A, Mục tiêu bài dạy:
1.Qua bài giúp HS:
a - Kiến thức: Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết, hiểu nội dung ý nghĩa của truyện.
- Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện, kể dược truyện.
b. Kĩ năng: Bước đầu rèn kĩ năng đọc, nghe, kể.
c. Giáo dục:ý thức tự hào về cội nguồn dân tộc.
2.Tích hợp vơí TV ở bài Từ và cấu tạo từTV; với TLV ở bài Giao tiếp, VB và phương thức biểu đạt.
3. Trọng tâm: Đọc, hiểu vb.
B, Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS : Đọc văn bản, soạn bài
C, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
189 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I năm 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảng: 25/08/2008
Tuần 1
.
Tiết 1
Con rồng cháu tiên
A, Mục tiêu bài dạy:
1.Qua bài giúp HS:
a - Kiến thức: Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết, hiểu nội dung ý nghĩa của truyện.
- Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện, kể dược truyện.
b. Kĩ năng: Bước đầu rèn kĩ năng đọc, nghe, kể.
c. Giáo dục:ý thức tự hào về cội nguồn dân tộc.
2.Tích hợp vơí TV ở bài Từ và cấu tạo từTV; với TLV ở bài Giao tiếp, VB và phương thức biểu đạt.
3. Trọng tâm: Đọc, hiểu vb.
B, Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS : Đọc văn bản, soạn bài
C, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
:
Nội dung hoạt động
t
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1:Khởi động
. Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
HĐ2: Đọc -hiểu văn bản
I.Đọc- chú thích
1, Đọc
2, Chú thích
3,Bố cục
II- Đọc - hiểu văn bản:
1,Phần mở đầu:
Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Cả hai đều mang vẻ đẹp cao quý thiêng liêng
Việc kết hôn là sự kết hợp của những vẻ đẹp cao quý thần tiên
2, Diễn biến truyện
*Việc sinnh nở của Âu Cơ:
-Giải thích mọi người đều là anh em ruột thịt
*Cuộc chia tay:
Thể hiện ý nguyện đoàn kết
3, Kết thúc truyện
- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang
HĐ3: Tổng kết
1- Nghệ thuật
2 - Nội:dung
Ghi nhớ:SGK-T8
H Đ 4:C.cố-dặn dò
5
33
5
2
- Kiểm tra việc chuẩn bị học tập của HS
- Mỗi dân tộc đều có nguồn gốc…
Đọc văn bản tìm hiểu chú thích
- GV đọc mẫu đoạn đầu
GV sửa chữa cách đọc nhận xét chung về phần đọc của học sinh- GV giới thiệu VB Con Rồng Cháu tiên là một truyền thuyết dân gian.
H:Vậy truyền thuyết dân gian là gì?
Em hiểu gì về đặc điểm của loại truyện này?
Giới thiệu về chuỗi các truyền thuyết sẽ học ở lớp 6.
-Các từ trong chú thích là các từ mượn( có cấu tạo là từ ghép Hán Việt). Những kiến thức này HS sẽ được học kỹ ở các tiết sau.
H:Theo em VB có thể chia làm mấy đoạn. Sự việc chính trong mỗi đoạn là sự việc gì?
H: Đoạn đầu của truyện giới thiệu về mấy nhân vật.Các nhân vật ấy được giới thiệu như thế nào?
H:Em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật trong truyện. Tác dụng của nó?
H:Sự việc kết hôn của hai người có nghĩa là những vẻ đẹp cao quý của thần tiên được hoà hợp.Vậy theo em mối tình duyên này người xưa muốn nghĩ gì về nòi giống dân tộc.Qua đó em hiểu tình cảm gì của người xưa với cội nguồn?
H:Kể tóm tắt phần hai của chuyện?
H:Trong phần này có mấy chi tiêt đáng chú ý?
H:Chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ?
H:Theo em chi tiết này có ý nghĩa gì?
*Mọi người trên đất nước đều có chung nguồn gốc,giống nòi ta cao quý, thiêng liêng và từ trong cội nguồn dân tộc là một khối thống nhất.
H:Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chia con như thế
nào?
H:Tại sao hai người lại chia con hai hướng lên rừng,xuống biển?
*Giới thiệu tranh minh hoạ cảnh chia tay giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng các con.
H:Quan sát tranh và nêu cảm xúc của hai người trong cuôc chia tay?
H:Người xưa muốn thể hiện điều gì qua việc đưa con lên rừng,xuống biển?
H: Em nghĩ tới điều gì qua chi tiết họ chia tay không quên lời hẹn giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
H: chi tiết các con của Lạc Long Quân thay nhau lên làm vua có ý nghĩa gì trong cắt nghĩa truyền thống dân tộc?
H: Em có nhận xét gì về một số chi tiết trong truyện như chi tiết sinh nở của Âu Cơ, các dụng ý của chi tiết ấy?
H: truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên đã bồi đắp cho em tình cảm gì?
H: các truyền thuyết đều liên quan đến sự thật lịch sử xẩy ra xưa, vậy tác phẩm này phản ánh sự thật lịch sử nào?
H: Yêu cầu HS kể lại truyện?
H: Hãy kể lại một câu truyện có nội dung tương tự như truyện “ Con Rồng Cháu Tiên”?
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Tập kể lại truyện
- Soạn bài “ Bánh chưng bánh giầy”
H1:Đọc đoạn 2 của văn bản đến lên đường
H2:Đọc đoạn còn lại
H3:Nhận xét cách đọc của bạn
HS đọc chú thích sao trong SGK.
- Truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
- Thể hiện cách đánh giá của nhân dân…
- HS Đọc chú thích 1,3,5,7
- 3 Phần
Đoạn1: Đầu đến Long Trang: việc kết hôn..
Đoạn 2: Tiếp đến Lên đường: việc sinh con và chia con.
Đoạn3: Còn lại: Sự trưởng thành của các con, quá trình hình thành đất nước.
-Hai nhân vật :Lạc Long Quân và Âu Cơ.
+ Lạc Long Quân là con thần biển, nhiều phép lạ, sức mạnh diệt yêu quái, giúp dân.
+Âu Cơ:Thuộc dòng thần Nông, xinh đẹp,yêu thiên nhiên, cây cỏ.
-Lạc Long Quân mang vẻ đẹp cao quý của bậc anh hùng,còn Âu Cơ mang vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ.
-Dân tộc ta có nguồn gốc, nòi giống cao quý,thiêng liêng.
-Lòng tôn kính, tự hào về nòi giống tiên rồng.
Dựa vào văn bản tóm tắt phần 2 của chuyện.
-Âu Cơ sinh nở và cuộc chia tay của hai người.
-Sinh ra một bọc trăm trứng,nở ra một trăm người con khoẻ mạnh, đẹp đẽ.
-Giải thích:Mọi người đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra.
-Năm mươi con theo mẹ lên rừng, năm mươi con theo cha xuống biển.
Học sinh tưởng tượng:Cuộc chia tay lưu luyến, bùi ngùi xúc động.
- ý nguyện phát triển dân tộc làm ăn, mở rộng bờ cõi giữ vững đất đai.
- ý nguyện doàn kết thống nhất mọi dân tộc, mọi người mọi vùng đất dều có chung ý chí và sức mạnh.
- Truyền thống tương thân tương ái đoàn kết giúp dỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn của dân tộc.
- dân tộc ta từ lâu đời đã trải qua các triều đại phong kiến Hùng Vương, Phong Châu là đất tổ, dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, thống nhất và bền vững.
- Đó là chi tiết không có thật, có tác dụng tô đậm tích chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện, thần kỳ hoá nguồn gốc dân tộc tự hào về tổ tiên và tạo tinh thần hấp dẫn cho tác phẩm.
-Dân tộc ta có nguồn gốc thiêng liêng cao quí là khối đoàn kết thống nhất bền vững.
-Tự hào dân tộc yêu quý truyền thống dân tộc, đoàn kết thân ái với mọi người.
- Thời đại các Vua Hùng ở Phong Châu, Phú Thọ Giỗ tổ Hùng Vương hàng năm(10/3)
- Đọc ghi nhớ.
- Quả bầu Mẹ( Khơ mú)
-Quả trứng to nở ra con người(Mường)
Ngày giảng: 27/08/2008
Tiết 2
Bánh chưng, bánh giầy
(Hướng dẫn đọc thêm)
A, Mục tiêu bài dạy:
1. Qua bài giúp HS:
a. Kiến thức: Hướng dẫn Hs hiểu nội dung ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng-bánh giầy .
-Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo và kể lại truyện .
b.Kĩ năng: Đọc ,nghe, bước đầu biết phân tích nhân vật.
c.Giáo dục:ý thức tôn trọng lao động và người lao động.
2. Tích hợp: Với văn bản CRCT, với TV ở từ và cấu tạo từ TV, với TLV ở G.tiếp, vb và phương thức b.đạt.
3. Trọng tâm: Hd tìm hiểu nội dung.
B, Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS : Đọc văn bản, soạn bài
C, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Nội dung hoạt động
t
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
H Đ1: Khởi động
- Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu bài:
H Đ2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
I. Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích:
1,Đọc, kể
2, chú thích:
3, Bố cục:
II.Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản.
1Hướng dẫn tìm hiểu nội dung
a .Phần mở đầu: Vua Hùng chọn người nối ngôi:
b. Diễn biến cuộc thi tài giữa các Lang.
đ Lang Liêu là người có óc thông minh và có trí suy xét.
c. Kết thúc truyện.
2. Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật:
-Chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Hoạt động 3:Hướng dẫn tổng kết
* Ghi Nhớ:SGK
H Đ4: C.cố - dặn dò
5
33
5
2
- Kể lại truyện “ Con Rồng Cháu tiên” nêu ý nghĩa của truyện
-GV hướng dẫn HS đọc và kể lại Văn bản.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích sách giáo khoa lưu ý: 1,2,3,4, 8,9,12,13.
H: tìm bố cục của văn bản?
Hoạt động2: Tìm hiểu văn bản
H: Đọc đoạn đầu văn bản và cho biết Vua Hùng nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
H: ý định của vua và hình thức chọn nối ngôi?
H: Chi tiết thử tài chọn người nối ngôi có ý nghĩa ntn?
H:Kể tóm tắt phần 2 của vb, nhân vật chính trong cuộc đua tài là nhân vật nào? nhân vật đó được giới thiệu ntn?
H: Vì sao Lang Liêu lại được thần giúp đỡ?
H: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu lại được Vua chon để tế trời đất, tiên vương?
H: Em hiểu Lang Liêu là người ntn?
H: Theo em ý và chí của vua Hùng trong việc này là gì?
H: Tìm những chi tiết tưởng tượng trong truyện?Cho biết tác dụng của chi tiết ấy?
H: TT bánh trưng, bánh giầy có ý nghĩa ntn?
H: Kể lại truỵện bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em?
H: Đọc truyện em thích nhất chi tiết nào ? vì sao?
- Tập kể lại truyện
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm bài tập luyện tập sgk
- Đọc bài: Từ và cấu tạo từ Hán Việt
Trả lời
Đọc văn bản
-Từ đầu đến chứng giám
-Tiếp đến hình tròn
- Đọc đoạn còn lại
- Nhận xét
Hs kể tóm tắt truyện.
Giải thích
3 phần:1.Phần mở đầu : Từ đầu -> chứng giám.
2.Phần diễn biến: tiếp -> hình tròn.
3. Phần kết thúc: Còn lại
- Hoàn cảnh: Đất nước thái bình, vua đã về già, muốn truyền ngôi.
-ý định: người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
Hình thức thử tài
- Đề cao sự anh minh sáng suốt của nhà Vua, ca ngợi người tài.
- Lang Liêu là con út, mồ côi mẹ thiệt thòi nhất trong 20 người con, rất chăm lo việc đồng áng.
- vì mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, là người duy nhất hiểu được ý thần.
- là người tự tay trồng lúa, khoai
- Hai thứ bánh tượng trưng cho trời đất, muôn loài, thể hiện sự quý trọng trong số hai mươi người con, rất chăm lo việc đồng áng.
-LL biết quý trọng hạt gạo, coi trọng việc đồng áng
- Muốn đất nước thái bình đánh tan mọi kẻ thù ngoại xâm thì phải có sức mạnh kinh tế và phải dựa vào nghề nông- đề cao nghề nông.
- chi tiết thần báo mộng
Thể hiện thái độ của nhân dân với lao động và sự thờ kính trời đất…
- Học sinh đọc phần ghi nhớ.
- HS kể những chi tiết chính.
- HS tự phát biểu.
Ngày giảng: 28/ 08/ 08
Từ và cấu tạo từ Tiếng việt
Tiết 3
A, Mục tiêu bài dạy:
1.Qua bài giúp HS hiểu được:
a.Thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt cụ thể là khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ( Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy)
b .Kĩ năng: Luyện tập dể biết và sử dụng thành thạo các từ
c. Giáo dục: ý thức sử dụng đúng từ tiếng Việt
2. Tích hợp: Với các văn bản đã học; với TLV ở Giao tiếp, văn bản và các phương thức biểu đạt.
3. Trọng tâm: Bài học.
B, Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị bảng phụ
HS : Đọc lại các văn bản đã học, ôn tập kiến thức đã học ở TH.
C, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Nội dung hoạt dộng
t
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
H.Đ 1: Khởi động
- Kiểm tra:
- Giới thiệu bài:
H.Đ 2: Hình thành kiến thức mới:
I. Bài học:
1.Từ là gì?
a. Ví dụ:
Thần/ dạy/ dân/ cách/trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.
b. Nhận xét:
- Tiếng là đơn vị tạo nên từ.
- Từ là đơn vị ngôn ngữ dùng để đặt câu.
c. Ghi nhớ: sgk
2.Từ đơn và từ phức.
1.Từ đơn.
-Từ chỉ có một tiếng.
2.Từ phức.
- Có 2 loại từ: ghép và láy
*Ghi nhớ(SGK)
H Đ3.Luyện tập
1.Bài+2.
Xác định cấu tạo từ
2.Bài 4.
3.Bài 5
H Đ4: C.cố - dặn dò
5
20
18
1
-Sự chuẩn bị của hs
Hd hs tìm hiểu khái niệm về từ
GV: treo bảng phụ có chép nội dung câu trích
H:Đọc câu trên và cho biết câu được trích từ văn bản nào?
H: Quan sát văn bản xác định số tiếng trong câu?
H: Câu văn có bao nhiêu từ( chú ý dấu gạch chéo)
H: Tiếng và từ có gì khác nhau, khi nào tiếng được coi là một từ?
H:Qua đó em hiểu từ là gì?
Phân loại từ đơn và từ phức?
H:Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học em hãy điền các từ trong câu văn trên vào bảng phân loại?
H:Từ đơn và từ phức có cấu tạo ntn?
H: Em rút ra kết luận từ đơn là gì, từ phức là gì?
H: từ phức có mấy loại?
H: So sánh và chỉ ra sự giống và khác nhau trong cấu tạo từ ghép và từ láy?
H: Qua đó em cần nắm được điều gì?
Gv chôt kiến thức.
Hướng dẫn học sinh luyện tập
H: Đọc yêu cầu bài tập1 ?
H: Xác định từ nguồn gốc con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
H: Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc?
H: Tìm thêm những từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc kiểu con cháu?
H: Theo em quy tắc xắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc là gì?
H: Từ thút thít thuộc loại từ gì?
Miêu tả gì? tìm từ láy khác?
Hướng dẫn HS làm bài tập theo nhóm.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập số 3.
- Đọc phần đọc thêm trong SGK-15.
Chuẩn bị:Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
Trình bày
Đọc ví dụ
- Trích trong văn bản: “Con Rồng cháu Tiên”.
- Câu văn có 12 tiếng .
- Câu văn có 9 từ .
- Tiếng dùng để tạo từ (1từ có thể có 2 tiếng )
- Khi 1tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy sẽ trở thành 1từ .
Đọc ghi nhớ sgk
Học sinh đọc ví dụ, điền từ vào bảng phân loại.
-Từ đơn :có 1tiếng .
-Từ phức: gồm 2 tiếng trở lên.
*Giống nhau:
-Cấu tạo :gồm 2hoặc nhiều tiếng.
*khác nhau:
-Từ ghép:ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
-Từ láy:được tạo ra bởi các tiếng có quan hệ láy âm.
Đọc ghi nhớ sgk
đTừ ghép.
-Từ đồng nghĩa: cội nguồn, gốc gác, nguồn cội, tổ tiên
-Cậu mợ,cô dì ,chú bác, anh em, mẹ con, ông bà…
-Có 2 cách:
+Theo giới tính.
+Theo bề bậc.
-Từ láy miêu tả tiếng khóc của người.
Các từ láy: nức nở, rưng rức…
N1:ý a:hô hố, ha ha.
N2:ý b: thỏ thẻ, nho nhỏ.
N3: ý c: lừ đừ, lả lướt.
Ngày giảng:29/ 08/ 08
giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Tiết 4
A, Mục tiêu bài dạy:
1. Qua bài giúp hs:
a. Kiến thức: Huy động kiến thức của hs về các loại văn bản mà các em đã được học.
- Hình thành sơ bộ khái niệm: Văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt.
b. Kĩ năng: Biết nhận dạng các loại văn bản và giao tiếp trong mọi trường hợp.
c. Giáo dục:Có ý thức sử dụng các loại văn bản giao tiếp phù hợp.
2. Tích hợp: Với các văn bản đã học.
3. Trọng tâm: BH p1.
B, Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị một số giáo cụ trực quan đơn giản: thiếp mời, hoá đơn, công văn…
HS : Đọc bài, trả lời các câu hỏi.
C, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Nội dung cần đạt
t
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Khởi động
-Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
I. Bài học:Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
1.Văn bản và mục đích giao tiếp.
a. Ví dụ:
b. Nhận xét:
-Giao tiếp :truyền đạt, tiếp nhận, tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
c.Ghi nhớ( SGK/ 17 )
2,Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.
* Ghi nhớ (SGK/ 17)
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Xác định phương thức biểu đạt.
Bài 2: Xác định phương thức biểu đạt văn bản tự sự
Hoạt động 4: C.cố- dặn dò
5
20
18
2
Kiểm tra vở ghi, sgk của hs
Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản và mục đích giao tiếp.
- GV đưa ra tình huống:
Trong thực tế đời sống hàng ngày, có khi một nguyện vọng, tình cảm nào đó mà cần biểu đạt cho người khác biết, em sẽ làm gì?
H: Vậy để người khác hiểu một cách trọng vẹn, đầy đủ cái mà mình muốn diễn đạt, em phải nói hoặc viết ntn?
*GV yêu cầu Hs đọc ví dụ trong SGK.
H: Câu ca dao được sáng tác ra nhằm mục đích gì?
H: Vấn đề mà câu ca dao muốn nói là gì?
H: Hai câu liên kết với nhau ntn về nghĩa là vần?Nó đã biểu đạt một ý trọn vẹn chưa?
H: Câu cao dao trên là một văn bản em hiểu văn bản là gì?
H: Bức thư em viết và lời phát biểu của cô hiệu trưởng thì đâu là văn bản? vì sao?
ịCả hai đều là văn bản( Văn bản nói và văn bản viết)
H: Vậy văn bản là gì?
Hướng dẫn hs tìm hiểu các kiểu văn bản.
H:Nhìn vào bảng kẻ ô SGK/ 16 em thấy có mấy kiểu văn bản? Hãy đọc tên.
H:Căn cứ vào mục đích giao tiếp của từng kiểu văn bản(T.16)hãy sắp xếp các tình huống (T.17) vào các loại văn bản thích hợp?
H:Vậy có mấy kiểu văn bản và phương thức biểu đạt?
Hướng dẫn hs luyện tập.
GV yêu cầu HS đọc bài tập.
H:Các đoạn văn thơ được dẫn trong bài tập thuộc phương thức biểu đạt nào?
H:Theo em văn bản “Con Rồng cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản nào?Vì sao?
-Học phần ghi nhớ.
-Xem lại các bài tập; làm bài tập sbt trang 7.
-Soạn bài :Thánh Gióng
Báo cáo với gv
- Hs suy nghĩ trả lời:
ta sẽ nói hoặc viết để ngươì khác biết.
ị Nói hoặc viết để người khác biết chính là hoạt động giao tiếp.
- Nói hoặc viết có đầu có đuôi, có mạch lạc, lý lẽ.
HS đọc câu ca dao và trả lời
+Mục đích:Nêu ra một lời khuyên.
+Nội dung:Phải giữ chí cho bền
+Liên kết: câu 2 nói rõ ý câu 1
- cách gieo vần ( bền- nền)
- HS kết luận
HS thảo luận.
H1: Cả hai đều là văn bản
H2: Bức thư
H3: Lời phát biểu của cô hiệu trưởng
Hs đọc ghi nhớ sgk
HS kể một số văn bản đã biết.
-HS đọc 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
-HS xếp các tình huống vào kiểu văn bản (và phương thức biểu đạt) phù hợp .
a, Văn bản hành chính công cụ.
b,Văn bản tự sự.
c,Văn bản miêu tả.
d,Văn bản thuyết minh.
e,Văn bản biểu cảm.
g, Văn bản nghị luận.
*HS đọc ghi nhớ 3/SGK.
-HS đọc bài tập.
-HS căn cứ vào mục đích giao tiếp của văn bản để xác định.
a,Văn bản tự sự.
b,Văn bản miêu tả.
c, Văn bản nghị luận.
d,Văn bản biểu cảm.
e,Văn bản thuyết minh.
-HS nhận diện văn bản và giải thích.
+Văn bản tự sự.
+Vì văn bản trình bày diễn biến sự việc.
Tuần 2
Ngày giảng: 01/ 09/ 08
thánh gióng
Tiết 5
A, Mục tiêu bài dạy:
1.Qua bài giúp hs:
a. Kiến thức: HS nắm được nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện và kể được truyện.
b.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm truyện
c. Giáo dục: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc,giáo dục tình cảm ngưỡng mộ, kính yêu những người anh hùng có công với đất nước.
2. Tích hợp: Với TV ở Từ mượn; với TLV ở Tìm hiểu chung về văn tự sự.
3. Trọng tâm: Đọc - hiểu văn bản.
B, Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa .
HS : Đọc văn bản, soạn bài, sưu tầm tranh ảnh, thơ về Thánh Gióng, về di tích lịch sử…
C, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Nội dung hoạt động
t
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
H Đ 1: Khởi động:
. Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài:
H Đ 2: Đọc-hiểu văn bản
I, Đọc - tìm hiểu chú thích
1. Đọc, kể
2.Chú thích
3. Bố cục: 4 phần
II.Đọc- hiểu văn bản:
1. Sự ra đời kì lạ.
- kì lạ
2, Gióng đòi đi đánh giặc
- Lòng yêu nước sâu sắc, niềm tin vào chiến thắng.
- Đánh giặc cần cả vũ khí sắc bén.
3, Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.
- Khẳng định sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cộng đồng.
4, Gióng đánh giặc và trở về trời.
Thể hiện ước mơ của người dân về người anh hùng đánh giặc, khẳng định tinh thần chiến đấu mãnh liệt và tự nguyện của nhân dân ta.
Hoạt động3: Tổng kết
1.Nghệ thuật:
2. Nội dung:
* Ghi nhớ(sgk/23)
H.động 4: C. cố-dặn dò
5
33
5
2
-Kể lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”, nêu ý nghĩa của truyện.
Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu chú thích.
-GV đọc mẫu đoạn đầu văn bản.
-Gọi HS đọc tiếp.
Cho hs tóm tắt truyện
H:Cho HS đọc chú thích.
+Tháng Gióng.
+Làng Gióng.
+Tráng sĩ.
+Trượng…
Chú ý chú thích 3,5,10,11, 12,13, 14, 16, 17.
H:Văn bản “Thánh Gióng” có bố cục mấy phần?Nội dung chính từng phần?
H:Có thể đảo vị trí của 4 phần không
Tìm hiểu văn bản.
H:Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
H:Truyện có những nhân vật nào?Ai là nhân vật chính?
H:Phần đầu văn bản kể về sự việc gì?
H:Quan sát phần đầu văn bản em thấy chi tiết nào kể về sự ra đời của Gióng? Em có nhận xét gì về sự ra đời của nhan vật?
H:Theo em vì sao nhân dân lại muốn lấy sự ra đời của Gióng kì lạ như thế?
*Trong quan niệm của dân gian đó là bậc anh hùng phi thường, kì lạ trong mọi biểu hiện, kể cả mới lúc sinh ra.Vì thế mà nhân dân ta chú ý đến chi tiết này ngay phần đầu.
H:Ra đời kì lạ nhưng Gióng lại là con một của bà nông dân làm ăn chăm chỉ và phúc đức? Em nghĩ gì về nguồn gốc đó của Gióng?
H:Đọc văn bản?
Đoạn này kể về chuyệngì?Tiếng nói đầu tiên của Gióng- Một chú bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc “Ta sẽ phá tan giặc này”.Theo em chi tiết đó có ý nghĩa gì?
*Lòng yêu nước là tình cảm lớn nhất, thường trực nhất của Gióng và cũng là của nhân dân ta, ý thức lớn nhất là vận mệnh dân tộc. Câu nói của Gióng toát lên niềm tin chiến thắng, đồng thời thể hiện sức mạng tự cườngcủa dân tộc.
H:Chi tiết Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc có ý nghĩa như thế nào?
*Công cụ đánh giặc của Gióng đã phản ánh ước mơ của nhân dân có vũ khí để đánh giặc có hiệu quả. Đây cũng là thời kỳ đồ sắt trong lịch sử phát triển của dân tộc.
H:Chi tiết vua lập tức cho rèn ngựa sắt,…theo đúng yêu cầu của Gióng đã thể hiện điều gì?
Hs đọc đoạn tiếp->cứu nước.
H: Tìm chi tiết thể hiện sự lớn lên của Gióng sau khi gặp sứ giả? Nhận xét của em về chi tiết ấy?
H:Chi tiết sự lớn lên của Gióng phản ánh suy nghĩ và ước mơ gì của nhân dân?
H:Những người nuôi Gióng lớn lên là ai? Nuôi bằng cách nào?
H:Vậy Gióng lớn bằng cơm gạo của làng . điều đó có ý nghĩa gì?
H:Quan sát đoạn cuối, tìm chi tiết kể về việc đánh giặc của Gióng?
H:Em có suy nhĩ gì về cái vươn vai thần kì của Gióng?
*Là cái vươn vai của cả dân tộc khi đứng lên chống giặc ngoại xâm. Đó là một yếu tố thần kì trong truyện dân gian. Người anh hùng đó là người đạt tới phi thường khổng lồ, cái vươn vai của Gióng là để đạt tới cái khổng lồ ấy.
H:Theo em chi tiết Gióng nhổ tre bên đường quật vào giặc khi roi sắt gẫy có ý nghiã gì?
GV:Tre là sản vật của quê hương ,cả quê hương sát cánh cùng Gióng đánh giặc. Việt Nam đến cỏ cây cũng thàng vũ khí giết thù như lời Bác đã từng kêu gọi trong kháng chiến “Ai có súng ….gộc”.
H:Truyện kể sau khi giặc tan Gióng cởi giáp sắt bỏ lại rồi cùng ngựa bay về trời. Theo em chi tiết này có ý nghĩa gì?
*Chi tiết này thể hiện quan niệm của nhân dân về người anh hùng: Tất cả đều phi thường.
Nhân dân muốn giữ mãi hình ảnh cao đẹp, rực rỡ của người anh hùng cứu nước.
Dấu tích chiến công của Gióng để lại cho quê hương còn có cả ao hồ đ dấu chân ngựa, tre đằng ngà vũ khí Gióng dùng đánh giặc.
H:Hình tượng Gióng cho em những suy nghĩ gì về quan niệm và ước mơ của nhân dân.
H:Hình tượng Thánh Gióng được tạo ra bằng nhiều yếu tố thần kì .Với em chi tiết nào đẹp nhất? Vì sao?
H:Theo em truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh sự thật lịch sử nào trong quá khứ của dân tộc?
*Đọc phần ghi nhớ.
H:Kể lại truyện Thánh Gióng(Tóm tắt đầy đủ các sự việc chính).
H:Hình ảnh nào Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
H:Tại sao hội thi TDTT trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khoẻ phù Đổng?
- Tập kể lại truyện.
- Học phần ghi nhớ.
- Xem lại các chú thích trong văn bản: 5, 10, 11.
Chuẩn bị: Từ mượn
Kể truyện , trả lời
- Hs đọc văn bản(3hs)
Kể tóm tắt truyện
Giải thích
P1: Từ đầuđNằm đấy-Sự ra đời của Gióng
P2: TiếpđDặn- Gióng đòi đánh giặc cứu nước
P3: Tiếpđ Cứu nước- Gióng được nuôi lớn dể đánh giặc
P4: Còn lại: Gióng thắng giặc và trở về trời.
- Không
- Phương thức tự sự
- Nhân vậy chính: Gióng ngoài ra có: bà mẹ, sứ giả, dân làng, giặc
File đính kèm:
- giao an NV6 K1.doc