Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 24 văn bản: Lượm (Tố Hữu)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật.

Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật kể và tả trong bài thơ có yếu tố tự sự.

2.Giáo dục: ý thức trân trọng những tấm gương cao cả, noi gương những người đi trước sống có ích cho xã hội.

3. Tư duy: Rèn khả năng cảm nhận vẻ đẹp thơ văn từ hình tượng nhân vật Lượm.

4. Rèn kỹ năng: Phân tích, cảm nhận về thơ tự sự.

B. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

GV: Chân dung Tố Hữu, máy chiếu.

HS: Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

Ổn định tổ chức ( 1phút ).

Kiểm tra sĩ số: 6A: . 6B: .

Kiểm tra bài cũ ( 5phút ).

Kiểm tra vở bài soạn của HS.

Cho điểm: 6A: . 6B: .

Bài mới (35phút ).

Giới thiệu bài: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có biết bao tấm gương thiếu nhi VN dũng cảm, kiên cường dám xả thân vì độc lập tự do của tổ quốc. Hình ảnh của các em mãi là ngọn đuốc sáng ngời trong những trang sử của dân tộc ta. Nhà thơ Tố Hữu xúc động trước một tấm gương thiếu nhi dũng cảm, kiên cường như thế nên đã viết bài thơ “ Lượm”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 22964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 24 văn bản: Lượm (Tố Hữu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.........……… Ngày dạy:..........……… Tiết số: 99. Bài 24 văn bản: lượm ( Tố Hữu ) A. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật. Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật kể và tả trong bài thơ có yếu tố tự sự. 2.Giáo dục: ý thức trân trọng những tấm gương cao cả, noi gương những người đi trước sống có ích cho xã hội. 3. Tư duy: Rèn khả năng cảm nhận vẻ đẹp thơ văn từ hình tượng nhân vật Lượm. 4. Rèn kỹ năng: Phân tích, cảm nhận về thơ tự sự. B. Chuẩn bị tài liệu và phương tiện. GV: Chân dung Tố Hữu, máy chiếu. HS: Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK. C. Tiến trình lên lớp. ổn định tổ chức ( 1phút ). Kiểm tra sĩ số: 6A:……. 6B:…….. Kiểm tra bài cũ ( 5phút ). Kiểm tra vở bài soạn của HS. Cho điểm: 6A:…….. 6B:…….. Bài mới (35phút ). Giới thiệu bài: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có biết bao tấm gương thiếu nhi VN dũng cảm, kiên cường dám xả thân vì độc lập tự do của tổ quốc. Hình ảnh của các em mãi là ngọn đuốc sáng ngời trong những trang sử của dân tộc ta. Nhà thơ Tố Hữu xúc động trước một tấm gương thiếu nhi dũng cảm, kiên cường như thế nên đã viết bài thơ “ Lượm”. hoạt động của thầy hoạt động của trò nội dung ghi bảng H: Dựa vào chú thích sao, em hãy nêu nét cơ bản về tác giả ? GV: Chiếu chân dung Tố Hữu. - Với TH, từ khi bước vào hàng ngũ cách mạng là lúc nhà thơ sáng tác thơ.Từ một thanh niên khi được đứng trong hàng ngũ cách mạng, TH đã vô cùng vui sướng, tự hào và viết bài thơ “từ ấy” – Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lý chói qua tim. Ngoài ra, TH còn là một trong những nhà thơ có nhiều bài thơ hay viết về Bác Hồ, về kháng chiến. - Nằm trong mạch cảm xúc hào hùng về kháng chiến tác giả đã viết bài “ Lượm”. ? Nêu xuất xứ bài thơ ? GV chiếu bài thơ. GV kể: Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tố Hữu vừa ở Hà Nội trở vào Huế tình cờ gặp chú bé Lượm. ít lâu sau, nhà thơ lại nghe tin Lượm đã hy sinh anh dũng trên đường đi công tác. Xúc động trước sự hy sinh của Lượm tác giả viết lên bài thơ này. GV hướng dẫn đọc: sáu khổ đầu đọc giọng sôi nổi, vui tươi; bẩy khổ giữa đọc chậm hơn, trầm lắng. Hai khổ cuối cất cao giọng. GVtrước một lượt. GV giải thích từ khó: hiểm nghèo ( nguy hiểm, gay go ); đường ra ( tác giả từ Huế ra Hà Nội ). H: Quan sát bài thơ, hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào ? - Thể thơ 4 tiếng, nhịp 2/2 chẵn, gieo vần lưng hoặc vần chân, nguồn gốc từ thể vè dân gian. H: Vậy em nào có thể kể tên một vài bài vè dân gian mà em biết ? - Vè con dao, vè nói ngược... H: Xét về thể loại, bài thơ này giống với bài thơ nào các em đã học ? Đó là thể loại gì ? - Với bài thơ này, tác giả vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật liên quan trực tiếp đến nhân vật chính. H: Bài thơ bao nhiêu khổ, có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung chính của từng phần ? - Bài thơ có 15 khổ. GV chiếu bố cục bài thơ lên máy chiếu. H: Hãy kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình ? GV nhận xét, uốn nắn. GV chiếu phần 1 bài thơ lên máy. H: Hãy đọc diễn cảm 5 khổ thơ đầu ? H:Khổ thơ 1 giới thiệu về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa 2 chú cháu. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu diễn ra ở đâu ? Trong hoàn cảnh nào ? - Câu thơ đầu tiên, từ “đổ máu” cho thấy cuộc kháng chiến chống Pháp ở Huế nói riêng của cả nước nói chung diễn ra rất ác liệt. ? Đọc thầm các khổ còn lại ? GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, chia làm hai nửa lớp trong 3 phút: 1, Tìm các chi tiết miêu tả dáng điệu, trang phục, cử chỉ, lời nói của chú bé Lượm ? GV yêu cầu các nhóm đưa ra kết quả. *Dáng điệu:- loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh * Trang phục: - cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch * Cử chỉ: - huýt sáo, như chim chích, nhảy trên đường vàng, cười híp mí... *Lời nói: Cháu đi liên lạc, vui...thích.. ? Miêu tả dáng điệu, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? - Thoăn thoắt: Rất nhanh, ẩn hiện bất ngờ. Loắt choắt: Rất gầy, nhanh. Nghênh nghênh: hơi nghênh, trẻ con thích nhìn ngang, nhìn ngó. - Các từ láy đã gợi lên hình ảnh chú bé Lượm nhỏ bé nhanh nhẹn và rất linh hoạt. ? Em hình dung như thế nào về trang phục của Lượm ? - Giống anh lính vệ quốc quân. ? Miêu tả cử chỉ của Lượm tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? - So sánh. H: Hình ảnh so sánh Lượm với con chim chích nhảy trên đường vàng đẹp và hay ở chỗ nào ? - So sánh giản dị mà sát với thực tế Lượm đi liên lạc giữa cảnh chiến tranh ác liệt mà hồn nhiên như bao em nhỏ đang vui bước đến trường. H: HS thảo luận hình ảnh “ đường vàng” là con đường như thế nào ? - Đây là hình ảnh con đường trong hồi tưởng của nhà thơ, có thể là con đường cát vàng, nắng vàng, bên đồng lúa vàng , lá vàng... Đây có thể nói là hai khổ thơ thành công nhất trong bài vì : Hai khổ giàu nhịp điệu, giàu tính tạo hình. Vì thế nó được điệp lại ở cuối bài thơ. H: Em hình dung như thế nào về tâm trạng của Lượm khi trả lời “ Cháu đi liên lạc.....ở nhà” ? - Cuộc trò chuyện ngắn ngủi nhưng cũng gây ấn tượng đẹp, Lượm nói với tất cả niềm vui, sự nhiệt tình với công việc mới được giao của một đứa trẻ. H:Khi chia tay với chú, qua lời chào em nhận thấy Lượm có sự chuyển biến như thế nào trong tư tưởng ? ? Qua phân tích, em có cảm nhận chung gì về hình ảnh của Lượm ? H:Thái độ, tình cảm của tác giả ra sao khi hồi tưởng về cuộc gặp gỡ này ? - Tác giả cảm thấy rất vui, yêu mến Lượm. - Vui, tin tưởng vào thế hệ trẻ. Chuyển ý: Chia tay Lượm không bao lâu, người cháu vân làm nhiẹm vụ liên lạc ở quê hương, chú ra HN tiếp tục công việc của mình thì chú nghe tin Lượm hy sinh.... GV chiếu phần 2. H: Hãy đọc thầm phần 2. ? Cảm nhận về hình thức và ý nghĩa của khổ thơ: Ra thế, Lượm ơi!... - Là khổ thơ đặc biệt, tách một câu thưo thành hai câu, làm cho câu thơ gãy đôi, dùng câu cảm để gọi Lượm thân thương, thống thiết. Thể hiện thái độ bàng hoàng, đau xót. Lượm hy sinh với tư thế như thế nào, ta tìm hiểu tiếp. H: Đọc khổ thơ: Vượt qua mặt trận ... nghèo ? ? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ ở khổ thơ trên ? Từ có ý nghĩa gì ? - ĐT mạnh, từ láy: hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm, khó khăn. ? Câu hỏi tu từ cho thấy tinh thần của em lúc này như thế nào ? - Em gan dạ kiên cườngbăng qua làn đạn của kẻ thù, vì em đang làm nhiệm vụ vô cùng quan trọng. - Khổ thơ tiếp theo “ Đường quê vắng vẻ” càng lằm tăng sự nguy hiểm, như dự báo một điều gì đó đáng sợ sắp xảy ra. ? Khổ thơ “Bỗng loè...” em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu ? - từ gợi hình: loè. Câu cảm thán. Diễn tả sư hy sinh của Lượm một cách gián tiếp nhưng vô cùng xúc động. Một lần nữa tác giả thốt lên: Lượm ơi...bởi không thể kìm nén được sự mất mát đau đớn này. H: Hình ảnh Lượm hy sinh khi nằm trên lúa tay nắm chặt bông có ý nghĩa gì ? - Kẻ thù chỉ cướp đi mạng sống của em nhưng không thể cướp đi sự thanh thản hồn nhiên của một tâm hồn đang còn thơm mùi gặt hái. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hoá thân vào non sông đất nước. ? Em nhận thấy khổ thơ Lượm ơi, còn không có gì đặc biệt ? - Khổ thơ chỉ có một khổ, là câu hỏi tu từ. ? Câu hỏi tu từ trên có tác dụng khơi gợi cảm xúc của tác giả ra sao ? - Câu hỏi vừa bộc lộ sự đau xót, vừa bộc lộ sự ngỡ ngàng như không muốn tin rằng Lượm không còn nữa. ? Hai khổ cuối được điệp lại có ý nghĩa gì ? - Cấu trúc trùng điệp như một âm vang bất tử. Lượm tuy đã hy sinh nhưng hình ảnh của em không bao giờ mất trong lòng đồng chí đồng bào. H: Em hãy kể thêm những tấm gương thiếu niên dũng cảm trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ ? ? Học song bài thơ, những hình ảnh nào về Lượm còn in đậm trong tâm trí em ? ? Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ trên là gì ? - Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh 1920 ở Thừa Thiên- Huế. Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. - Bài thơ viết năm 1948 trong cuộc kháng chiến chông Pháp. - 1 HS đọc cả bài. - Thể thơ 4 tiếng. - HS kể một hai bài vè. -Thể loại giống với bài: Đêm nay Bác không ngủ, thơ tự sự. - Bố cục: 2 phần. + Từ đầu...xa dần: Hình ảnh chú bé Lượm . +Tiếp theo... hết: Sự hy sinh của Lượm và tình cảm của tác giả. HS kể chuyện. HS nhận xét. HS đọc diễn cảm. - Tác giả và Lượm tình cờ gặp nhau ở Hàng Bè, khi Huế đang trong cuộc kháng chiến chống Pháp ác liệt. - HS hoạt động nhóm. - Đường vàng: con đường chải màu vàng của lúa, của cát.... - Hình ảnh Lượm vừa đi vừa nhảy nhót trên con đường đẹp của quê hương xứ Huế. - Lượm vui sướng, phấn khởi với nhiệm vụ được giao. - Qua cách xưng hô “ đồng chí” dường như Lượm đã xác định đươc vị trí vai trò của mình trong hàng ngũ của những người chiến sĩ cách mạng. - Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời hăng hái tham gia kháng chiến. - Vẫn là chú đồng chí nhỏ hồn nhiên, hăng hái, vui tươi, nhí nhảnh. - Lượm gan dạ, kiên cường băng qua mưa bom bão đạn để làm nhiệm vụ. - Lượm băng qua cánh đồng lúa khi đang trổ đòng. - Câu cảm thán “ Thôi rồi, Lượm ơi!” Thể hiện sự đau đớn tột cùng của tác giả khi Lượm hy sinh. - Em sống, chiến đấu vì quê hương. -Em hy sinh trên mảnh đất quê hương mình. - Nhà thơ diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, bàng hoàng, đau đớn nghẹn ngào trước cái chết của Lượm. - Kim Đồng, Nguyễn Bá Ngọc, Lê Văn Tám... I. Đọc và tìm hiểu khái quát. 1.Tác giả - Nguyễn Kim Thành ( 1920-2002 ) ở Huế. - Cuộc đời cách mạng gắn liền với cuộc đời thơ. 2.Tác phẩm - Viết năm 1948, in trong tập thơ Việt Bắc. 3.Đọc, kể, tìm bố cục. II. Đọc và tìm hiểu chi tiết. 1.Hình ảnh chú bé Lượm. - Nghệ thuật: Từ láy Lượm hồn So sánh nhiên, nhí ẩn dụ nhảnh, hăng hái với nhiệm vụ của mình. 2. Sự hy sinh của Lượm và tình cảm của tác giả. - Dùng động từ, từ láy, câu hỏi tu từ. đ gan dạ kiên cường bất chấp hiểm nguy. - Sự hy sinh của em góp phần cho thắng lợi của cuộc kháng chiến. - Điệp khúc: Lượm sống mãi con người, quê hương, đất nước VN. III. Tổng kết 1.Nội dung 2.Nghệ thuật ( Ghi nhớ:SGK ) củng cố ( 3phút ) Em hãy đóng vai người chú kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu ? Làm BT 2 trong phần luyện tập ? hướng dẫn ( 1phút ) Học thuộc lòng bài thơ ? Nắm phần phân tích ? Soạn, đọc trước bài “ Mưa”. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docLUOM- VAN 6 ( OANH ).doc
Giáo án liên quan