A.PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh
*+Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
+Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
+ Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
Kể lại được câu chuyện.
* Bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho học sinh.
II. Chuẩn bị
Thầy : Tài liệu: SGK, SGV, Sách tham khảo.
Tìm hiểu , đọc phần chú thích .Tìm hiểu các câu hỏi SGK.
Tranh ảnh về Đền Hùng,vùng đất Phong Châu
Trò:
Đọc truyện ,tập kể nội dung .Chia bố cục của truyện.
Đọc tìm hiểu kĩ phần chú thích.
Soạn bài theo câu hỏi phần Đọc-Hiểu văn bản.
18 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Năm 2006 - 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 03/09/2006 Ngày giảng: 06/09/2006
Tiết 1 : Văn bản
Con Rồng Cháu Tiên
(Truyền thuyết )
A.Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh
*+Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
+Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
+ Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
Kể lại được câu chuyện.
* Bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho học sinh.
II. Chuẩn bị
Thầy : Tài liệu: SGK, SGV, Sách tham khảo.
Tìm hiểu , đọc phần chú thích .Tìm hiểu các câu hỏi SGK.
Tranh ảnh về Đền Hùng,vùng đất Phong Châu
Trò:
Đọc truyện ,tập kể nội dung .Chia bố cục của truyện.
Đọc tìm hiểu kĩ phần chú thích.
Soạn bài theo câu hỏi phần Đọc-Hiểu văn bản.
B. Phần thể hiện trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Kiểm tra đồ dùng sách vở có liên quan tới bộ môn.Nhắc nhở HS việc chuẩn bị bài ở nhà và ở lớp.
Kiểm tra phần soạn văn.
II. Bài mới (1 phút)
Lòng yêu nước thương nòi của người Việt Nam được nảy nở từ rất sớm . Từ xa xưa người Việt Nam đã tự hào là dòng giống Tiên - Rồng . Truyện “Con Rồng Cháu Tiên” mà chúng ta học hôm nay sẽ giải thích rõ cho các em biết nguồn gốc của dân tộc Việt Nam .
* HS đọc phần chú thích trong sách giáo khoa.
GV: Truyền thuyềt là gì ?
* GV yêu cầu học sinh đọc
Đọc chậm dãi , giọng kể nhấn giọng ở môt số chi tiết kể về Lạc Long Quân.
+GVđọc từ đầu đến..... khoẻ mạnh như thần
+Học sinh đọc nối đến hết.
Nhận xét.
GV:Em hãy kể diễn cảm câu chuyện?
GV : Truyện được chia làm mấy phần ?
GV: Truyện gồm có mấy nhân vật?
* GV : Các chi tiết , sự việc trong truyện có liên quan đên hai nhân vật này như thế nào?
GV : Em tìm mhững chi tiết trong truyện miêu tả Lạc Long Quân?
GV : Chàng đã giúp dân làm những việc gì?
GV : Qua những chi tiết đó em thấy Lạc Long Quân là người thế nào?
GV: Hình ảnh bà Âu Cơ có những nét nàothể hiện tính chất kì lạ đẹp đẽ?
GV: Em có nhận xét gì về nhân vật này?
* GV: Câu chuyện hấp dẫn người nghe bằng những chi tiết kỳ lạ có liên quan đến hai nhân vật này.
GV: Theo em chi tiết kì lạ đó là gì?
*Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau , đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. sống ở cung điện Long Trang. GV: Em có suy nghĩ gì về chi tiết này?
GV: Sản phẩm của sự kết duyên này có gì đặc biệt?
GV: Cuộc sống của đôi vợ chồng đang thuận hoà hạnh phúc cùng một trăm đứa con trai khoẻ mạnh thì chuyện gì sảy ra với họ?
*Một học sinh thuật lại đoạn truyện này!
GV: Tình huống này đã được giải quyết như thế nào?
GV: Cuộc chia tay giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ nói nên điều gì?
GV: Trong đoạn truyện có rất nhiều những chi tiết tưởng tượng kì ảo. Em hãy tìm một vài chi tiết.
GV: Vai trò của các chi tiết này trong truyện có ý nghĩa như thế nào?
(HS đọc phần cuối của truyện)
GV: Truyện “ Con Rồng Cháu Tiên” có ý nghĩa gì?
HS thảo luận theo nhóm
Các nhóm nêu ý kiến của mình.
GV:Ông cha ta sáng tạo truyện này nhằm giải thích điều gì?
(HS đọc ghi nhớ SGK)
GV: Em biết truyện nào của các dân tộc Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc tương tự như truyện “ Con Rồng Cháu Tiên”
HS thảo luận ghi kết quả vào bảng phụ.
GV: Em kể tóm tắt một trong những câu chuyện trên?
I. Đọc và tìm hiểu chung ( 7 phút)
1. Khái niệm truyền thuyết.
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Đọc kể, tìm hiểu bố cục.
HS: Yêu cầu kể to, rõ ràng- có thể kể bằng lời văn của mình đảm bảo các chi tiết , sự việc.
Nhận xét- khuyến khích cho điểm.
HS: Truyện chia làm 3 phần.
Phần 1: Từ đầu đến Long Trang.
Phần 2: Tiếp theo đến lên đường.
Phần 3 : Phần còn lại.
HS: Truyện gồm hai nhân vật chính.: +Lạc Long Quân.
+Âu Cơ.
II. Phân tích văn bản.( 25 phút)
1. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
* Lạc Long Quân.
HS: +Là một vị thần, con trai thần Long Nữ.
+Thần mình Rồng, sống ở dưới nước thỉnh thoảng mới lên sống trên cạn.
+ Có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ diệt trừ tất cả các yêu quái ở trong mọi vùng:
- Diệt Ngư Tinh dưới biển.
- Diệt Hồ Tinh ở đồng bằng
- Diệt Mộc Tinh ở trên rừng.
HS: Diệt trừ yêu quái.
Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi.
Dạy dân cách ăn ở.
HS: Lạc Long Quân là vị thần có tài, có sức khoẻ vô địch, có công với dân về mọi mặt, được mọi người yêu quý.
* Âu Cơ:
HS: + Có nguồn gốc cao quý: thuộc dòng dõi Tiên, họ Thần Nông ở vùng núi cao Phương Bắc
+ Có nhan sắc “ xinh đẹp tuyệt trần”
+ Phong cách sinh hoạt thanh cao, lịch lãm: Thích đi du ngoạn những nơi có nhiều hoa thơm cỏ lạ.
HS: Là người có nguồn gốc cao quý, xinh đẹp, thanh cao lịch lãm.
* Việc kết duyên và truyện Âu Cơ sinh nở.
HS: Rồng ở biển cả.
Tiên ở non cao.
Gặp nhau đem lòng yêu nhau -đi đến kết duyên vợ chồng.
Tình yêu kỳ lạ này như là sự kết tinh những gì đẹp nhất của con người và thiên nhiên sông núi.
HS: Âu cơ có mang à sinh ra một bọc trăm trứng à nở thành trăm con trai hồng hào khoẻ mạnh, không cần bú mớm tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô khoẻ mạnh như thần.
HS: Lạc Long Quân quen sống ở dưới nước à Phải từ biệt vợ và đàn con trở về Thuỷ Cung.
Âu cơ buồn tủi, tháng ngày mong mỏi thở than. “ Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng với thiếp nuôi đàn con nhỏ” .
HS: Năm mươi con trai theo cha xuống biển.
Năm mươi con trai theo mẹ lên núi.
Chia nhau cai quản các phương giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
HS: Phản ánh nhu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam trong việc cai quản đất đai rộng lớn của đất nước.
HS: Thảo luận theo nhóm.
Báo cáo kết quả.
+Các chi tiết có thể là:
Truyện Âu Cơ sinh nở trăm trứng.
Trăm trứng trở thành trăm con trai à lớn như thổi khoẻ mạnh như thần.
HS: Là những chi tiết không có thật, tác giả dân gian đã sáng tạo ra nhằm mục đích đó là:
+ Tô đậm tính chất kì lạ lớn lao đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
+Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tổ tiên dân tộc mình.
Làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện.
2. ý nghĩa.
- Giải thích nguồn gốc, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cả nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
- Góp phần xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc.
III. Tổng kết. ( 2 phút)
Ông cha ta đã sáng tạo ra truyện này để nhằm giải thích nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam ta. Truyện thể hiện lòng yêu nước thương nòi, nguyện vọng đoàn kết dân tộc tha thiết của người Việt Nam ở mọi miền đất nước.
IV. Luyện tập: (3 phút)
HS: Một số câu chuyện giải thích tương tự:
- Quả trứng to nở ra con người – DT. Mường
- Quả bầu mẹ - Khơ Mú
- Kinh và BaNa là anh em – Ba Na.
HS: Yêu cầu kể tóm tắt.
Đảm bảo nội dung câu chuyện.
* Củng cố: ( 1 phút)
- Giáo viên nhắc lại khái niệm truyền thuyết .
- Nhắc lại nội dung chính và ý nghĩa của truyện.
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà. ( 1 phút)
Đọc và kể lại câu chuyện bằng lời văn của em.
Nắm được các chi tiết chính và ý nghĩa cuả câu chuyện.
Đọc và tìm hiểu phần chú thích truyện “ Bánh chưng bánh giày”
Soạn theo câu hỏi SGK. Tập vẽ tranh dân gian theo các chi tiết của truyện.
Ngày soạn : 04/09/2006 Ngày giảng: 07/09/2006
Tiết 2 : Văn bản
Bánh chưng, bánh giầy
(Truyền thuyết- tự học có hướng dẫn)
A.Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
+ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của câu chuyện. Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện.
Kể lại được câu chuyện.
+Kỹ năng:
Rèn kỹ năng kể chuyện bằng lời văn, kỹ năng các chi tiết trong chuyện, kĩ năng tự học.
+ Giáo dục:
Lòng tự hào về trí tuệ – văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị
Thầy: - Đọc tìm hiểu nội dung văn bản, tìm hiêủ chú thích sách giáo khoa.
- Nghiên cứu câu hỏi SGK hướng dẫn học sinh trả lời.
- Sưu tầm tranh ảnh dân gian.
Trò: - Học bài cũ theo hướng dẫn của thầy.
- Đọc kể văn bản, đọc kỹ phần chú thích SGK
- Soạn bài theo câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản
- Tập vẽ tranh ( SGK tr 10)
B. Phần thể hiện trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ (7phút)
GV: Kể diễn cảm bằng lời văn của em truyện “ Con Rồng Cháu Tiên” nêu ý nghĩa của truyện.
HS: Yêu cầu kể to rõ , diễn cảm đảm bảo nội dung của truyện.
+ý nghĩa: Truyện giải thích nguồn gộc, suy tôn giống nòi, thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất dân tộc cộng đồng của người Việt.
II. Bài mới ( 38 phút)
Hằng năm mỗi khi tết đến xuân về mọi gia đình lại chuẩn bị sắm sửa mọi thứ cho ngày tết nhưng không bao giờ thiếu hai loaị bánh đó là: Bánh chưng và Bánh Giầy, thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày tết. Các em có biết nguồn gốc hai loại bánh được bắt nguồn từ truyền thuyết nào không? Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy”
GV nêu yêu cầu đọc:
Đọc chậm dãi, nhấn giọng ở đoạn đầu của truyện.
GV: Đọc từ đầu đến hình tròn.
Học sinh đọc nối tiếp đến hết.
HS nhận xét giọng đọc của bạn.
GV: Em kể diễn cảm của câu chuyện này?
HS đọc thầm chú thích SGK
GV: Em hãy trọn và giải nghĩa một số từ?
GV: Căn cứ vào nội dung em hãy cho biết bài chia làm mấy đoạn?
GV: Phần đầu câu chuyện giới thiệu với chúng ta điều gì?
GV: Hùng Vương chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
GV: Hùng Vương có ý định trọn người nối ngôi như thế nào?
GV: Bởi có hai mươi người con nên hình thức chọn người nối ngôi của Hùng Vương là gì?
GV: Tìm những chi tiết nói lên điều ấy?
Em có nhận xét gì về chi tiết này?
*GV: Câu đố vua đưa ra thật là khó, biết làm thế nào để vừa ý vua cha – ý định của vua như vậy mục đích là tìm người kế vị xứng đáng . Lệnh của vừa ban xuống! Các ông lang đã làm gì? Ai là người giải được câu đố này? cuộc thi tài giỏi đó diễn ra như thế nào?
Em thuật lại đoạn truyện này?
GV: Khi lệnh vua ban xuống các ông lang đã làm gì?
*GV: Riêng Lang Liêu là người buồn nhất vì nhìn xung quanh nhà chỉ toàn là lúa gạo, khoai toàn những vật tầm thường.
GV: Tại sao tác giả lại để cho Lang Liêu xuất hiện sau?
GV: Buồn vì cuộc sống nghèo hèn của mình. Một đêm ông nằm mơ được thần mách bảo.
+Vì sao trong các con của vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
( HS thảo luận theo nhóm)
GV: Khi được thần mách bảo chàng đã làm gì?
GV: Em có suy nghĩ gì về việc thần mách bảo Lang Liêu làm bánh?
GV: Em hãy thuật lại truyện Lang Liêu làm bánh?
GV: Tại sao thần lại không chỉ rõ cho chàng cách làm bánh?
(HS thảo luận)
GV: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu lại được vua chọn để tế trời đất?
(HS thảo luận)
GV: Đến đây em thử đoán xem ai là người giải được câu đố?
*GV: Từ việc Lang liêu trọn gạo để làm hai thứ bánh. Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy có từ ngày đó. Mỗi khi tết đến xuân về mọi gia đình nô nức chở lá dong, xay đỗ, giã gạo làm bánh và không biết từ bao giờ tục gói bánh chưng đã được hình tượng bằng hai câu đố giàu ý nghĩa đó là:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ.
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
GV: Từ truyện kể trên em rút ra ý nghĩa gì?
GV: Truyện nhằm giải thích điều gì? Và thể hiện ước mơ gì của nhân dân?
GV: ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy
(HS thảo luận theo nhóm)
GV: Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? Tại sao?
I. Đọc tìm hiểu chung. (10phút)
1. Đọc và kể.
HS: Kể theo các yêu cầu sau: kể to, diễn cảm, đảm bảo nội dung sau:
Hùng Vương lúc về già muốn nhường ngôi cho con ai làm vừa ý nối trí nhà vua nhường ngôi.
Các ông lang thi nhau lăm cỡ thật hậu. Riêng Lang Liêu được thần mách dùng gạo làm hai loại bánh dâng vua cha.
Vua dùng bánh của Lang Liêu để tế trời đất nhường ngôi cho chàng
Từ đó nước ta có tục bánh chưng, bánh giầy.
HS : Lựa chọn từ và giải thích.
2. Bố cục:
GV: Truyện chia làm 3 đoạn.
+ Đ1 – Từ đầu đến có Tiên Vương chứng giám.
+ Đ2 tiếp theo đến xin Tiên Vương chứng giám.
+ Đ3 Phần còn lại.
II. Phân tích văn bản.(20phút)
1. Hùng Vương chọn người nối ngôi.
* Hoàn cảnh : Giặc ngoài đã dẹp yên.
Vua tập trung lo cho dân được ấm no. Vua đã về già.
HS: ý định của Vua
- Người nối ngôi phải nối trí
- Không nhất thiết phải là con trưởng.
HS: Hình thức: Điều mà đòi hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài
HS: “Nhân ngày lễ Tiên Vương ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi”
HS: Đây là một câu đố không ai có thể đoán trước được – là một thử thách khó khăn đối với nhân vật.
2. Cuộc thi tài giải đố.
HS:Các ông lang thi nhau làm cỗ thật lớn, thật ngon đem về lễ Tiên Vương, mong vừa ý vua cha để được kế ngôi vị.
GV: Đây là ngụ ý muốn để cho Lang Liêu xuất hiện sau – nhấn mạnh nôi dung câu truyện. Thu hút sự chú ý của người đọc , nhấn mạnh nhân vật chính.
HS: Vì ông là người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Từ khi lớn ra ở riêng chỉ chăm lo đồng áng . Là con vua nhưng gần gũi với nhân dân.
HS: Chàng ngẫm lời thần mách- hiểu được ý thần- lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương.
HS: Càng ngẫm càng đúng bởi lúa gạo là kết quả, giọt mồ hôi, công sức của con người – là thứ mà con người có thể làm ra được – phải biết quý trọng vì nó nuôi sống con người, ăn mãi không chán.
HS: Chàng bắt tay vào công việc
Bằng thứ gạo, thịt, đồ….lá dong chàng đã tạo ra hai thứ bánh.
Bánh chưng: vuông
Bánh giầy: tròn.
HS: Để cho Lang Liêu tự suy nghĩ- chàng tự bộc lộ trí tuệ của mình – khả năng làm người kế vị sau này
HS: Vì 2 thứ bánh ấy có ý nghĩa thực tế đó là:
Quý trọng nghề nông
Quý trọng hạt gạo
Là sản phẩm do chính con người tạo ra.
Bánh hình vuông – tượng đất
Bánh hình tròn – tượng trời
( Tượng trưng muôn loài)
HS: Lang Liêu đã làm vừa lòng vua cha – Vì vậy vua đã chọn chàng là người nối ngôi.
3. ý nghĩa.
Giải thích nguồn gốc sự vật( Bánh chưng, bánh giầy)
III. Ghi nhớ;( 3 phút)
Truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước, với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông, và thể hiện sự thờ kính tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian ( nhân vậy chính Lang Liêu – trải qua cuộc thi tài - được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua.)
IV. Luyện tập ( 3 phút)
HS: ý nghĩa : Đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Ông cha ta xây dựng tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng và giầu ý nghĩa.
HS thảo luận theo nhóm
Cử nhóm đại diện trình bày trước
lớp.
* Củng cố: (1 phút)
Giáo viên nhắc lại nội dung bài học
ý nghĩa của truyện - đề cao lao động, đề cao nghề nông
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà, ( 1 phút)
đọc và kể lại câu chuyện, nắm nội dung ý nghĩa củă truyện
Đọc, tập kể diễn cảm, soạn theo câu hỏi SGK văn bản: Thánh Gióng (vẽ tranh trang 20)
Ngày soạn : 06/09/2006 Ngày giảng:08/09/2006
Tiết 3
từ và cấu tạo của từ tiếng việt
A.Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
+ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cáu tạo từ cụ thể là: Khái niệm về từ. Đơn vị cấu tạo từ ( tiếng)
Các kiểu cấu tạo từ: ( Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy)
+ Kỹ năng. Rèn kỹ năng nhận diện từ và sử dụng từ.
+ Giáo dục HS có ý thức sử dung từ tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
Thầy :Đọc tài liệu tìm hiểu các ví dụ SGK
Nghiên cứu các câu hỏi và bài tập hướng dẫn học sinh trả lời.
Bảng phụ, phấn màu, ô chữ ghi sẵn các từ.
Trò : Ôn lại hệ thống kiến thức về từ ở Tiểu học
Đọc tìm hiểu các ví dụ và câu hỏi SGK, định hướng cách trả lời.
Phiếu học tập,phấn, mỗi nhóm 1bảng phụ.
B. Phần thể hiện trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
Nhắc nhở HS việc học tập bộ môn.
II. Bài mới.( 4 phút)
GV :ở bậc tiểu học các em đã được tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ. Bây giờ cô có trò chơi như sau: Trên các ô giấy hình vuông cô đã ghi sẵn các từ tiếng Việt bao gồm: Từ đơn và từ phức. Dựa vào kiến thức bạc Tiểu học hai đội chơi hãy lựa chọn và xếp các từ sao cho đúng với hệ thống từ loại mà em đã được học theo thứ tự các cột đã ghi trên bảng.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Các thành viên trong lớp cổ vũ hai đội chơi.
Thời gian: 3 phút.
HS: Báo cáo kết quả - Nhận xét, biểu dương.
Các em thân mến lên bậc THCS chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt nhằm khắc sâu hơn kiến thức về từ mà các em đã học ở bậc Tiểu học. Biết cách vận dụng kiến thức về từ để đặt câu tiến tới viết một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.
GV: Ghi ví dụ vào bảng phụ
HS: Đọc ví dụ
GV: Lập danh sách các tiếng và danh sách các từ trong câu trên.
GV: Kẻ sẵn vào bảng phụ
HS: Thảo luận theo nhóm – ghi kết quả của mỗi nhóm vào bảng phụ – so sánh kết quả và rút ra nhận xét.
GV: Dựa vào kết quả của các nhóm em thống kê câu văn trên gồm có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu từ ?
GV: Các đơn vị được gọi là tiếng, từ có gì khác nhau?
GV: Từ nhận xét trên em cho biết từ là gì?
* Trong câu trên có 9 từ, 9 từ ấy tạo thành một câu hoàn chỉnh.
GV: Em có nhận xét gì về cấu tạo của các từ ở câu trên?
GV: Vậy từ được chia làm mấy loại? Cấu tạo của mỗi loại ra sao?
GV: Dùng phấn màu để phân cách các từ trong ví dụ trên?
GV: Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học hãy điền các từ trong câu vào bảng phân loại.
I. Từ là gì ?(10 phút)
* VD: Thần dạy dân cách trồng trọt , chăn nuôi và cách ăn ở.
Tiếng
Từ
thần, dạy ,dân cách, trồng, trọt , chăn ,nuôi ,và, cách ăn, ở
thần ,dạy, dân, cách, trồng trọt , chăn nuôi, và ,cách, ăn ,ở
HS: Câu văn có 12 tiếng – 9 từ
HS:Tiếng và từ có sự khác nhau:
Tiếng: dùng để tạo từ.
Từ: dùng để tạo câu.
Khi một tiếng dùng để tạo câu tiếng ấy trở thành từ
VD :Mưa!...
Cháy!...
* Định nghĩa :Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu .
HS:Có từ 1 tiếng : Thần ,dạy ,dân....
Có từ 2 tiếng :Trồng trọt,chăn nuôi.
II.Từ đơn và từ phức (13 phút)
*Ví dụ :
Từ /đấy/ nước/ ta /chăm/ nghề /trồng trọt ,/chăn nuôi/ và /có /tục/ ngày/ tết /làm /bánh chưng/, bánh dày/
(Bánh chưng,bánh giày)
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ ,đấy ,nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày , tết, làm.
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi ,bánh chưng , bánh giày
Từ láy
trồng trọt
GV: Nhìn vào bảng phân loại em thấy Từ ghép và Từ láy có gì giống và khác nhau?
GV:Từ việc Phân tích VD trên em có nhận xét gì về tiếng và từ tiếng Việt.
GV: Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức?
GV:Từ phức được chia ra làm mấy loại đặc điểm của từng loại?
GV: Em tìm trong văn bản “ Con Rồng Cháu Tiên” một số từ đơn và từ phức.
( Thi giữa các nhóm- báo cáo kết quả)
GV: Bài hôm nay cần nắm kiến thức cơ bản nào.
GV:Đọc câu văn và thực hiện các nhiệm vụ.
Phân nhóm: - Nhóm 1 phần a)
- Nhóm 2 phần b)
- Nhóm 3 phần c)
( Các nhóm thảo luận – cử đại diện lên bảng trình bày – nhận xét.
GV: Hãy nêu quy tắc xắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc?
Gọi hai HS lên bảng.
HS đọc yêu cầu của BT 3
GV: Kẻ bảng vào bảng phụ – HS lên làm bài tập.
GV:Từ láy trong câu sau miêu tả cái gì?
Nghĩ tủi thân, công chúa út ngồi khóc thút thít
GV: Thi tìm nhanh các từ láy ( thi giữa các nhóm)
Từ ghép
Từ láy
- Giống nhau: Đều do hơn hoặc hơn hai tiếng tạo thành.
- Khác nhau: Các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Do hơn hoặc hơn hai tiếng tạo thành.
- Các tiếng có quan hệ láy âm.
*Tiếng là đơn vị để cấu tạo nên từ.
* Từ gồm 2 loại: Từ đơn và từ phức.
+ Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
+ Từ phức: Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
HS:- Từ phức được chia ra làm hai loại.
- Từ ghép: Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiêng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
HS: Từ đơn: Vùng, núi, nàng..
Từ phức: Phương bắc, Âu Cơ, thần nông…
HS: Đọc phần ghi nhớ 1,2. SGK
III. Luyện tập. (15 phút)
1. Bài tập 1 (trang 14)
a) Các từ nguồn gốc, con cháu, thuộc loại từ ghép.
b) Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc là: Cội nguồn, gốc gác…
c) Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: Con cháu.
HS: Cậu mợ, cô gì, chú cháu, anh em…..
2. Bài tập 2.
- Theo giới tính: Ông bà, cha mẹ cô chú, anh chị, cậu mợ.
- Theo bậc: Bác cháu, bà cháu, chị em, gì cháu…..
3.Bài tập 3
Nêu cách chế biến bánh.
Bánh dán,
bánh nướng..
Nêu tên chất lượng của bánh.
Bánh nếp, bánh tẻ ….
Nêu tính chất của bánh.
Bánh dẻo,
Bánh nướng..
Nêu hình dáng của bánh.
Bánh gối, bánh gù…
4.Bài tập 4
Thút thít miêu tả tiếng khóc của người.
Những từ láy khác có cùng tác dụng: nức nở, sụt sùi, dưng dức..
5.Bài tập 5;
a) Tả tiếng cười: Khanh khách, khúc khích, hô hố….
b) Tả tiếng nói: ồm ồm, thánh thót, lanh lảnh….
c) Tả dáng người: Lom khom, co do, lòng khòng…
( Nhận xét, biểu dương các nhóm)
* Củng cố: (1 phút)
GV: Nhắc lại kiến thức cơ bản về từ.
*- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để
đặt câu.
*- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
+ Từ gồm: - Từ đơn chỉ gồm một tiếng.
- Từ phức: hai hoặc nhiều tiếng.
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà; ( 1 phút)
Học thuộc ghi nhớ SGK trang 13,14
Làm lại toàn bộ các bài tập 14,15
Tìm thêm các ví dụ để minh hoạ cho bài học
Đọc trả lời các câu hỏi ra phiếu học tập bài: Từ Mượn
Ngày soạn :06/ 09/ 2006 Ngày giảng: 08/ 09/ 2006
Tiết 4
giao tiếp
văn bản và phương thức biểu đạt
A.Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Huy động kiến thức của học sinh (HS) về các loại văn bản mà HS đã biết.
- Hình thành sơ bộ các khái niệm: Văn bản mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận biết đúng các loại văn bản đã học.
3.Giáo dục:
- HS có ý thức sử dụng các loại văn bản.
II. Chuẩn bị
Thầy: Tài liệu SGK, SGV
- Đọc các câu hỏi, các ví dụ SGK.
- Hệ thông câu hỏi hướng dẫn HS trả lời.
- Một số văn bản làm đồ dùng trực quan như: Thiếp mời, công văn, bài báo….
Trò:
- Đọc trước bài, tìm hiểu ví dụ, định hướng cách trả lời các câu hỏi. Mỗi em chuẩn bị một văn bản khác nhau.
B. Phần thể hiện trên lớp
I.Kiểm tra bài cũ (2 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
II. Bài mới (1 phút)
Trong thực tế chúng ta đã được tiếp xúc và sử dụng rất nhiều loại văn bản khác nhau: Ví dụ: Em đọc một bài báo, em viết một lá thư , em đọc một mẩu truyện, hoặc thiếp mời sinh nhật, một lá đơn... nhưng em có thể chưa hiểu đó là văn bản và cũng chưa thể gọi các mục đích cụ thể thành tên gọi khái quát là giao tiếp . Các phương thức biểu đạt của các loại văn bản mà em biết ở trên cụ thể nó có tên gọi như thế nào? Ta thường gặp các kiểu văn bản nào? Đây chính là nội dung của tiết học hôm nay!
GV: Trong đời sống có khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho ai hay cho mọi người biết thì em làm thế nào?
( HS thảo luận)
GV: Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu em phải làm như thế nào?
GV: Đưa dẫn VD bằng một câu nói:
buồn quá.
GV: Nếu nói như vậy thì sự biểu đạt ở trên đã được đầy đủ trọn vẹn chưa?
GV: Từ ví dụ trên em rút ra nhận xét chung gì?
GV: Qua thực tế em hiểu thế nào là giao tiếp?
Quan sát VD trên bảng.
HS đọc câu ca dao.
Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai quay hướng đổi nền mặc ai.
GV: Câu ca dao trên sáng tác để làm gì?
GV: Tìm chủ đề của câu ca dao.
GV: Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào?
GV: Câu ca dao đã biểu đạt ý trọn vẹn chưa?
GV: Theo em câu ca dao trên đã có thể coi là một văn bản chưa?
GV: Trong buổi lễ khai giảng bác Chủ tịch UBND Huyện phát biểu.Vậy bài phát biểu có được coi là văn bản không?
GV: Một bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không?
* Như vậy các em đã được tiếp xúc và sử dụng rất nhiều văn bản khác nhau với mục đích giao tiếp nhất định
GV.:Vậy em hiểu thế nào là văn bản.
GVđưa đồ dùng trực quan:
- Một lá đơn xin học.
- Một thiếp mời dự đám cưới.
- Một hoá đơn tiền điện.
GV: Những lá đơn, thiếp mời, hoá đơn ( điện, nước...) có phải là văn bản không?
GV: Em hãy kể thêm một vài loại văn bản mà em biết?
GV: Em hãy nêu ví dụ về phương thức biểu đạt trong bảng kẻ ô dưới đây?
HS kẻ vào vở- lấy ví dụ.
* Các kiểu văn bản trên ta sẽ được tìm hiểu lần lượt ở các lớp 6,7,8,9
GV: Đọc yêu cầu của bài tập. Chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt cho phù hợp.
.
GV: Qua cách lựa chọn em cho biết có mấy kiểu văn bản thường gặp?
GV: Bài học hôm nay ta cần năm kiến thức cơ bản nào?
GV: Đọc đoạn văn, đoạn thơ. Các đoạn văn, đoạn thơ thuộc phương thức biểu đạt nào?
GV: Truyền thuyết “ Con Rồng Cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em
File đính kèm:
- Giao an ngu van 6 Tuan 1.doc