Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 1 - Tiết 1: Văn bản: Con rồng, cháu tiên (truyền thuyết)

Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện

Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng đọc. kể lại dược truyện.

3. Giáo dục:

- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, niềm tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ của dân tộc

A. Tổ chức các hoạt động dạy -học:

* Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS .

- Kiểm tra SGK, vở soạn bài

* Bài mới :

- Giới thiệu bài : Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kỳ diệu . Các cộng đồng người Việt chúng ta sinh sống trên một dải đất hẹp và dài uốn cong hình chữ S bên bờ biển Đông bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm huyền ảo “ Con Rồng, cháu Tiên”

 

doc27 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 1 - Tiết 1: Văn bản: Con rồng, cháu tiên (truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 4/9/2007 Bài 1: Tiết 1: Văn bản: Con Rồng, Cháu Tiên (Truyền thuyết) Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc. kể lại dược truyện. 3. Giáo dục: - Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, niềm tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ của dân tộc Tổ chức các hoạt động dạy -học: * Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS . - Kiểm tra SGK, vở soạn bài * Bài mới : - Giới thiệu bài : Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kỳ diệu . Các cộng đồng người Việt chúng ta sinh sống trên một dải đất hẹp và dài uốn cong hình chữ s bên bờ biển đông bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm huyền ảo “ Con Rồng, cháu Tiên” Cho HS đọc truyện bằng cách phân vai - GV nhận xét cách đọc . - Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích . GV hỏi: Qua phần đọc , em hiểu truyền thuyết là gì? GV nói thêm: Truyền thuyết có nơi liên hệ với lịch sử rất rõ nét, có cơ sở lịch sử, nó gắn với một thời đại lịch sử... - Tuy vậy truyền thuyết không phải là lịch sử bởi đây là truyện là tác phẩm nghệ thuật dân gian nó thường có các yếu tố lý tưởng hoá và yếu rố tưởng tượng kỳ ảo I. Khái niệm về truyền thuyết : - Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ - Thường có yếu tố tưởng tương, kỳ ảo. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử - Gọi HS tóm tắt truyện ? Vì sao truyện “Con Rồng, cháu Tiên” được xem là TT Vì : + Sự kiện, nhân vật lịch sử: vua Hùng lập nước Văn Lang -> nhà nước đầu tiên của nước ta . - Yếu tố hoang đường, kỳ ảo: nguồn gốc của LLQ và Âu Cơ , việc sinh nở kỳ lạ. - Cách đánh giá của nhân dân: suy tôn , giải thích nguồn gốc đẹp đẽ của người Việt - đánh giá công lao của vua Hùng II. Tìm hiểu truyện 1/ Những chi tiết tưởng tượng , hoang đường, kỳ ảo : ? Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ? - Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần. Lạc Long Quân là thần Nòi Rồng ở dưới nước, con Thần Long Nữ. Âu Cơ là nòi Tiên, ở trên núi cao, thuộc dòng họ Thần Nông- Vị thần chủ trì nghề nông dạy làm nghề trồng trọt cày cấy - Hình dạng: Lạc Long Quân, sức khoẻ vô địch có nhiều phép lạ - Âu Cơ là người con gái xinh dẹp tuyệt trần ? Lạc Long Quân đã giúp dân làm những gì? Điều ấy có ý nghĩa gì? ? Việc tác duyên của Lạc Long Quân nàng Âu Cơ và việc sinh con của Âu Cơ có gì kỳ lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? và để làm gì? Cứ theo truyện này thì người Việt là con cháu ai? ? Em hiểu thế nào là các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ? Các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện này có vai trò (ý nghĩa gì)? ? Em hãy cho biết ý nghĩa của truyện? - Gv cho học sinh thảo luận và khái quát lại 2 ý phần ghi nhớ. a) Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ a/ Nguồn gốc - hình dạng - Lạc Long Quân : + Thần nòi rồng, dưới nước- con trai thần Long Nữ. + Sức khoẻ vô địch có nhiều phép lạ, giúp dân... -> Vẻ đẹp cao quý, dũng mãnh, nhân hậu. - Âu Cơ : Dòng Tiên ở trên núi, họ thần Nông . + Xinh đẹp dịu dàng, thích du ngoạn -> vẻ đẹp cao quý dịu dàng, phóng khoáng, thơ mộng . * Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ b) Sự nghiệp mở nước: Kỳ lạ, lớn lao - Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh... Mộc Tinh, những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. - Việc kết duyên kỳ lạ ở chỗ: một người nòi Rồng ở dưới nước thẳm, một người Nòi Tiên ở trên non cao, hai người gặp nhau đem lòng yêu nhau cùng chung sống trên cạn ở cung Long Trang, nhưng kẻ ở cạn, người ở dưới nước, tập quán khác nhau khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. - Việc sinh con của Âu Cơ lạ: “Sinh cái bọc.. như thần”. - Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con là để mở mang cai trị các vùng khác nhau củ đất nước. - Theo truyện này thì người Việt là con cháu Lạc Long Quân và Âu Cơ. (Lạc Hồng). c) Vai trò của các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo: - Là những chi tiết không có thực được tác giả dân gian sáng tạo nhằm một mục đích nhất định (yếu tố thần kỳ, lại thường...) các chi tiết này gắn bó với quan niệm của người xưa “vạn vật hữu linh” - Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của sự kiện. - Thần kỳ hoá, thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc mình. - Làm tăng thêm sức hấp dẫn của tác phẩm. d) ý nghĩa của truyện: - Truyện “Con rồng cháu tiên”có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn két thống nhất cộng đồng của người Việt II. Ghi nhớ: HS đọc ghi nhớ và học thuộc IV. Luyện tập Câu1: Một số tộc người khác ở VN cũng có các câu chuyện giải thích về nguồn gốc giống nòi tương tự như truyện CRCT: VD: Mường “Quả trứng ta nở ra con người” Khơ Mú: Quả bầu mẹ - Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá của các dân tộc anh em trên đất nước ta. Câu 2: HS kể lại truyện CRCT - Hướng dẫn học bài mới: Đọc và soạn văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” IV. Phần điều chỉnh bổ sung:………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docTiet 1 Con Rong chau Tien.doc