láy ntn?
5/Dặn dò : Học bài ,làm bài tập – Xem bài mới .
_ _
Tiết 4: GIAO TIẾP,VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
A. Mục tiêu cần đạt : (SGV/48)
B. Chuẩn bị : GV : Soạn bài.
HS : Xem bài trước.
C. Hoạt động dạy học
*HĐ 1: 1> Ổn định lớp.
2>KT bài cũ :
3>Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
*HĐ2: Gv nêu câu hỏi 1a sgk/15.
-Khi nào ta muốn thể hiện 1 t/tưởng ,tình cảm,nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết,thì em làm thế nào?
(Nói hay viết,có thể nói diễn đạt thành lời t/tưởng, tình cảm, nguyện vọng đó)
-Khi muốn biểu đạt t/tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy 1 cách đầy đủ,trọn vẹn cho người khác hiểu,em phải làm gì?
(phải tạo lập văn bản: nói hay viết phải có đầu có cuối,mạch lạc,có lí lẽ)
-Gọi Hs đọc câu hỏi C/16.
-Câu ca dao đó được sáng tác ra để làm gì?(à khuyên con người nên bền chí)
-Giữ chí cho bềnànghĩa là gì?(àkhông dao động khi người khác thay đổi chí hướng)
-Hai dòng 6 và 8 liên kết với nhau ntn? (àLiên kết với nhau theo luật thơ lục bát,vần với chữ 6 của 2 câu :ên , theo quan hệ nhượng bộ :dù – vẫn
-Theo em câu ca dao đó có thể coi là một văn bản chưa?Vì sao? à2 câu đã thể hiện ý trọn vẹn và được coi là 1 văn bản .
-Vậy em hiểu giao tiếp là gì?
-Gv cho thảo luận a,b,c,d àvăn bản là gì?
-Phương thức biểu đạt là gì?
àLà cách thức làm văn bản phù hợp với mục đích giao tiếp
-Mục đích giao tiếp là gì? (là đích giao tiếp) .Vậy các câu d,đ,c là văn bản, mỗi văn bản có phương thức biểu đạt riêng.
-Có 6 kiểu văn bản :
1.Tấm cám , thạch sanh à tự sự
2.Tả con đường là à miêu tả
3.Tục ngữ “LLĐLG” à nghị luận
4.Biểu hiện giao tiếp … àt/minh
5.Đơn từ ,báo cáo,thông báo àhành chính – công vụ
6.Thơ , ca dao à biểu cảm
*HĐ 3:(10 ph) Gv hướng dẫn làm bài tập
-BT1: Học sinh đọc
GV hướng dẫn làm
-BT 2:Tìm hiểu truyện “Con rồng cháu tiên” thuộc loại văn bản nào ?
A/Tìm hiểu văn bản:
I/Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt
1.Văn bản và mục đích giao tiếp :
-Giao tiếp là hành động truyền đạt ,tiếp nhận thông tin ,tình cảm ,bằng phương tiện ngôn từ
-Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất , có liên kết mạch lạc , vận dụng phương thức biểu đạt , phù hợp để thể hiện mục đích giao tiếp
2.Kiểu văn và phương thức biểu đạt của văn bản :
-Học chấm đậm thứ 3 ở SGK.17
III/ Ghi nhớ : (SGK/17)
B. Luyện tập :
Bài tập 1:
a>Tự sự à thuộc loại kể chuyện có người,có việc,có diễn biến
b>Miêu tảà tả cảnh thiên nhiên,đêm trăng trên sông.
c>N/luậnàbàn luận ý kiến về vấn đề làm cho dân giàu nước mạnh.
d>Biểu cảmàtình cảm tự tin,tự hào của cô gái.
Bài tập 2:
Truyện CRCTèv/bản tự sự vì có cả truyện kể việc,kể người và lời nói hành động của họ theo 1 diễn biến nhất định.
* HĐ 4 : Cũng cố ,dặn dò
4/ Cũng cố : Văn bản là gì?
Kể các loại phương thức biểu đạt của văn bản.
5/Dặn dò : Học bài – Xem bài mới .
File đính kèm:
- Giao an ngu van 6(19).doc