Giáo án Ngữ văn 6 -Năm 2005

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Học sinh nắm được định nghĩa về truyện truyền thuyết, hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện “ Con Rồng cháu Tiên” và kể lại được truyện này.

- Giáo dục học sinh tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ của dận tộc.

B. CHUẨN BỊ:

- Thầy: Soạn giáo án, tranh ảnh đền Hùng và tranh 100 người con chia tay nhau.

- Trò : Soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra vỡ soạn của học sinh.

2. Giới thiệu bài mới: “ Từ xưa tới nay, mỗi người dân Việt Nam đều luôn tự hào về nguồn gốc cao quý của mình đó là “ Con Lạc Cháu Hồng”. Niềm tự hào đó xuất phát từ đâu? Để hiểu được, chúng ta cùng tìm hiểu truyện “ Con Rồng cháu Tiên”

 

doc284 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 -Năm 2005, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02.09.2005 Ngày giảng : 05.09.2005 Tuần: 1 Bài 1 Tiết 1 : Văn bản : CON RỒNG CHÁU TIÊN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Học sinh nắm được định nghĩa về truyện truyền thuyết, hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện “ Con Rồng cháu Tiên” và kể lại được truyện này. - Giáo dục học sinh tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ của dận tộc. B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Soạn giáo án, tranh ảnh đền Hùng và tranh 100 người con chia tay nhau. - Trò : Soạn bài. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra vỡ soạn của học sinh. 2. Giới thiệu bài mới: “ Từ xưa tới nay, mỗi người dân Việt Nam đều luôn tự hào về nguồn gốc cao quý của mình đó là “ Con Lạc Cháu Hồng”. Niềm tự hào đó xuất phát từ đâu? Để hiểu được, chúng ta cùng tìm hiểu truyện “ Con Rồng cháu Tiên” 3. Hoạt động của Thầy và Trò: Hoạt động Ghi bảng - Cho học sinh đọc truyện. Phân thành 3 đoạn -> gọi 3 học sinh đọc -> giáo viên uốn nắn kết hợp tìm hiểu chú thích và định nghĩa về truyền thuyết . H. Qua văn bản trên em hiểu thế nào là truyền thuyết? H Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy đoạn? Tìm ý chính của từng đoạn? (học sinh tìm, bổ sung -> giáo viên uốn nắn, sửa chữa) H. Tìm hiểu đoạn đầu truyện, em hãy cho biết nguồn gốc và hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ được thể hiện qua những chi tiết nào ? -> HS tìm, bổ sung, nhận xét -> giáo viên cho gạch chân trong SGK ( đều là thần; Lạc Long Quân là nòi Rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ , Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi , thuộc dòng thần nông, xinh đẹp tuyệt trần ). H. Em có nhận xét gì về nguồn gốc, hình dáng của Lạc Long Quân và Âu cơ ? ( Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ ) H. Thỉnh thoảng, Lạc Long Quân lên cạn để làm gì ? ( giúp dân diệt trừ Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh, dạy cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở ) H. Lạc Long Quân làm những việc ấy nhằm mục đích gì ? ( mở mang nước, giúp dân no ấm, ổn định cuộc sống ) H. Em hãy cho biết chuyện Âu Cơ sinh nở có gì lạ ? ( Sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100 con. Các con đều đẹp đẽ lạ thường , không cần bú mớm mà lớn lên như thổi , mặt mũi khôi ngô; khoẻ mạnh như thần ) H. Lạc Long Quân chia con như thế nào ? ( Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ xuống núi -> để cai quản các phương) H. Theo chuyện này thì người dân Việt Nam chúng ta là con cháu của ai ? ( Con cháu Lạc Long Quân và Âu Cơ ) H. Nguồn gốc ấy có gì cao quý ? ( con cháu Tiên Rồng ) H. Hãy chỉ ra những chi tiết tưởng tượng kì ảo ? ( Bọc trăn trứng , 100 người con không cần bú mớm ...; cả hai nhân vật đều là thần có phép lạ) H. Em hiểu thế nào là yếu tố tưởng tượng, kì ảo ? (là những chi tiết không có thật, được sáng tạo nhằm một mục đích nhất định. Trong truyện dân gian, chi tiết này gắn với quan niệm tín ngưỡng của người xưa) H. Trong truyện này , chi tiết tưởng tượng kì ảo có ý nghĩa như thế nào ? Có tác dụng gì ? -> học sinh thảo luận , trả lời -> giáo viên chốt lại ghi lên bảng H. Theo em Truyện “ con Rồng cháu Tiên” có ý nghĩa như thế nào ? -> học sinh trả lời -> giáo viên chốt theo ghi nhớ (SGK ) -> gọi học sinh đọc , nhắc lại ghi nhớ . - Cho học sinh đọc phần đọc thêm ( SGK ) . Gọi học sinh đọc , xác định yêu cầu bài tập 1 . H. Em hãy kể tên các truyện có nội dung giống truyện trên ? H. Các truyện ấy đã khẳng định điều gì ? - Học sinh đọc , xác định yêu cầu bài tập 2 . - GV hướng dẫn học sinh kể , yêu cầu phải đúng cốt truyện , đảm bảo đầy đủ các chi tiết cơ bản . Cố gắng dùng lời văn của mình để kể cho diễn cảm -> Gọi 2 - 3 học sinh lên kể I. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục: 1.Định nghĩa truyền thuyết: (Chú thích * trang 7/SGK) 2. Bố cục: - Đoạn 1: Từ đầu -> Long Trang: Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ. - Đoạn 2: Tiếp -> lên đường: Chuyện sinh nở và chia con . Đoạn 3 : Đoạn còn lại : Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. II/ Tìm hiểu văn bản : 1.Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ. - Đều là thần : kì lạ, lớn lao , đẹp đẽ. - Thỉnh thoảng lên cạn, giúp dân diệt trừ yêu tinh, dạy cách ăn ở , sinh sống. -> Sự nghiệp mở nước . 2. Chuyện sinh nở của Âu cơ và việc chia con : - Sinh nở kì lạ . - Năm mươi con theo cha xuống biển. - Năm mươi con theo mẹ lên núi . -> Cai quản các phương => Nguồn gốc của dân tộc Việt Nam: Con cháu vua Hùng, nòi giống Tiên Rồng - Chi tiết tưởng tượng, kì ảo: - Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ..., thần kì hoá nguồn gốc, giống nòi, thể hiện niềm tự hào về tổ tiên,dân tộc -> Tăng sức hấp dẫn cho truyện 3. Ý nghĩa truyện : * Ghi nhớ : trang 8/ SGK III/ Luyện tập : 1. Những truyện có nội dung tương tự: - Quả trứng to nở ra con (dân tộc Mường) - Quả bầu mẹ ( dân tộc Khơme) -> Khẳng định cội nguồn gần gũi, gắn bó ... 2. Kể diễn cảm truyện * Hướng dẫn về nhà : - Học ghi nhớ ( SGK ) - Tập kể diễn cảm truyện . - Làm bài tập 2, 4, 5 (SBT ). - Đọc và soạn bài “ Bánh chưng, bánh giày” theo câu hỏi SGK –@&@œ— Ngày soạn : 02.09.2005 Ngày giảng : 05.09.2005 Tuần: 1 Tiết 2 : BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY (Tự học có hướng dẫn) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Học sinh hiểu được nội dung truyện , ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện , kể được nội dung truyện - Giáo dục học sinh tự hào trí tuệ, văn hoá dân tộc.. B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Soạn giáo án, tranh minh hoạ - Trò : Đọc, soạn bài. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - Kể diễn cảm và nêu ý nghĩa truyện “ Con Rồng cháu Tiên” - Em thích nhất là chi tiết nào trong truyện ? Vì sao ? 2. Giới thiệu bài mới: - Như SGV trang 39 3. Hoạt động của Thầy và Trò: Hoạt động Ghi bảng GV giới thiệu cách đọc -> gọi 3 học sinh đọc . Gọi học sinh đọc các chú thích ( SGK ) -> giáo viên hỏi lại một số từ khó trong phần chú thích . H. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? ( giặc ngoài đã dẹp yên, đang tập trung lo cho dân no ấm; Vua đã già ) H. Ý của vua là sẽ truyền ngôi cho người con như thế nào ? ( nối được chí vua, không cần phải là người con trưởng ) H. Ý tưởng của vua Hùng có gì khác so với việc truyền ngôi trong truyện “ Con Rồng cháu Tiên” ?( Có sự đổi mới, sáng tạo phù hợp với ý tưởng chọn có đức có tài, không thiên về vị thứ ) H. Qua đó, em thấy vua là người như thế nào ? . H. Để tìm người nối ngôi theo ý tưởng của mình, vua đã dùng hình thức nào ? (ai làm vừa ý vua trong ngày lễ Tiên Vương ) H. Em có nhận xét gì về hình thức mà vua đưa ra ? ( mang tính chất là một câu đố để thử tài ) H. Ngoài truyện này, em có biết truyện nào cũng thử tài bằng cách giải câu đố ? ( truyện em bá thông minh ) -> bài sau sẽ học . H. Được tin, các con của Vua Hùng đã làm gì ? Riêng Lang Liêu thì sao ? -> cho học sinh đọc bằng mắt đoạn này. H. Vì sao trong hai mươi người con trai của vua Hùng, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ? ( Lang Liêu chịu nhiều thiệt thòi; chăm lo việc đồng áng , hiểu và thực hiện được ý của Thần ) H. Ý của Thần là gì ? Hãy nhắc lại việc Lang Liêu thực hiện ý Thần ? Có gì khác so với lời Thần bảo ? -> học sinh lần lượt nêu cách làm hai thứ bánh . H. Em có nhân xét gì về việc Lang Liêu thực hiện lời dạy của Thần ? ( Sáng tạo, hiểu được ý Thần -> ý vua => là người có đức, có tài ) H. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn tế trời đất, Tiên Vương ? ( Có ý nghĩa thực tế, sâu xa , hợp ý vua, chứng tỏ được : người làm ra nó là người có tài, có trí thông minh ) -GV tích hợp với văn bản “ Con Rồng cháu Tiên” ở ý tưởng sâu xa : “ Đùm bọc” H. Vậy câu chuyện gợi ra ý nghĩa gì ? -> học sinh thảo luận -> giáo viên khái quát đi vào đi vào phần ghi nhớ sau khi gọi học sinh trả lời -> gọi học sinh đọc, nhắc lại ghi nhớ ( SGK ). Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 1 -> cho học sinh thảo luận -> gọi 4 em đại diện 4 tổ trả lời, học sinh khác nhân xét -> giáo viên uốn nắn, kết luận chung. - Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 2 -> cho học sinh thảo luận , đưa ra ý kiến, giáo viên có thể gợi một số chi tiết như : Lang Liêu nằm mộng thấy Thần mách bảo ... Vì : đó là chi tiết thần kì -> tăng sức hấp dẫn -> khẳng định gí trị hạt gạo....trân trọng sản phẩm do con người làm ra ; Hoặc chi tiết : lời vua nói với mọi người về hai loại bánh I. Đọc, tìm hiểu chú thích, : II/ Tìm hiểu văn bản : 1.Hoàn cảnh, ý định cách thức chọn người nối ngôi của vua Hùng : - Chọn người có đức, có tài -> Đổi mới, sáng tạo => Vua sáng suốt, công minh . 2. Lang Liêu được thần giúp -Thông minh sáng tạo => người tài đức, hợp ý vua 3. Lang Liêu được chọn nối ngôi 4.Ý nghĩa truyện : * Ghi nhớ : 12/ SGK III / Luyện tập : 1/12 : Đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính trời đất, tổ tiên; giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. 2 /12 : * Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc ghi nhớ :12/SGK - Kể được truyện bằng ngôn ngữ của bản thân. - Hoàn chỉnh bài tập 2. - Soạn bài “Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt” ( 13 / SGK) –@&@œ— Ngày soạn : 05.09.2005 Ngày giảng : 07.09.2005 Tuần: 1 Tiết 3 : TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh hiểu được - Thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt. Cụ thể là : + Khái niệm về từ . + Đơn vị cấu tạo của từ ( tiếng ) + Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy ) - Giáo dục học sinh lòng yêu thích tiếng Việt , sử dụng trong nói viết đúng và hay. B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, bảng phụ, phấn màu. - Trò : Soạn bài C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - Kể diễn cảm truyện “Bánh chưng, bánh giầy” - Nêu ý nghĩa truyện. - Kiểm tra bài tập 12/12 2. Giới thiệu bài mới: - Có thể đặt câu hỏi dẫn dắt vào bài. Ví dụ: Hằng ngày các em gặp nhau hay sống trong 1 gia đình, làng xóm... các em dùng phương tiện nào để giao tiếp? 3. Hoạt động của Thầy và Trò: Hoạt động Ghi bảng Cho học sinh đọc mục I (SGK) -> Gv đưa bảng phụ có câu ví dụ. H. Mỗi từ được phân biệt bằng 1 từ gạch chéo, em hãy cho biết trong câu văn này có bao nhiêu từ? H. Em hãy tách các tiếng có trong từ và cho biết có bao nhiêu tiếng? (12 tiếng) H. Vậy theo em, tiếng dùng để làm gì? (Dùng để tạo từ) H. Các đơn vị được tách bằng dấu gạch chéo gọi là từ. Trong câu trên có 9 từ, vậy theo em, từ được dùng để làm gì? (được dùng để tạo câu). H. Giữa từ và tiếng có gì khác nhau? Khi nào thì một tiếng được coi là một từ? -> Hs thảo luận nêu ý kiến -> giáo viên khái quát -> Ghi vào phần bài học. * Phần bài học được ghi song song trong quá trình tìm hiểu bài tập. H. Qua việc tìm hiểu trên, em hãy rút ra định nghĩa về từ? -> Sau khi học sinh trả lời ->Gọi học sinh đọc ghi nhớ 1. - Giáo viên treo bảng phụ có ghi câu: “Từ đấy ... bánh giầy” (phần bài tập ghi mục 2, câu văn 2 (SGK). H. Em hãy tìm từ có1 tiếng và từ có 2 tiếng trong2 câu trên? (Từ có 1 tiếng : Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và , có, tục, ngày, tết, làm; Từ có 2 tiếng :Trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy) -> Gọi 1 học sinh lên bảng tìm và gạch vào bảng phụ, học sinh ở dưới lớp làm vào vở nháp, sau đó gọi học sinh nhận xét. H. Qua phân loại, ta gọi từ có 1 tiếng là từ đơn, từ có 2 tiếng là từ phức. Vậy theo em từ đơn và từ phức khác nhau như thế nào? -> Học sinh trả lời, giáo viên ghi bảng phần bài học. H. Trong từ phức có những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa gọi là từ ghép, những từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy. Vậy từ phức có những loại nào? -> Học sinh tìm -> giáo viên kết luận -> ghi bảng. H. Hãy chỉ ra những từ ghép hoặc từ láy trong những từ phức trên? -> học sinh thảo luận -> Đại diện trả lời -> học sinh khác nhận xét, bổ sung -> giáo viên củng cố bằng ghi nhớ 2->(SGK) - Cho học sinh đọc xác định yêu cầu bài tập 1 (SGK) H. Từ “nguồn gốc” “ Con cháu” thuộc kiểu cấu tạo từ nào ? H. Tìm từ đồng nghĩa với từ “ nguồn gốc” H. Tìm từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc như mẫu đã cho. (gợi ý : a. Theo giới tính : nam trước nữ sau b.Theo bậc: bậc trên trước bậc dưới sau. - Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 3 -> giáo viên đưa bảng phụ -> học sinh lên bảng điền vào chỗ trống sau khi đã thảo luận -> cho học sinh về nhà ghi vào vở. (Cách chế biến :(bánh) rán, nướng, hấp, tráng Chất liệu : (bánh) nếp, tôm, tẻ gai, khoai, ... Tính chất :(bánh) dẻo, xốp, phồng, ... Hình dáng : (bánh)gối, khúc, tai voi,...) - Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 4 H. Tìm từ láy trong câu trên ? (Thút thít) H. Từ này bổ nghĩa cho từ nào ? Em hãy tìm thêm các từ khác cũng có tác dụng miêu tả tiếng khóc ? (từ “khóc” -> nức nở, sụt sùi, rưng rức, tấm tức, lè nhè, sụt sịt, ti tỉ, ...) - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 5 -> cho học sinh xung phong lên bảng làm 1 phút (em nào tìm được nhiều và đúng, giáo viên có thể cho điểm) GV hướng dẫn, giải thích thêm phần đọc thêm . I. Bài tập: Câu văn 1 (SGK) Có 9 từ Có 12 tiếng II. Bài học : 1. Từ là gì ? - Tiếng dùng để tạo từ. - Từ dùng để tạo câu. - Một tiếng được coi là một từ khi tiếng đó có thể dùng đẻ tạo câu . * Ghi nhớ 1 : (13/ SGK) 2. Từ đơn và từ phức : - Từ đơn : chỉ có một tiếng. - Từ phức : có từ hai tiếng trở lên . từ ghép - Từ phức từ láy * Ghi nhớ 2 : (14/ SGK) III. Luyện tập : *1/14 : a. Hai tiếng có nghĩa -> từ ghép . b. Đồng nghĩa : cội nguồn , gốc gác. c. Cha mẹ, anh em, cô dì, chú thím * 2/a. Chú thím, cậu mợ, ông bà, cha mẹ, anh chị -> Nam trước, nữ sau b. Ông cha, chú cháu, cô cháu, mẹ con, chị em -> bậc trên trước, bậc dưới sau *3/14 : *4/14 : *5/15: Tìm nhanh từ láy: a. Tả tiếng cười : Khanh khách, khúc khích, sằng sặc, hô hố , kha khả, ha hả , ... b. Tiếng nói : thỏ thẻ, léo nhéo , lầu bầu , ... c. Dáng điệu : lả lướt, nghênh ngang, thong thả, lướt thướt,... * Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc 2ghi nhớ 13, 14/ (SGK) - Hoàn thành bài tập 3 (SGK) học - Soạn bài tiếp theo . –@&@œ— Ngày soạn : 08.09.2005 Ngày giảng : 10.09.2005 Tuần: 1 Tiết 4 : GIAO TIẾP VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Huy đông kiến thức của học sinh về các lại văn bản mà học sinh đã biết. - Hình thành sơ bộ các khái niệm : văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt . - Giáo dục học sinh ý thức vận dụng ngôn từ , phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện tốt mục đích giao tiếp B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, bảng phụ, các loại văn bản khác nhau : bản thông báo, bản quảng cáo, thiếp mời, hoá đơn , đơn trình báo, một bài văn. - Trò : Soạn bài. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - Từ là gì ? Cho ví dụ . - Khi nào thì một tiếng được coi là một từ ? - Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức ? cho ví dụ ? - Từ phức được chia làm những loại từ nào ? Đặt câu có những loại từ phức đó? 2. Giới thiệu bài mới: (theo mục I /SGK trang 15 ) 3. Hoạt động của Thầy và Trò: Hoạt động Ghi bảng H. Khi muốn biểu đạt cho người khác hay một ai đó biết tư tưởng, tình cảm hay nguyện vọng nào đó thì em phải làm gì ? ( em sẽ nói hoặc viết các tư tưởng , nguyện vọng đó cho người ta biết ) H. Nếu cô nói “ Cô thích lớp học luôn sạch sẽ ngăn nắp, gọn gàng” là cô vừa thực hiện giao tiếp . Vậy theo em , giao tiếp là gì ? H. Nhưng khi ta muốn biểu đạt tư tưởng , tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm như thế nào ? -> học sinh thảo luận ( phải tạo lập văn bản, nghĩa là nói cho có đầu có đuôi, có lí lẽ, mạch lạc ) H. Vậy văn bản là gì ? -> học sinh trả lời -> giáo viên chốt ý , ghi bảng. - Gọi học sinh đọc câu ca dao (mục c /15) H. Theo em, câu ca dao này sáng tác để làm gì ?(sáng tác để nêu lên một lời khuyên ) H. Cụ thể lời khuyên đó là gì ? (là giữ chí cho bền ) H. Lời khuyên đó được gọi là chủ để của văn bản . Vậy đặc điểm thứ hai của văn bản là gì ? (là chủ đề ) H. Câu 6 và câu 8 liên kết với nhau như thế nào về luật thơ cũng như ý thơ ? ( Hai câu liên kết với nhau bằng vần “ên” -> liên kết về luật thơ. Câu 8 giải thích làm rõ ý cho câu 6: “Giữ chí cho bền” nghĩa là không dao động khi người khác thay đổi chí hướng, hoài bảo, ly tưởng,...) H. Qua đó em thấy ý 2 câu ca dao như thế nào ? Và trong một văn bản, các ý phải như thế nào với nhau ? -> HS trả lời -> giáo viên kết luận và ghi bảng. H. Câu ca dao này đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa?Nó có thể được coi là một văn bản chưa ? (đã biểu đạt mộ ý trọn vẹn -> là một văn bản ) H. Qua việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết văn bản là gì ? -> gọi một học sinh đọc ý 1, 2 trong phần ghi nhớ trang 17. *Giáo viên mở rộng các câu hỏi d, đ, e: H. Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng trong ngày khai giảng có phải là một văn bản không ? Vì sao ? (là văn bản vì đây là chuỗi lời nói có chủ đề -> Đây là văn bản nói ) H. Bức thư em viết cho bạn hay người thân có phải là một văn bản không ? Vì sao ? (là văn bản viết . Vì có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm tới người nhân thư ) H. Còn những loại khác như : bài thơ, bài văn, đơn xin học , câu đối, thiếp mời,... có phải là văn bản không ? (đều là văn bản, vì chúng có mục đích , yêu cầu , thông tin, và có thể thức nhất định ) H. Hãy kể thêm những văn bản mà em biết ? (bản quảng cáo, bản thông báo, bản hợp đồng, biên bản, nghị quyết...) * Giáo viên tích hợp : những văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt nào ? Mục đích giao tiếp là gì ? ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở những phần sau, tiết học sau, năm sau nữa -> chuyển sang ý của mục 2. * Giáo viên treo bảng phụ có kẻ các kiểu văn bản (6 kiểu) và mục đchs giao tiếp -> giới thiệu 6 kiểu văn bản và yêu cầu học sinh chọn những văn bản được nêu ở mục 1 điền vào ô ví dụ cho thích hợp -> Cho học sinh thảo luận theo nhóm -> đại diện lên điền -> giáo viên giúp học sinh biết rõ có 6 loại văn bản cần nắm :tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính, công vụ . - Gọi học sinh đọc ý 3 (17/SGK ) -> Gọi học sinh đọc lại toàn ghi nhớ -Cho học sinh đọc từng bài tập (trang 17) -> giáo viên gợi ý , cho học sinh đứng tại chỗ điền bằng miệng vào các tình huống trong bài tập . - Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 1 -> học sinh thảo luận nhanh -> gọi học sinh đại diện trả lời , học sinh khác nhận xét , bổ sung -> giáo viên kết luận. - Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 2 : - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận : để hiểu rõ hơn về văn bản tự sự, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài tập tiếp tục Tìm hiểu chung về văn bản : 1.Văn bản là mục đích giao tiếp: * Giao tiếp: là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng ngôn từ. * Văn bản :là chuỗi lời nói hoặc viết Có chủ đề Có liên kết mạch lạc giữa các ý 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản: * Ghi nhớ :17/ SGK II. Luyện tập : 1/17: a. Tự sự b. Miêu tả. c. Nghị luận. d. Biểu cảm. Thuyết minh 2/ 18 : “ Con Rồng cháu Tiên là một văn bản tự sự vì đã trình bày diễn biến của sự việc và nhân vật * Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc ghi nhớ – Nắm ý toàn bài. - Soạn bài “ Thánh Gióng” và “Từ mượn” –@&@œ— Ngày soạn : 10.09.2005 Ngày giảng : 12.09.2005 Tuần: 2 Bài 2 Tiết 5 : THÁNH GIÓNG A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp học sinh : - Nắm được nội dung, ý nghĩa một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng. - Kể lại được truyện này . - Giáo dục lòng tự hào về tinh thần yêu nước của dân tộc. B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Soạn bài, sưu tầm tranh, bài thơ, đoạn thơ về Thánh Gióng. - Trò : soạn bài C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - Văn bản là gì ? Có mấy kiểu văn bản thường gặp. - Kiểm tra bài tập ở nhà. 2. Giới thiệu bài mới: Nói về tinh thần yêu nước của dân tộc 3. Hoạt động của Thầy và Trò: Hoạt động Ghi bảng Giáo viên hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. H. Theo em có thể chia thành máy đoạn ? Nêu nội dung của từng đoạn -> học sinh dùng bút chì gạch chân SGK. (Đ1 :từ đầu.... “đặt đâu nằm đấy”. (Đoạn 2 : tiếp ... “cứu nước” (Đoạn 3 : tiếp... “ lên trời” (Đoạn 4: Phần còn lại . - Phần chú thích, giáo viên lưu ý học sinh các chú thích 1, 2,4 ,6, 10, 11, 17, 18, 19 . H. Truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? H. Ai là nhân vật chính ?. (có bà mẹ Thánh Gióng , Thánh Gióng, Sứ giả, bà con dân làng Gióng là nhân vật chính ) H. Nhân vật Thánh Gióng dược xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo , giàu ý nghĩa , em hãy kể ra những ra tiết đó ? (thấy vết chân to, ướm thử, về nhà có thai, thụ thai một hai tháng, đứa trẻ lên ba....không biết... đặt đâu nằm đấy,; nghe sứ giả rao tìm ... bỗng cất tiếng nói ... ; lớn nhanh như thổi ... ngựa phun lửa, nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí, người , ngựa bay lên trời ). H. Qua những chi tiết tưởng tượng kì ảo đó, em có nhận xét gì về trí tưởng tượng của nhân dân ta và qua đó họ muốn phản ánh điều gì ? -> học sinh trả lời -> giáo viên chốt ý ghi bảng. H. Qua ước mơ đó em nhận ra đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ? Em sẽ phát huy tinh thần đó như thế nào ? H. Hãy nêu ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện ? -> học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý của giáo viên -> gọi đại diện học sinh trả lời . H. Theo em tiếng nói đầu tiên của một chú bé lên ba là tiếng nói có ý nghĩa như thế nào ? H. Tại sao Gióng lại đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt mà không phải là thứ gì khác ? H. Truyện kể rằng : sau khi gậy sắt gãy Gióng nhổ tre bên đường để chống giặc, theo em chi tiết

File đính kèm:

  • docGiao an van 6 ki 1.doc
Giáo án liên quan