I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn, 1 bài văn tả người.
Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo thứ tự hợp lí
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, giáo án.
- HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
(?) Muốn miêu tả cảnh chúng ta phải làm gì?
(?) Bố cục của bài tả cảnh có mấy phần?
(?) Nêu nhiệm vụ từng phần.
3. Bài mới:
Các em đã tìm hiểu về pp’ tả cảnh. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp pp’ tả người.
60 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1932 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn, 1 bài văn tả người.
Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo thứ tự hợp lí
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, giáo án.
- HS: SGK, bài soạn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
(?) Muốn miêu tả cảnh chúng ta phải làm gì?
(?) Bố cục của bài tả cảnh có mấy phần?
(?) Nêu nhiệm vụ từng phần.
3. Bài mới:
Các em đã tìm hiểu về pp’ tả cảnh. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp pp’ tả người.
²Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các đoạn văn (21’)
Phương pháp
Nội dung
- 3 HS đọc 3 đoạn văn và cả lớp chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK.
(?)a. SGK. HS trả lời
Vbản b SGK. HS trả lời
(?)b. SGK. HS trả lời.
- Tả từ khái quát -> cụ thể theo một trình tự hợp lí. Mặt, lông mày, mắt, mũi, bộ râu, miệng, răng.
- c. SGK. HS trả lời.
=> ghi nhớ.
I/ Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người:
1. Tìm hiểu văn bản:
a. Tả DHT chèo thuyền vượt thác.
- Thân hình khỏe mạnh, rắn chắc.
- Thể hiện “như pho tượng đồng đúc, cuồn cuộn, như hiệp sĩ ...”
b. Tả Cai Tứ.
- Đặc điểm nổi bật: ngoại hình xấu xí.
- Từ ngữ: thấp, gầy, hóp lại, lổm chổm, ...
c. Tả ông Cản Ngũ và Quắm đen đang thi tài đấu vật.
- Đặc điểm nổi bật: tả sức mạnh của ông Cản Ngữ để đánh bại Quắn Đen.
- Từ ngữ: như cây trồng giữa xối, như cột sắt, thò tay, nắm, lấy, nhấc bổng, thần lực ghê gớm.
b. Đoạn 2 tập trung khắc họa chân dung nhân vật.
- Đoạn 1, 3 tả người gắn với công việc.
- Miêu tả 2 đoạn không khác nhau nhưng đòi hỏi phải biết quan sát chọn lọc các chi tiết đặc sắc đồng thời còn phải biết sắp xếp các chi tiết theo một trình tự hợp lí.
c. Đoạn văn chia 3 phần:
- Phần 1: từ đầu -> ấm ấm.
Giới thiệu hai nhân vật cảm nghĩ và Quắn Đen.
- Phần 2: Ngang nhịp -> bụng vậy. Miêu tả cuộc đấu vật giữa ông Cản Ngũ và Quắn Đen hồi hộp, gây cấn
- Phần 3: Phần còn lại.
Sự thất bại của Quắn Đen và khâm phục sức mạnh của ông Cản Ngũ.
* Đặt tên: “Cuộc thi tài đấu vật” hoặc “sức mạnh của ông Cản Ngũ”
* Ghi nhớ: SGK
²Hoạt động 2: Luyện tập.
Bt1
Bt2: SGK. Lập dàn ý. Miêu tả chú bé 5 – 6 tuổi.
Bt3: HS tìm.
II/ Luyện tập:
1. Miêu tả một em bé chừng 5 – 6 tuổi:
- Khuôn mặt bụ bẫm, mắt đen tròn, miệng chúm chím, đôi môi đỏ như son, mái tóc đen óng, bàn tay no tròn xinh xắn, đôi chân lẫm chẫm, nước da trắng hồng, dáng người tròn trịa.
* Cụ già cao tuổi:
- Dáng người gầy còm, mắt mờ, tóc bạc phơ, giọng nói run run, da nhăn nhúm, chân bước chậm chạp, tay chống gậy.
* Cô giáo em say sưa giảng bài trên lớp:
- Giọng nói rõ ràng, phát âm chính xác, đôi mắt dịu dàng bao quát, miệng luôn nở nụ cười hiền ...
2. Lập dàn ý:
- MB: giới thiệu khái quát hình dáng.
- TB: Miêu tả cụ thể những đặc điểm tiêu biểu.
+ Đôi mắt to tròn nổi bật trên khuôn mặt bụ bẫm, dễ thương.
+ Đôi môi đỏ hồng chúm chím xinh xinh như một đóa hoa đang nở.
+ Mái tóc bé mềm mại. Hai bàn tay nhỏ nhắn, bụ bẫm.
+ Đôi chân ngắn, tròn trĩnh nghịch ngợm như chú chó con.
+ Nước da mịn trắng hồng như trứng gà bóc.
3. Từ trong dấu ngoặc là (gấc) (vị thần) ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị ra sau thi đấu vật với Quắn Đen.
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
²Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ (15’)
Phương pháp
Nội dung
- GV đọc mẫu 1 đoạn (đọc với nhịp chậm, giọng thấp ở đoạn đầu và nhịp nhanh hơn, giọng lên cao hơn một chút ở đoạn sau. Khổ cuối cần đọc chậm và mạnh để khẳng định như một chân lí.
HS tìm hiểu chú thích.
I/ Đọc văn bản – tìm hiểu chú thích:
²Hoạt động 2: (25’)
(?)1. SGK.
HS trả lời.
- Kể câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp 1950.
- Hai khổ đầu và cả ở phần sau đã làm rõ hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện.
+ Hoàn cảnh: trên đường đi chiến dịch, trời mưa lâm thâm và lạnh.
+ Thời gian: một đêm khuya từ lúc anh đội viên thức dậy lần đầu cho đến lúc anh thức dậy lần thứ 3 để rồi thức luôn cùng Bác.
+ Địa điểm: trong một mái lều tranh xơ xác, nơi trú tạm của bộ đội qua đêm.
- Bài thơ có 2 nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên (chiến sĩ) nhân vật trung tâm là Bác Hồ được hiểu qua cái nhìn và tâm trạng của anh chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người. Lời kể, tả đều từ điểm nhìn và tâm trạng của anh đội viên. Bằng sáng tạo hình tượng anh đội viên vừa là người chứng kiến vừa là người tham gia vào câu chuyện bài thơ đã làm cho hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách tự nhiên, có tính khách quan lại vừa đặt trong mối quan hệ gần gũi, ấm áp với người chiến sĩ.
(?)2. SGK.
- HS trả lời.
- Tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên:
+ Lần đầu thức giấc, anh ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi “trầm ngâm” bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên -> xúc động khi hiểu Bác ngồi đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ.
+ Niềm xúc động càng lớn khi anh được chứng kiến cảnh Bác đi “dém chăn” cho các chiến sĩ với những bước chân nhẹ nhàng để không làm họ giật mình. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng mơ màng vừa lớn lao, vĩ đại nhưng lại hết sức gần gũi, ấm hơn cả ngọn lửa hồng
+ Trong sự xúc động cao độ anh đội viên “thổn thức cả nỗi lòng” và thốt lên những câu hỏi thầm thì đầy tin yêu và lo lắng với Bác. (“Bác có lạnh lắm không?” Anh tha thiết mời Bác đi nghĩ. Anh nằm không yên vì nổi lo cho sức khỏe của Bác.
+ Câu chuyện chưa đến “đỉnh điểm” khi lần thứ ba thức dậy, trời sắp sáng anh chiến sĩ vẫn thấy Bác “ngồi đinh ninh”. Sự lo lắng ở anh đã trở thành sự hốt hoảng thật sự và nếu ở trên anh chỉ dám “thầm thì hỏi nhỏ” thì bây giờ anh hết sức năn nỉ “vội vàng nằng nặc” mời Bác đi nghĩ.
Câu thơ thể hiện sự thiết tha. “Mời Bác ngủ Bác ơi!” được nhắc lại “Bác ơi! Mời Bác ngủ!”.
+ Đến đây thì câu trả lời của Bác “Bác ngủ không an lòng ... Bác thương đoàn dân công” đã làm cho anh đội viên cảm nhận một lần nữa thật sâu xa, thấm thía tấm lòng mênh mông của Bác với ND. Được tiếp cận được thấu hiểu tình thương và đạo đức cao cả ấy của Bác anh chiến sĩ đã lớn lên thêm về tâm hồn tình cảm và được hưởng một niềm hạnh phúc thật sự lớn lao. Bởi thế nên:
Lòng sung sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
- Qua diễn biến tâm trạng của người chiến sĩ, bài thơ đã biểu hiện cụ thể và chân thực tình cảm của anh, cũng là tình cảm chung của bộ đội và ND đối với Bác. Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi, là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương sự chăm sóc của Bác Hồ là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị.
II/ Tìm hiểu bài thơ:
1. Bài thơ là một câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1950.
2. Anh đội viên đối với Bác:
- Từ ngạc nhiên đến xúc động -> niềm cảm phục yêu kính vị cha già dân tộc.
² Hoạt động 3: Tìm hiểu hình tượng Bác Hồ (10’)
Phương pháp
Nội dung
(?) Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ lần thứ 2. Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác đã được khắc họa sâu đậm như thế nào?
- HS trả lời cá nhân.
+ Bác Hồ được hiện ra qua cái nhìn của anh đội viên và được miêu tả: hình dáng, tư thế, vẻ mặt, cử chỉ, hành động và lời nói.
. Hình dáng tư thế ngồi lần đầu (
. Lần thứ 3 tư thế ngồi ...
. Cử chỉ, hành động: đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ -> bộc lộ tấm lòng yêu thương chứa chan,
. Lời nói: “Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc”
“Bác thương đoàn dân công ... Mong trời sáng mau mau”.
=>
đúng như nhà thơ Tố Hữu đã nói về Bác.
Bác ơi tim bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
...
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.
Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao. Thể hiện một cách cảm động, tự nhiên và sâu sắc tấm lòng yêu thương mênh mông, sâu nặng, sự chăm lo ân cần chu đáo của Bác với chiến sĩ và đồng bào.
²Hoạt động 4: (5’)
(?)4. HS thảo luận 3’
- Bài thơ chỉ là một đêm không ngủ trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc này cũng là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, dành tất cả cho ND, tổ quốc. Đó chính là lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”
4.Ý nghĩa khổ thơ cuối:
Nói lên ý nghĩa của câu chuyện lên một tầm khái quát, làm người đọc thấu hiểu một chân lí đơn giản mà lớn lao.
²Hoạt động 5: (5’)
(?) 5 & 6 SGK
- HS trả lời cá nhân.
+ Thơ 5 chữ (như hát dặm Nghệ Tĩnh)
+ Gieo vần câu 3,4 và khổ trước tiếp khổ sau.
+ Sử dụng nhiều từ láy gợi hình (lâm thầm, xơ xác, trầm ngâm, phăng phắc, nằng nặc) -> tăng giá trị gợi hình, biểu cảm (mơ màng, thầm thì, nằng nặc)
5. Nghệ thuật:
- Thể thơ: 5 chữ.
- Gieo vần: vần liền, vần cách trong khổ, và hai khổ liền nhau.
Nổi bật là dùng nhiều từ láy -> tăng tính gợi hình, giá trị biểu cảm.
²Hoạt động 6: (3’)
=> Ghi nhớ
- GV tổng kết ND và nghệ thuật của bài thơ.
III/ Luyện tập: (5’)
1. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng năm khổ đầu.
2. HS về nhà làm.
* Ghi nhớ: SGK
III/ Luyện tập:
ẨN DỤ
±Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm ẩn dụ và tác dụng của ẩn dụ. (8’)
Phương pháp
Nội dung
(?)1. SGK.
- HS trả lời cá nhân.
(?)2. SGK.
- HS trả lời cá nhân.
+ Giống: so sánh Bác với người cha (so sánh ngầm - vế A và từ so sánh ẩn đi chỉ còn vế B
=> (?) Ẩn dụ là gì?
HS đọc ghi nhớ.
I/ Ẩn dụ là gì?
1. “Người cha” dùng để chỉ Bác Hồ.
2. Giống: dựa trên nét tương đồng - giống nhau giữa Bác và người cha
- Khác: Sự vật, sự việc được so sánh và phương diện so sánh và từ so sánh ẩn đi (vế A) chỉ còn lại sự vật, sự việc dùng để so sánh (vế B).
* Ghi nhớ: SGK.
±Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu ẩn dụ. (15’)
(?) Lửa hồnh chỉ màu gì của hoa râm bụt.
(màu đỏ)
(?) “Thắp” chỉ hiện tượng gì?
(nở hoa)
“màu đỏ” được ví với lửa hồng vì hai sự vật ấy có hình thức tương đồng.
Còn “nở hoa” được ví với hành động “thắp” vì chúng giống nhau về cách thức thực hiện.
(?)2. SGK.
(HS thảo luận 3’)
- Vế A, B: sông và nắng.
(?) Giòn tan thường nêu đặc điểm của cái gì?
(Bánh) (nắng to, rực rỡ)
(?) Đây là sự cảm nhận của giác quan nào?
(vị giác)
(?) Nắng có thể dùng vị giác để cảm nhận được không?
(không)
- Sử dụng từ giòn tan để nói về nắng là có sự chuyển đổi cảm giác.
(?)3. SGK
- HS trả lời cá nhân.
II/ Các kiểu ẩn dụ:
1.
- Lửa hồng – màu đỏ.
- Thắp - nở hoa
2.
- Nắng to, rực rỡ - nắng giòn tan.
Đây là sự chuyển đổi giác quan.
±Hoạt động 3: Ghi nhớ (2’)
Ghi nhớ
=> có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp.
* Ghi nhớ: SGK
±Hoạt động 4: Làm bài tập (10’)
Bt1
3 HS tìm và so sánh.
Bt2: SGK
4 HS tìm 4 câu
Bt3:
Bt4: SGK
GV đọc – hS ghi
III/ Luyện tập:
1. Cách thứ I là cách diễn đạt bình thường.
- Cách thứ hai sử dụng so sánh (Bác Hồ như người cha)
- Cách thứ ba có sử dụng ẩn dụ (Người cha).
So sánh và ẩn dụ là các phép tu từ tạo cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình thường như ẩn dụ, làm cho câu nói có tính hàm súc cao hơn.
2.
a. Ăn quả, kẻ trồng cây.
b. Mực, đen; đèn, sáng
c. Mặt trời (câu 2)
3.
a. Chảy
b. Chảy.
c.Mỏng.
d. Ướt
4. HS viết chính tả
Nghe - viết.
LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
±Hoạt động 1: Nêu yêu cầu và ý nghĩa của giờ học. (5’)
Phương pháp
Nội dung
- Văn nói khác với văn viết và đọc
B1
(?) Nêu 1 số yêu cầu cơ bản về văn nói?
- HS trả lời.
- GV ghi lên bảng.
B2. Cho HS đọc lướt qua các bài tập và nhận xét về nội dung yêu cầu.
I/ Những yêu cầu cơ bản của văn nói:
- Tránh nói như đọc.
- Nói có ngữ điệu kết hợp với điệu bộ.
- Nói rõ ràng, mạch lạc - tự tin.
±Hoạt động 2: Tìm hiểu các bài tập và luyện tập (30’)
- GV giao nhiệm vụ cho HS (3 nhóm làm 3 bài tập trong 7’). Sau đó đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Đoạn 1:
- Quang cảnh lớp học thật yên tĩnh, trang nghiêm khác ngày thường. Phrăng và tất cả mọi người hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trao dồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Đoạn 2: Chẳng những quang cảnh lớp học khác thường mà hôm nay thầy giáo Ha-men cũng làm Phrăng hết sức ngạc nhiên:
- Khi Phrăng đến trễ và cả khi cậu không thuộc bài thầy cũng không hề quở mắng mà còn nói thật dịu dàng
“Buổi học sắp bắt đầu mà chỉ còn vắng mặt con”.
Thầy nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho HS trong buổi học cuối cùng.
Trang phục của thầy cũng khác ngày thường. Hôm nay thầy học chiếc áo thật đẹp, thật say học (áo nơ-đanh gốt sanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn; chiếc mũ lục đen thêu) những thứ trang phục này chỉ dành vào những buổi lễ trang trọng. Với cách ăn vận trang trọng như vậy thầy Ha-men đã chứng tỏ ý nghĩa hệ trọng của buổi học cuối cùng.
- Điều tâm niệm tha thiết I mà thầy Ha-men muốn nói với HS và mọi người dân vùng An-dat Hãy yêu quý, giữ gìn và trao dồi cho mình tiếng nó, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước. Những lời nói của thầy Ha-men vừa sâu sắc, vừa tha thiết, biểu lộ tình cảm yêu nước sâu đậm và lòng tự hào về tiếng nói dân tộc mình
Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học: nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã tới cực điểm và bộc lộ ra trong những cử chỉ, hđộng khác thường: người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, dồn tất cả sức mạnh viết lên bảng câu “Nước Pháp muôn năm, rồi như đã kiệt sức, đầu dựa vào tường, giơ tay ra hiệu cho HS. Nhưng chính vào giây phút ây các học trò Phrăng đã thấy thầy giáo chưa bao giờ lớn lap đến thế
KIỂM TRA VĂN
I/ Phần trắc nghiệm: (6đ)
1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật:
Dế Mèn.
Dế Choắt
Một nhân vật đứng ngoài tác phẩm
2. Bài văn “Sông nước Cà Mau” tả cảnh gì?
Cảnh sông nước có vẻ đẹp rộng lớn, đầy sức sống hoang dã
Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, nấp nập, độc đáo ở vùng đất cực Nam của tổ quốc.
Tả cảnh sông nước có nhiều thác dữ.
Cả a, b đều đúng.
3. Văn bản Vượt thác miêu tả:
Chân dung người.
Tả người gắn với công việc.
Cả hai đều sai.
4. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được tác giả sáng tác năm:
1945.
1950
1952
Cả ba đều sai
II/ Tự luận: (4đ)
Em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”
Suy nghĩ của em về thầy giáo Ha-men trong truyện “Buổi học cuối cùng”.
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm:
1.a 3.b
2.d 4.b
II/ Tự luận:
1.
- Có lòng nhỏ nhen , đố kỵ, kẻ cả.
- Cuối cùng với sự vị tha, bao dung và tình cảm chân thật, hồn nhiên trong sáng của em gái mình mà người anh đã nhận ra mặt hạn chế của mình và đã biết tự ăn năn và nhận lỗi. Đó là điều đáng quý ở người anh.
2. Là một thầy giáo đáng kính biết bao: gắn bó với nghề nghiệp, luôn ý thức về tầm quan trọng của việc học tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc họ). Từng cử chỉ, hành động, lời nói của thầy trong buổi học cuối cùng đã thấy lòng yêu nước thật sau sắc của người thầy giáo cụ thể là yêu tiếng nói của dân tộc ...
LƯỢM
(Tố Hữu)
² Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ (15’)
Phương pháp
Nội dung
- GV đọc mẫu vài đoạn.
- HS đọc (chú ý nhịp điệu chung là ngắn, nhanh khi tái hiện hình ảnh Lượm - nhấn mạnh vào các từ láy tạo hình. Những câu cảm thán và tu từ tgiả đã tách riêng ra thành những khổ thơ đặc biệt thì nhịp điệu chậm lại, gãy khúc đọc lắng xuống, chậm lại, ngừng giữa các dòng thơ.
- Thể thơ 4 chữ theo thể dân gian truyền thống được dùng trong những bài về kể chuyện, thể thơ bốn chữ thích hợp với lối thơ kể chuyện có nhịp kể nhanh.
- Gieo vần cách và nhịp 2/2.
(?)1. SGK
HS trả lời cá nhân.
II/ Tìm hiểu bài thơ:
1. Bố cục: chia ba đoạn.
- Đoạn một (từ đầu -> “cháu đi xa dần”)
Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu.
- Đoạn 2: Từ Cháu đi đường cháu -> Hồn bay giữa đồng.
Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm.
- Đoạn cuối: Phần còn lại
Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi.
² Hoạt động 2: Tìm hiểu hình ảnh Lượm trong đoạn đầu bài thơ (15’)
(?)2. SGK
(?) Trang phục.?
- Hình ảnh Lượm trong năm khổ thơ đầu được miêu tả sinh động và rõ nét qua những chi tiết nghệ thuật.
+ Trang phục: cái xắc, ca lô giống các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực sự. Cái xắc nho nhỏ, Calô đội lệch thể hiện dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.
+ Dáng điệu: loắt choắt: nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch.
+ Cử chỉ: rất nhanh nhẹn (chim chích, huýt sáo, cười híp mí)
+ Lời nói: tự nhiên, chân thật (cháu đi ... ở nhà)
Với thể thơ bốn chữ nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, ...) đã thể hiện hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi say mê công tác thật đáng mến, đáng yêu.
2. Hình ảnh Lượm (5 khổ đầu)
- Trang phục: xinh xắn, dễ thương.
- Dáng điệu: nhanh nhẹn, tinh nghịch.
- Cử chỉ: hồn nhiên, yêu đời.
- Lời nói: tự nhiên, chân thật.
- Với nhịp nhanh cùng nhiều từ láy thể hiện hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi thật đáng yêu.
² Hoạt động 3: Tìm hiểu hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc (16’)
(?)3. SGK.
- HS trả lời.
Câu chuyện được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả.
+ Khi nghe tin Lượm hy sinh, tgiả đau đớn thốt lên:
Ra thế
Lượm ơi! ...
Câu thơ bị ngắt đôi làm hai dòng diễn tả sự đau xót đột ngột như một tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ.
+ Tiếp đó nhà thơ hình dung sự hy sinh của Lượm. Cũng như bao lần đi làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái, không nề hiểm nguy.
Vụt qua ...
... hiểm nghèo
Nhưng rồi:
Bổng lòe chớp đỏ
... Lượm ơi!
+ Kể lại hình dung lại sự việc mà tgiả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được thốt lên đau đớn: “Thôi rồi, Lượm ơi! ...” Chú bé đã hy sinh giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên đầy hứa hẹn. Nhưng nhà thơ không dừng lâu ở nổi đau xót, ông cảm nhận được sự hy sinh của Lượm có 1 vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần bé nhỏ ... đã hóa thân vào thiên nhiên đất nước.
Cháu nằm ...
... giữa đồng.
2. Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc:
- Qua dòng hồi tưởng tgiả kể lại cũng như bao lần đi làm nhiệm vụ, Lượm cũng nhanh nhẹn và dũng cảm, hăng hái không nề hiểm nguy.
- Câu thơ bị gãy đôi như diễn tả sự nấc nghẹn đau xót của nhà thơ khi nghe tin Lượm hy sinh.
² Hoạt động 4: Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi (7’)
(?)5. Ý nghĩa của việc lặp lại hai khổ thơ:
- Mở đầu đoạn cuối là câu “Lượm ơi, còn không?” tiếp ngay sau đoạn miêu tả sự hy sinh của Lượm, như một câu hỏi vừa đau xót vừa ngỡ ngàng như không muốn tin rằng Lượm đã không còn nữa. Hai khổ thơ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên như đã trả thành câu hỏi trên bằng sự khẳng định: Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước.
3. Hình ảnh Lượm (hai khổ cuối)
- Sự lặp lại như sự thừa nhận Lượm còn sống mãi với quê hương đất nước – trong lòng nhà thơ.
² Hoạt động 5: Tìm hiểu một số thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ của bài thơ.(5’)
(?)4 & 5. SGK
- Trong bài thơ người kể đã gọi tên Lượm bằng nhiều đại từ xưng hô khác nhau chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ. Sự thay đổi thể hiện những sắc thái quan hệ và tình cảm trong từng trường hợp khác nhau giữa người kể chuyện (tgiả) và nhân vật Lượm.
+ “Chú bé” là cách gọi thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.
+ “Cháu” biểu lộ tình cảm gần gũi thân thiết họ hàng, trìu mến.
+ “Chú đồng chí nhỏ” là cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với chiến sĩ nhỏ.
+ “Lượm ơi” được dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ - kèm theo những từ cảm thán (“Thôi rồi, Lượm ơi! & Lượm ơi, còn không? ...”.
- Trong bài có 2 trường hợp câu thơ 4 chữ có cấu tạo đặc biệt “Ra thế, Lượm ơi! ...” được ngắt ra thành hai dòng. Cách ngắt như vậy tạo ra sự đột ngột và một khoảng lặng giữa dòng thơ thể hiện sự xúc đông đền nghẹnn ngào, sững sờ của tgiả trước cái tin đột ngột về sự hy sinh của Lượm.
+ Câu “Lượm ơi, còn không?” được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài có tác dụng nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm. Câu thơ dưới dạng một câu hỏi tu từ và tgỉa đã gián tiếp trả lời bằng việc nhắc lại hình ảnh Lượm vui tươi, hồn nhiên trong hai khổ thơ cuối cùng.
4.Nghệ thuật bài thơ:
- Dùng nhiều đại từ xưng hô thể hiện sắc thái và quan hệ tình cảm giữa người kể và nhân vật Lượm.
- Những câu thơ có cấu tạo đặc biệt ngắt đôi như tạo ra sự đột ngột sững sờ của tgiả trước sự hy sinh của Lượm.
- Khổ thơ đặc biệt (1 câu) có tác dụng nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự con hay mất của Lượm.
² Hoạt động 6: (3’)
Tổng kết giá trị ND và nghệ thuật của bài thơ.
* Ghi nhớ: SGK.
MƯA
(Trần Đăng Khoa)
²Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ (7’)
Phương pháp
Nội dung
- HS đọc và trả lời.
+ Thể thơ bốn chữ (phần lớn là hai chữ) cùng với nhịp nhanh,dồn dập và những động từ chỉ hđộng khẩn trương đã góp phần diễn tả nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập của cơn mưa vào mùa hè.
+ Theo trình tự thời gian qua các trạng thái, hđộng của các sự vật và loài vật từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.
+ Từ đầu -> trọc lốc là quang cảnh lúc sắp mưa với những trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật.
+ Từ chớp -> cây lá hả hê là cảnh trong cơn mưa. Bốn dòng cuối bài thơ làm nổi bật hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.
- Bài thơ không chỉ tả trực tiếp cơn mưa với sấm, chớp, nước mưa … mà còn tập trung miêu tả hđộng và những trạng thái. hđộng này mà người đọc nhận ra được cảnh tượng cụ thể và tác động của cơn mưa đến toàn bộ cảnh vật trên mặt đất.
1. Tìm hiểu chung về bài thơ:
2. Quang cảnh lúc sắp mưa.
3. Quang cảnh trong mưa.
²Hoạt động 2: Nghệ thuật miêu tả (3’)
(Câu hỏi 2 & 3 SGK)
- Bức tranh cơn mưa rào được miêu tả qua hàng loạt hình ảnh, chi tiết về hình dáng, động tác, hđộgn của nhiều cảnh vật, loài vật trước và trong cơn mưa được quan sát, cảm nhận bằng mắt và sự hồn nhiên cùng với sự tưởng tượng liên tưởng phong phú, mạnh mẽ của tgiả.
“Cỏ gà rung tai – Nghe - Bụi tre - Tần ngần - Gỡ tóc”.
- Một nét đặc sắc nổi bật đó là phép nhân hóa nhờ sự khả năng liên tưởng mạnh mẽ của nhà thơ.
5. Nghệ thuật bài thơ
²Hoạt động 3: Tìm hiểu hình ảnh con người ở đoạn cuối bài thơ (3’)
(?)5. SGK
- Cha đi cày về hiện lên nổi bật với dáng vẻ lớn lao, vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm, chớp của trận mưa.
Hình ảnh được XD theo lối ẩn dụ khoa trương “Đội sấm - đội chớp - Đội cả trời mưa …”
-> nói lên tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ
²Hoạt động 4: Tổng kết (3’)
Tổng kết về nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
ND: Bài thơ miêu tả chính xác và sinh động cảnh tượng cơn mưa rào ở làng quê qua những hđộng và trạng thái của nhiều cảnh vật trước và trong cơn mưa.
NT: Thể thơ tự do, cấu thơ ngắn, nhịp nhanh và dồn dập. Sử dụng nhiều phép nhân hóa thể hiện tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của tác giả. Cách cảm nhận thiên nhiên ở bài thơ vừa hồn nhiên vừa sâu sắc.
* Ghi nhớ: SGK
HOÁN DỤ
²Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hoán dụ. (7’)
Phương pháp
Nội dung
- HS đọc khổ thơ.
- GV ghi lên bảng.
(?)1. SGK.
- HS trả lời cá nhân.
+ Chỉ những người dân ở nông thôn (áo nâu) và những người dân ở thành phố (áo xanh).
(?)2. SGK
- HS trả lời cá nhân.
+ Áo nâu là một biểu hiện bộ phận của người nông thôn về ăn mặc, áo xanh là một bộ phận của người thành thị.
+ Ở đây nhà thơ dựa vào một hiện tượng bộ phận của sự vật để nói lên toàn bộ sự vật (dựa vào mối quan hệ gần gũi (tương cận) giữa các sự vật.
(?)3. SGK
- HS trả lời cá nhân.
+ Cách dùng như vậy ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc cho câu văn, nêu bật được những đặc điểm của những người được nói đến.
+ GV tổng kết: Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó là hoán dụ.
=> ghi nhớ: SGK
HS đọc
I/ Hoán dụ là gì?
1. Những từ in đậm chỉ những người sống ở nông thôn và thành thị.
2.
- Áo nâu, áo xanh - chỉ người nông dân và công dân. Dựa vào đặc điểm, tính chất của sự vật - sự vật – nông thôn – thành thị - chỉ những người sống ở nông thôn và những người sống ở thành thị. Dựa vào mối quan hệ vật chứa đựng - vật bị chứa đựng.
3. Cách dùng như vậy tăng tính h
File đính kèm:
- GA ngu van 6.doc