I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
- Kể được truyện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, bức tranh về LLQ và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển và tranh, ảnh về Đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu.
- Học sinh: SGK và tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Truyện “Con Rồng Cháu Tiên” là một truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng Cháu Tiên là gì? Để thể hiện rõ nội dung, ý nghĩa ấy, truỵên đã dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao nhân dân ta, qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu chuyện này? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi ấy.
168 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Học Kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 Tuần 1
Phần A: Văn bản –Tiết 1
CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
- Kể được truyện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, bức tranh về LLQ và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển và tranh, ảnh về Đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu.
- Học sinh: SGK và tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Truyện “Con Rồng Cháu Tiên” là một truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng Cháu Tiên là gì? Để thể hiện rõ nội dung, ý nghĩa ấy, truỵên đã dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao nhân dân ta, qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu chuyện này? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi ấy.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2: Đọc – tìm hiểu chú thích.
- SGK trang 7.
? Thế nào là truyền thuyết?
* Hoạt động 3: Đọc – hiểu văn bản.
- Gọi HS đọc văn bản.
- Nhận xét và sửa cách đọc.
? Văn bản này có bố cục mấy phần?
? Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
? Việc làm của Lạc Long Quân đã phản ánh quá trình gì của người Việt?
? Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kì lạ?
? Chuyện Âu Cơ sinh con có gì lạ?
? Vì sao trăm người con đều sinh ra trong một bọc? Điều này có ý nghĩa như thế nào?
? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì?
? Chi tiết này nhằm nói lên điều gì?
? Hãy cho biết ý nghĩa của truyện “Con Rồng Cháu Tiên”?
- Gọi 1 HS phát biểu.
- Gọi 2 Hs đọc và ghi nhận xét.
- Gọi 2-3 HS phát biểu và nhận xét.
* Đoạn 1: Từ đầu …… Long Trang.
* Đoạn 2: Ít lâu sau …. lên đường.
* Đoạn 3: Phần còn lại.
- Gọi 2 – 3 HS phát biểu.
- Thảo luận nhóm à quá trình chinh phục thiên nhiên, mở mang đời sống con người Việt khi khai phá vùng biển, vùng núi, vùng đồng bằng.
- Phát biểu à Rồng ở biển cả, Tiên ở non cao gặp nhau đem lòng yêu thương à kết làm vợ chồng.
- Phát biểu
- Thảo luận nhóm.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Gọi 4 HS đọc ghi nhớ.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
- Truyền thuyết: là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân và các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
II. Đọc – hiểu văn bản:
I. Giới thiệu nhân vật:
Lạc Long Quân
Thần
- Thần nòi rồng
- Ở dưới nước.
- Con thần Long Nữ nguồn gốc cao quí, hình dạng kì lạ.
- Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
- Công việc lớn lao, khai phá vùng biển, rừng núi, đồng bằng.
Âu Cơ
- Dòng tiên
- Ở trên núi
- Thuộc dòng họ Thần Nông
Dòng họ cao quí, dung mạo đẹp đẽ.
- Thích hoa thơm cỏ lạ.
à Phong cách thanh cao.
2/ Cuộc tình duyên kỳ lạ:
a) Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở ra trăm con:
… Da dẽ hồng hào, đẹp đẽ, … khoẻ mạnh à Chi tiết tưởng tượng kìa ảo.
Dân tộc VN được sinh ra trong một bọc cùng chung một nòi giống, tổ tiên, phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “đồng bào”.
b) Chia nhau cai quản các phương:
- Năm mươi con theo cha xuống biển.
- Năm mươi con theo mẹ lên núi.
à Nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam sống trên đất nước.
=> Ý nguyện đoàn kết thống nhất.
III. Ghi nhớ:
SGK trang 8.
IV. Luyện tập:
- Câu 1, 2 SGK trang 8.
* Dặn dò:
- Về học bài – làm bài.
- Xem trước bài “Bánh chứng. Bánh giầy”
Phần A: Văn bản – Tiết 2
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
- Hướng dẫn đọc thêm. (Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Bánh Chưng, Bánh Giầy.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
- Kể được truyện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ
- Học sinh: SGK và tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hằng năm, mỗi khi xuân về tết đến nhân dân ta – con cháu của các vua Hùng – từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xây đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh ấy làm cho chúng ta thêm yêu quý, tự hào về nền văn hoá cổ truyền độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết Bánh Chưng, Bánh Giầy. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm Bánh Chưng, Bánh Giầy trong ngày tết, đề cao sự kính trời, đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hoá đậm đà màu sắc, phong vị dân tộc.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2: Đọc – tìm hiểu chú thích.
* Hoạt động 3: Đọc – hiểu văn bản.
- Gọi HS đọc văn bản.
- Nhận xét và sửa cách đọc.
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? với ý định ra sao và bằng hình thức nào?
? Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Vì Chàng là người “thiệt thòi nhiều nhất”.
+ Tuy là Lang nhưng từ khi lớn lên, chàng “ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai”. Lang Liêu thân thì con vua nhưng phận thì rất gần gũi với dân thường.
+ Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần (trong trời đất không có gì quý hơn hạt gạo) và thực hiện được ý thần à Thần ở đây là nhân dân.
? Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được truyền nối ngôi vua?
* Hoạt động 4: Ghi nhớ.
? Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh Chưng, Bánh Giầy?
* Hoạt động 5: Luyện tập
- Đọc truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
- Gọi HS đọc.
- Gọi 2 Hs đọc và ghi nhận xét.
- Gọi HS phát biểu.
à Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung lo cho dân được no ấm; vua đã già; muốn truyền ngôi.
+ Ý của vua: phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
+ Hình thức: Ra một câu đố để thử tài.
- Thảo luận nhóm.
- Gọi Hs phát biểu.
- Gọi 4 Hs đọc ghi nhớ.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
SGK trang 11.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1) Câu đố của Vua Hùng:
- “Người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng”.
à Ý vua khó đoán.
2) Cuộc thi tài giải đố:
a) Lang Liêu là con thứ 18, mồ côi mẹ, gắn bó với đồng áng, gần gũi với nhân dân.
b) Thần mách bảo:
“…… Không có gì quí bằng hạt gạo, hãy lấy gạo làm bánh …”
à Đề cao nghề nông.
- Bánh hình tròn tượng trưng cho trời à Bánh Giầy.
- Bánh hình vuông tượng trưng cho đất à Bánh Chưng.
à Tế Trời, Đất, Tiên Vương nhằm đề cao tín ngưỡng thờ Trời, Đất, Tổ Tiên.
=> Lang Liêu được nối ngôi.
III. Ghi nhớ :
SGK trang 12
IV. Luỵên tập :
- Câu 1, 2 SGK trang 12.
* Dặn dò:
- Về học bài – làm bài.
- Xem trước bài “Từ và cấu tạo của từ TV”
Phần B: Tiếng Việt -Tiết 3
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
- Nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm. Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt, cụ thể là:
* Khái niệm về từ;
* Đơn vị cấu tạo từ (tiếng);
* Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ láy).
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phân loại các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt + bảng phụ.
- Học sinh: SGK và tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là truyền thuyết ?
- Hãy cho biết ý nghĩa của truyện “Con Rồng Cháu Tiên”?
2/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- GV ghi bảng.
* Hoạt động 1:
Lập danh sách từ và tiếng trong câu.
- Gọi HS đọc mục I.1 trang 13 và cho HS tự lập danh sách.
* Hoạt động 2: Vậy các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?
à Tiếng dùng để tạo từ.
à Từ dùng để tạo câu.
- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy có thể trở thành từ.
? Vậy từ là gì?
* Hoạt động 3: Gọi Hs đọc mục II.1 trang 13 và cho HS tự lập bảng phân loại.
Từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày tết, làm.
Từ láy: trồng trọt.
Từ Ghép : chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
* Hoạt động 4:
Phân tích đặc điểm của từ và đơn vị cấu tạo từ.
? Hãy cho biết từ đơn và từ phức có gì khác nhau?
? Từ láy và từ ghép được tạo ra như thế nào?
* Hoạt động 5:
Hệ thống hóa kiến thức.
- Chốt lại kiến thức trong khung ghi nhớ.
* Hoạt động 6: Luyện tập
* Bài tập 1:
a) Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.
b) Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác …
c) Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em …
* Bài tập 2:
a) Theo giới tính (nam/ nữ): ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ, …
b) Theo bậc (trên/ dưới): bác cháu, chị em, dì cháu …
* Bài tập 3:
a) Cách chế biến : bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng …
b) Chất liệu làm bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô …
c) Tính chất của bánh: bánh dẻo, bánh phồng …
d) Hình dáng của bánh: bánh gối, bánh tai voi …
* Bài tập 4:
- Miêu tả tiếng khóc của người.
- Từ láy: nức nở, sụt sùi, rưng rức …
* Bài tập 5:
a) Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả …
b) Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, lầu bầu …
Tả dáng điệu : lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang …
- Gọi 2 HS phát biểu, nhận xét và tự điền vào sơ đồ của mình.
- Gọi 2 HS phát biểu.
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK trang 13.
- Gọi HS đọc, tự làm và nhận xét.
- Hs thảo luận.
- Gọi 3 -4 Hs đọc ghi nhớ.
I. Từ là gì:
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
II. Từ đơn và từ phức:
(Cho HS kẻ bàng vào tập)
III. Ghi nhớ:
SGK trang 14.
IV. Luyện tập:
Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, trang 14 – 15.
* Dặn dò:
- Về học bài – làm bài tập.
- Xem trước bài “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”
Phần C: Làm văn -Tiết 4
GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
- Huy động kiến thức của HS về các loại văn bản mà HS đã biết.
- Hình thành sơ bộ các khái niệm : văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, các lá thiếp mời, công văn, bài báo, hoá đơn tiền điện, biên lai …
- Học sinh: SGK và tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2: GV giới thiệu bài + viết bảng.
-Nêu câu hỏi mục I. 1a, b/15.
- Gọi HS đọc câu hỏi mục I.1c trang 16.
* Hoạt động 2: Mở rộng các câu hỏi mục I.1d, đ, e/ 16.
- GV ghi bảng
à câu d: Lời phát biểu cũng là văn bản, vì là chuỗi lời , có chủ đề à đây là văn bản nói.
Câu đ: bức thư là văn bản viết, có thể thức, có chủ đề.
Câu e : các thiếp mời, đơn xin đều là văn bản, vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định.
* Hoạt động 3: Giới thiệu các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.
- HS làm mục 2 SGK trang 16.
- Yêu cầu HS làm bài tập SGK trang 17.
* Hoạt động 4: Ghi nhớ
* Hoạt động 5: Luyện tập
Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 SGK trang 17, 18.
- Gọi HS phát biểu.
Ví dụ a: Tôi thích vui Chao ôi, buồn … !
Ví dụ b: phải tạo lập văn bản, nói phải có đầu, có đuôi, có mạch lạc, lí lẽ.
- Gọi HS đọc và phát biểu.
- Gọi 3 HS đọc.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Cử đại diện nhóm phát biểu và lên ghi bảng.
- Gọi 2 Hs đọc.
- Phát biểu.
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt:
1) Vănbản và mục đích giao tiếp:
a) Giao tiếp:
Nói - Nghe
Viết - Đọc
Truyền đạt Tiếp nhận
b) Văn bản:
Ví dụ : Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
- Chủ đề: giữ chí cho bền
- Liên kết : Bền – nền (vần)
- Mạch lạc: câu sau làm rõ câu trước.
2/ Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản:
(Cho HS kẻ bảng SGK trang 16)
II. Ghi nhớ:
SGK trang 17.
III. Luyện tập:
- Làm bài 1, 2 trang 17, 18.
* Dặn dò:
- Văn bản là gì?
- Giao tiếp là gì?
- Các kiểu văn bản?
* Dặn dò:
- Học ghi nhớ + làm bài tập.
- Chuẩn bị bài “THÁNH GIÓNG”.
BÀI 2 -Tuần 2
PHẦN A: Văn bản –Tiết 5
THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.
- Kể lại được truyện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, bức tranh về Thánh Gióng cưỡi ngựa + bảng phụ.
- Học sinh: SGK và tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2: Đọc – tìm hiểu chú thích.
? Thế nào là truyền thuyết?
* Hoạt động 3: Đọc – hiểu văn bản.
- GV đọc mẫu – gọi HS đọc tiếp văn bản.
- Nhận xét và sửa cách đọc.
? Văn bản này có thể chia thành mấy đoạn?
? Theo em trong truyện có những nhân vật nào? nhân vật chính là ai?
? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó?
? Gióng đã đòi những gì để đi ra trận?
? Em có suy nghĩ gì qua chi tiết dân làng góp gạo nuôi Gióng?
* GV giảng:
? Sau khi được dân làng góp gạo nuôi Gióng thì Gióng đã trở thành một người như thế nào?
? Sau khi vươn vai thành tráng sĩ Gióng đã làm gì?
?Khi vũ khí của Gióng gãy thì khi ấy Gióng đã làm gì?
Nhổ tre đánh giặc à thích nghi với hoàn cảnh. Đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà còn bằng những thứ dân dã đời thường : gậy tre, chông tre …
GV liên hệ : Bác Hồ từng kêu gọi “Ai có súng dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc …”.
?Giặc tan Gióng cởi áo giáp để lại, bay về trời; chi tiết này có ý nghĩa gì?
? Em hãy cho biết hiện nay còn những di tích nào còn được lưu lại?
* Hoạt động 4: Ghi nhớ
? Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
- Cho HS đọc phần đọc thêm.
* Hoạt động 5: Luyện tập
- Gọi HS đọc.
- Gọi 1 HS phát biểu.
- Gọi HS đọc và nhận xét.
- Gọi 2 – 3 HS phát biểu và nhận xét.
* Đoạn 1: Từ đầu … nằm đấy.
* Đoạn 2: bấy giờ … cứu nước.
* Đoạn 3: giặt đã đến … lên trời.
* Đoạn 4: phần còn lại.
- Gọi 2 HS phát biểu.
- Thảo luận nhóm.
Đoàn kết
Phát biểu
Phát biểu
Thảo luận nhóm .
Phát biểu.
- Gọi 2 – 3 HS phát biểu.
- Gọi 2 – 3 HS đọc.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
SGK trang 21 – 22.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
SGK trang 17.
1/ Tuổi thơ kỳ lạ của Gióng:
- Sự ra đời kì lạ.
Tiếng nói đầu tiên … tiếng nói đòi đánh giặc.
Đòi ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắc. (thành tựu văn minh dân tộc)
Dân làng góp gạo nuôi Gióng.
2/ Gióng đánh giặc:
- Vươn vai thành tráng sĩ.
- Gậy sắt gẫy, nhổ tre làm khí.
Di tích lịch sử còn lưu lại :
+ Đền thờ ở làng Phù Đổng làng Gióng.
+ Tre ngà.
+ Vết chân ngựa.
III. Ghi nhớ:
- SGK trang 23.
IV. Luyện tập:
- Câu 1, 2 SGK trang 8.
* Củng cố :
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về trận đánh của Gióng?
* Dặn dò:
- Về học bài – làm luyện tập.
- Xem trước bài “từ mượn”.
Phần B: Tiếng Việt -Tiết 6
TỪ MƯỢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
- Hiểu được thế nào là từ mượn.
- Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong nói và viết.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.
- Học sinh: SGK và tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I/ Kiểm tra bài cũ:
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về trận đánh của Gióng?
2/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- GV ghi bảng.
* Hoạt động 1: Giải thích nghĩa .
? Hãy giải thích nghĩa của từ trượng và từ tráng sĩ?
* Trượng : đơn vị đo độ dài bằng 10 thước TQ cổ (tức 3,33m); ở đây hiểu là “rất ca”.
* Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ hay làm việc.
* Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của từ.
? Em hãy cho biết từ trượng và từ tráng sĩ có nguồn gốc từ đâu?
à Đây là những từ mượn của tiếng Hán (tiếng TQ).
* Hoạt động 3: Xác định nguồn gốc của từ mượn.
- Gọi HS đọc mục I.3 SGK trang 24. Cho Hs tìm.
+ Từ mượn của ngôn ngữ Aán – Âu : ra-đi-ô, in-tơ-nét.
* Của ngôn ngữ Aán – Âu nhưng đã được Việt hoá: tivi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm …
* Hoạt động 4: Nêu nhận xét về cách viết từ mượn.
* Từ mượn đã được Việt hoá cao: viết như từ Thuần Việt : mít tinh, xô viết,ten nít.
* Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: khi viết nên dùng gạch ngang để nối các tiếng : ra-đi-ô, in-tơ-nét, bôn-sê-vích.
* Hoạt động 5: Ghi nhớ
? Em hiểu như thế nào là từ mượn?
? Vậy xét về mặt nguồn gốc có mấy loại từ?
* Hoạt động 6: Tìm hiểu nguyên tắc mượn từ.
- Gọi HS đọc mục II/25.
? Em hiểu ý kiến của Hồ Chí Minh như thế nào?
* Hoạt động 7: Luyện tập
Bài tập 1: Một số từ mượn trong câu
a) Các từ Hán Việt: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.
b) Các từ Hán Việt: gia nhân.
c) Các từ Anh: Pốp, in-tơ-nét.
Bài tập 2: Nghĩa cuả tiếng tạo thành từ Hán Việt.
a) Khán giả:
+ Khán : Xem
+ Giả: người
* Độc giả:
+ Độc : đọc
+ Giả: người
b) Yếu điểm :
+ Yếu : quan trọng.
+ Điểm: điểm
* Yếu lược:
+ Yếu : quan trọng
+ Lược: tóm tắt
* Yếu nhân:
+ Yếu : quan trọng
+ Nhân : người
Bài tập 3: Một số từ mượn
a) Là đơn vị đo lường: mét, kilômét, kilogam …
b) Là tên của các bộ phận xe đạp : ghi đông, pê đan …
c) Là tên các đồ vật: ra-đi-ô, vi-ô-lông …
Bài tập 4:
- Các từ mượn : Phôn, fan, nốc ao.
- Đọc
- Gọi 2Hs phát biểu, nhận xét.
- Gọi HS phát biểu.
- Gọi HS đọc, tự làm và nhận xét.
- Hs thảo luận
- Phát biểu
- Gọi 3 -4 HS đọc ghi nhớ.
- Phát biểu.
- Hs thảo luận nhóm
à Làm giàu ngôn ngữ dân tộc nhưng không mượn một cách tuỳ tiện.
I. Từ thuần Việt và từ mượn:
- Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài.
Vd: ra-đi-ô, xà phòng, mít, tinh …
TỪ
Từ thuần Việt Từ mượn
Từ mựơn Từ mượn
tiếng Hán các ngôn
ngữ khác.
* Ghi nhớ 1: SGK trang 25.
II. Nguyên tắc mượn từ:
SGK trang 14.
* Ghi nhớ 2: SGK
III. Luyện tập:
Bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 26.
Dặn dò:
Về học bài + làm bài tập.
Xem trước bài “tìm hiểu chung về văn Tự Sự”
Đọc bài đọc thêm.
Phần C: Làm văn =Tiết 7,8
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
- Giúp HS nắm được mục đích giao tiếp của tự sự.
- Có khái niệm sơ bộ về các phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các việc trong tự sự.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.
- Học sinh: SGK và tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I/ Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ mượn?
- Nguyên tắc từ mượn ?
2/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: GV giới thiệu bài + viết bảng.
? hằng ngày các em có kể chuyện và nghe kể chuyện không? Kể những chuyện gì?
- HS đọc mục I.1a trang 27.
? Theo em, kể chuyện để làm gì? Cụ thể hơn, khi nghe kể chuyện người nghe muốn biết điều gì?
à Kể chuyện đễ biết nhận thức về người, sự vật, để giải thích, để khen, chê, … đối với người kể là thông báo, cho biết, giải thích. Đối với người nghe là tìm hiểu, biết.
GV: Để trả lời các câu hỏi trên người ta cần phải sử dụng thể văn tự sự – kể chuyện, nghĩa là để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu sự việc, con người ;câu chuyện của người nghe, người đọc à đó là phương thức tự sự.
* Hoạt động 2:
? Đọc và nghe truyện truyền thuyết Thánh Gióng, em hiểu được những gì? Những nội dung dưới đây đủ chưa? Vì sao?
- Gọi HS đọc câu hỏi mục I.2 trang 28.
? Hãy liệt kê chuỗi chi tiết trong truyện Thánh Gióng, từ chi tiết mở đầu đến chi tiết kết thúc. Qua đó cho biết truyện thể hiện nội dung chủ yếu gì?
? Từ thứ tự các sự việc, em hãy suy ra các đặc điểm chung của phương thức tự sự?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Luyện tập
+ Bài tập 1 trang 28:
- Phương thức tự sự trong truyện : Kể theo quá trình, trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ ngôi kể thứ 3.
- Ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi trí thông minh, linh hoạt của ông già.
+ Bài tập 2 trang 29:
- Đó là bài thơ tự sự, tuy diễn đạt bằng thơ 5 tiếng nhưng bài thơ đã kể lại 1 câu chuyện có đầu có cuối, có nhân vật, chi tiết diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của Mèo khiến Mèo tự sa bẫy của chính mình.
- Bé Mây rủ Mèo con đi đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng treo lơ lửng trong cái chạn sắt. Cả bé cả Mèo đều nghĩ bọn chuột sẽ vì tham ăn mà mắc bẫy ngay. Đêm, Mây nằm mơ thấy cảnh Chuột bị sập bẫy đầy lồng. Chúng chí choé khóc lóc đòi xin tha mạng. Sáng hôm sau, ai ngờ đi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, Mèo ta đang cuộn tròn ngáy khì khò… Chắc Mèo ta đang mơ.
+ Bài tập 3 trang 29 – 30:
- Cả 2 văn bản đều có nội dung tự sự với ý nghĩa kể chuyện, kể việc.
- Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.
- Gọi HS phát biểu.
- Gọi HS đọc.
- Gọi HS phát biểu.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Cử đại diện nhóm phát biểu.
- Gọi HS đọc.
- Gọi HS phát biểu.
* Chi tiết mở đầu:
- Vợ chồng nông dân nghèo làng Phù Đổng đã già mà chưa có con.
* Các chi tiết biểu hiện diễn biến của truyện:
- Bà vợ giẫm vết chân lạ – thụ khai thác thường – Gióng ra đời – ba năm không nó
File đính kèm:
- GA NGU VAN 6 HK I(1).doc