A/-MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh
-Nhận thức được những nét lớn của nền văn học Việt Nam về ba phương diện: các bộ phận, thành phần; các thời kì phát triển và một số nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc.
-Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về văn học Việt Nam.
-Rèn kỹ năng khái quát hóa, tìm và phân tích dẫn chứng chứng minh cho một nhận định, luận điểm.
B-TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
I-Trọng tâm kiến thức: Phần I,II
II-Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm
C-CHUẨN BỊ :
I-Công việc chính:
1-Giáo viên: Sơ đồ
2-Học sinh: một số biểu bảng (Nhóm 1,2 chuẩn bị sơ đồ hệ thống hóa theo hướng dẫn của GV)
II-Nội dung tích hợp: phân môn Tiếng Việt , môn lịch sử với chương trình Ngữ văn THCS.
158 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6, năm 2007, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2 Ngày soạn : 03.9.07 Ngày dạy : 07.9.07
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A/-MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh
-Nhận thức được những nét lớn của nền văn học Việt Nam về ba phương diện: các bộ phận, thành phần; các thời kì phát triển và một số nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc.
-Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về văn học Việt Nam.
-Rèn kỹ năng khái quát hóa, tìm và phân tích dẫn chứng chứng minh cho một nhận định, luận điểm.
B-TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
I-Trọng tâm kiến thức: Phần I,II
II-Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm
C-CHUẨN BỊ :
I-Công việc chính:
1-Giáo viên: Sơ đồ
2-Học sinh: một số biểu bảng (Nhóm 1,2 chuẩn bị sơ đồ hệ thống hóa theo hướng dẫn của GV)
II-Nội dung tích hợp: phân môn Tiếng Việt , môn lịch sử với chương trình Ngữ văn THCS.
D-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
I-ỔN ĐỊNH:
II-KIỂM TRA:
III-BÀI MỚI :
*Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:
-HS quan sát các mục lớn trong SGK, xác định bố cục bài học, trọng tâm vấn đề …
-Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam ?
-Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận lớn?
*Hoạt động nhóm:
-Nhóm 1,2: Trình bày hiểu biết về văn học dân gian .
-Nhóm 3,4: Trình bày hiểu biết về văn học viết.
-Nhóm 5,6: Minh họa về các loại hình văn học dân gian và văn học viết .
HOẠT ĐỘNG 2 ( Tìm hiểu phần II: Quá trình phát triển của văn học viết )
*HS suy luận, thảo luận, trả lời theo nhóm:
-Theo em, việc phân chia ba thời kì phát triển của văn học viết đã phù hợp chưa? Tại sao?
-Trình bày quá trình du nhập chữ Hán vào Việt Nam , vai trò của nó đối với văn học trung đại.
@ Chữ Hán du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên nhưng đến thế kỷ X, khi dân tộc Việt Nam giành được độc lập thì văn học viết mới thật sự hình thành. Chữ Hán là cầu nối để dân tộc ta tiếp nhận các học thuyết Nho, Phật, Lão, sáng tạo các thể loại trên cơ sở ảnh hưởng các thể loại văn học Trung Quốc.
- Trình bày quá trình phát triển của chữ Nôm và văn thơ chữ Nôm của người Việt.
@Chữ Nôm ra đời thế kỷ XII, được sáng tác văn học từ thế kỷ XV với "Quốc âm thi tập" (Nguyễn Trãi) và "Hồng Đức quốc âm thi tập" (Lê Thánh Tông), phát triển đến đỉnh cao ở cuối thế kỷ XVIII đầu TK XIX với Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến …
@-Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay được gọi là nền văn học hiện đại: Sở dĩ có tên như vậy vì nó phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hoá. Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ như những luồng gió mới thổi vào Việt Nam làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách cảm và cả cách nói của con người Việt Nam. Nó chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây.
@GV nhấn mạnh sự liên quan và khác biệt các mốc phân chia giai đoạn và các mốc lịch sử Việt Nam.
*HS thảo luận và phát biểu:
-HS kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong từng giai đoạn mà bản thân đã được học ở THCS.
-Trình bày các đặc điểm của nền văn học hiện đại.
-Vai trò của Cách mạng tháng Tám đối với sự phát triển của văn học hiện đại.
-Vai trò của đại thắng mùa xuân 1975 và sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo đã có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của văn học Việt Nam đương đại.
HOẠT ĐỘNG 3: Con người Việt Nam qua văn học
-Văn học thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, trước hết là thể hiện quá trình tư tưởng, tình cảm nào? Dẫn chứng minh họa.
-Tại sao chủ nghĩa yêu nước lại trở thành một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của văn học viết Việt Nam ?
-Những đặc điểm nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam là gì?
-Những biểu hiện nội dung của mối quan hệ này trong văn học là gì? Phân tích một vài dẫn chứng minh họa trong chương trình THCS.
-Trình bày những hiểu biết của các em về vấn đề này, minh họa cụ thể.
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố – Luyện tập
*Nhóm 1,2 trình bày sơ đồ hệ thống hóa , lớp nhận xét, góp ý.
-Kể tên 5 tác giả và tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu nhất.
-Kể tên 5 tác giả và tác phẩm văn học hiện tiêu biểu nhất.
-Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và hiện thực thấm nhuần trong các tác phẩm nào mà em đã đọc hoặc đã học? Phân tích.
I.Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
1-Văn học dân gian:
-Khái niệm: Là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao. Những trí thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ đặc trưng của văn học dân gian và trở thành tiếng nói, tình cảm chung của nhân dân.
-Các thể loại của văn học dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ , câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
-Đặc trưng của văn học dân gian: tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2-Văn học viết: là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả.
a-Chữ viết :
-Hình thức văn tự của văn học viết được ghi lại bằng ba thứ chữ, Hán, Nôm, Quốc ngữ. Một số ít bằng chữ Pháp. Chữ Hán là văn tự của người Hán. Chữ Nôm dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ quốc ngữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ thế kỉ XX trở lại đây văn học Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.
b-Hệ thống thể loại: Phát triển theo từng thời kỳ.
*Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX gồm văn xuôi (truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi…). Thơ ( thơ cổ phong, Đường luật, từ khúc…), Văn biền ngẫu ( phú, cáo, văn tế…). Ở văn học chữ Nôm phần lớn các thể loại là thơ ( thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói ) và văn biền ngẫu.
*Văn học từ đầu thế kỉ XX trở lại đây ranh giới rõ ràng. Tự sự có: Truyện ngắn tiểu thuyết, kí (Bút kí, nhật kí, tuỳ bút, phóng sự). Trữ tình có: Thơ, trường ca. Kịch có: kịch nói, kịch thơ, …
II-Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
-Văn học Việt Nam có ba thời kì phát triển.
+Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
+Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
1-Văn học trung đại ( Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX )
-Đây là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
*Các tác phẩm chữ Hán tiêu biểu:
+"Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ
+"Việt điện u linh tập" của Lí Tế Xuyên.
+"Thượng kinh kí sự" Hải Thượng Lãn Ông
+"Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái: tiểu thuyết chương hồi.
+Nguyễn Trãi với "Ức Trai thi tập"
+Nguyễn Bỉnh Khiêm "Bạch Vân thi tập"
+Nguyễn Du với "Bắc hành tạp lục","Nam trung tạp ngâm".
+Nguyễn Trãi với "Quốc âm thi tập"
+Lê Thánh Tông với "Hồng Đức quốc âm thi tập".
*Chữ Nôm:
+Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, …
+"Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
+"Sơ kính tân trang " của Phạm Thái.
+Nhiều truyện Nôm khuyết danh như: "Tống Trân Cúc Hoa", "Phạm Công Cúc Hoa"…
*Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của văn học trung đại. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó thể hiện tinh thần ý thức dân tộc đã phát triển cao.
2-Văn học hiện đại ( văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỷ XX )
a-Các giai đoạn : Văn học thời kì này được chia làm 4 giai đoạn.
-Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930
-Từ 1930 đến 1945
-Từ 1945 đến 1975
-Từ 1975 đến hết thế kỷ XX
b-Đặc điểm:
-Về tác giả: đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp.
-Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kỹ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn, mối quan hệ qua lại giữa độc giả và tác giả mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.
-Về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói, … dần thay thế hệ thống thể loại cũ, tuy một vài thể loại cũ của văn học trung đại vẫn tiếp tục tồn tại, song không còn đóng vai trò chủ đạo.
-Về thi pháp: hệ thống thi pháp mới dần thay thế hệ thống thi pháp cũ.
III-Con người Việt Nam qua văn học 1- Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
-Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên ( thần thoại, truyền thuyết )
-Thiên nhiên là người bạn thân thiết (hình ảnh núi, sông, bãi mía, nương dâu, đồng lúa, cánh cò, vầng trăng, dòng suối…).
-Thiên nhiên gắn liền với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ của nhà nho (tùng, cúc, trúc, mai… )
-Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng.
2- Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc
-Sớm có ý thức xây dựng quốc gia dân tộc của mình.
-Nhiều lần đấu tranh và chiến thắng nhiều thế lực xâm lược hung bạo để bảo vệ nền độc lập tự chủ.
-Bởi vậy có một dòng văn học yêu nước nổi bật và xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam ( tình yêu làng xóm quê hương, căm ghét mọi thế lực xâm lược, ý thức sâu sắc về quốc gia , dân tộc , truyền thống văn học lâu đời, tinh thần xả thân vì đất nước … ).
3- Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:
-Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và thể hiện sự thông cảm với những người bị áp bức đau khổ.
-Mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
-Nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội
-Chủ nghĩa nhân đạo-cảm hứng xã hội tiền đề hình thành chủ nghĩa hiện thực.
-Phản ánh công cuộc xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới sau 1954,1975.
4-Con người Việt Nam và ý thức về bản thân
-Văn học Việt Nam ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định đạo lý làm người trong sự kết hợp hài hòa giữa hai phương diện ý thức cá thân và ý thức cộng đồng (thân và tâm, phần bản năng và phần văn hoá ).
-Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, con người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng mà xem nhẹ ý thức cá nhân, nhân vật trung tâm thường nổi bật ý thức trách nhiệm xã hội, hy sinh cái tôi cá nhân ( văn học chống Pháp, chống Mỹ với cảm hứng sử thi).
-Trong hoàn cảnh khác, cái tôi cá nhân được đề cao (TK XVIII, giai đoạn 30-45). Con người nghĩ đến quyền sống cá nhân , quyền hưởng tình yêu tự do, hạnh phúc …
-Xu hướng chung của văn học Việt Nam là xây dựng một đạo lý làm người với những phẩm chất tốt đẹp như nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chính nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỉ của tôn giáo, đề cao quyền sống con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân .
IV-Tổng kết – Luyện tập
IV–DẶN DÒ:
1-Bài cũ:
2-Bài mới: Tiếng Việt - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
V-RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 3 Ngày soạn :06.9.07 Ngày dạy :11.9.07
Tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A/-MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh
-Nắm được khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ . quá trình giao tiếp và các nhân tố giao tiếp.
-Rèn luyện kỹ năng tạo lập quan hệ giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả .
B-TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
I-Trọng tâm kiến thức: Phần I
II-Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm
C-CHUẨN BỊ :
I-Công việc chính:
1-Giáo viên:
2-Học sinh:
II-Nội dung tích hợp: Tích hợp với Văn qua bài Tổng quan văn học Việt Nam
D-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
I-ỔN ĐỊNH:
II-KIỂM TRA:
III-BÀI MỚI :
*Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ngữ liệu
-HS đọc kỹ văn bản ở mục I.1 trong SGK, trả lời 5 câu hỏi (trang 14, 15)
@GV gợi dẫn để HS trao đổi, thảo luận, trình bày:
a-Hoạt động giao tiếp diễn ra :
+Nhân vật giao tiếp : vua nhà Trần và các vị bô lão.
+Cương vị: vua là người đứng đầu triều định, là bề trên, các vị bô lão là thần dân, bề dưới.
b-Người đối thoại chú ý lắng nghe và “xôn xao tranh nhau nói”. Hai bên lần lượt đổi vai.
c-Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh :
+Địa điểm: điện Diên Hồng
+Thời điểm: quân Nguyên xâm lược nước ta lần 2 ( lần 1: 1257, lần 2: 1285, lần 3: 1288 )
d- Hoạt động giao tiếp đó nhằm:
+bàn về nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược đã ở vào tình trạng khẩn cấp.
+Đề cập đến vấn đề: nên hòa hay nên đánh
e-Mục đích của cuộc giao tiếp : nhằm “thống nhất ý chí và hành động” để chến đấu bảo vệ tổ quốc .
HOẠT ĐỘNG 2: Vận dụng kết quả của hoạt động 1
@GV gợi dẫn để HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận, trình bày 5 câu hỏi SGK ( trang 15 )
HOẠT ĐỘNG 3 : Hệ thống hóa kiến thức
-Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
-Các quá trình của hoạt động giao tiếp?
-Các nhân tố của hoạt động giao tiếp?
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập
1-Hãy kể những phương tiện khác mà con người dùng để giao tiếp ( ví dụ: biển chỉ dẫn trên đường giao thông). So với những phương tiện đó thì ngôn ngữ có những ưu thế như thế nào trong giao tiếp của con người?
2-Phân tích các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
I-THẾ NÀO LÀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ ?
1-Khái niệm: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động, … ( Ví dụ: giao tiếp giữa người mua và người bán ở chợ, giữa các học sinh trong giờ nghỉ, … )
2-Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập văn bản ( do người nói, người viết thực hiện ) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
3-Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố : nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp , phương tiện và cách thức giao tiếp .
IV- DẶN DÒ
1-Bài cũ:
2-Bài mới: Đọc văn - Khái quát văn học dân gian Việt Nam
V-RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 4 Ngày soạn : 10/9/07 Ngày dạy : 13/9/07
Văn học sử
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A/-MỤC TIÊU BÀI HỌC :
-Nhận thức thức được văn học dân gian Việt Nam là bộ phận có vị trí và vai trò quan trọng trong lịch sử hhình thành và phát triển của văn học dân tộc.
-Nắm được một số đặc trưng cơ bản và nhớ được những định nghĩa ngắn gọn về các thể loại chính của văn học dân gian Việt Nam.
-Biết vận dụng những tri thức trên để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về bộ phận văn học này. -Rèn kỹ năng hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu
B-TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
I-Trọng tâm kiến thức: Các đặc trưng của văn học dân gian
II-Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm
C-CHUẨN BỊ :
I-Công việc chính:
1-Giáo viên: Sơ đồ
2-Học sinh: một số biểu
II-Nội dung tích hợp: phân môn Tiếng Việt ( tiết: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ), Tập làm văn ( Bài viết số 1 ), các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn THCS.
D-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
I-Ổn định:
II-Kiểm tra:
1-Văn học dân gian Việt Nam thuộc bộ phận nào trong nền văn học Việt Nam ? Văn học dân gian còn những tên gọi nào khác? Vì sao?
2-Trình bày những hiểu biết của bản thân về văn học viết Việt Nam ?
III-Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 (Tìm hiểu phần I)
*HS đọc sách GK trang 16, phân tích cách hiểu của mình về khái niệm văn học dân gian .
-Từ khái niệm trên, hãy nêu định nghĩa văn học dân gian Việt Nam.
-Em hiểu thế nào là tác phẩm ngôn từ nghệ thuật? Ví dụ
-Tạo sao văn học dân gian còn được gọi là văn học truyền miệng?
-Em hiểu như thế nào về câu:
Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ!
-Quá trình sáng tác và hoàn chỉnh một tác phẩm văn học dân gian diễn ra như thế nào ?
-Phân biệt VHDG với tác phẩm khuyết danh .
HOẠT ĐỘNG 2 (Tìm hiểu phần II )
*GV hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống thể loại VHDG, điền nội dung thích hợp.
HOẠT ĐỘNG 3 ( Tìm hiểu phần III )
*Thảo luận, trình bày nhóm:
Phân tích và chứng minh các giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam ( mỗi nhóm thảo luận 3’ và trình bày 3’, các ví dụ minh họa không được trùng nhau ).
I.Đặc trưng co bản của văn học dân gian
1-Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng ( tính truyền miệng )
-Truyền miệng là đặc tính cơ bản hàng đầu của văn học dân gian. Truyền miệng khi sáng tác khi lưu truyền, trong thời gian và trong không gian từ đời này sang đời khác, từ nơi này qua nơi khác. Khi chưa có chữ viết, phương thức sáng tác và lưu truyền là duy nhất và tất yếu.
2-Quá trình truyền miệng là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể ( tính tập thể )
-Lúc đầu một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận, sau đó những người khác tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, phong phú hơn, hoàn thiện hơn.
-Văn học dân gian dần dần đã trở thành tài sản chung của tập thể.
-Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo là lưu truyền tác phẩm văn học dân gian .
II-Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam :
Các thể loại truyện Các thể loại Các thể loại Các thể loại ca kịch
câu nói có vần thơ ca ( sân khấu )
1-Thần thoại 7-Tục ngữ 9-Ca dao 12-Chèo
2-Sử thi 8-Câu đố 10-Vè
3-Truyền thuyết 11-Truyện thơ
4-Truyện cổ tích
5-Ngụ ngôn
6-Truyện cười
III-Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
1-Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc
-Tri thức trong văn học dân gian thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người.
-Việt Nam có 54 tộc người. Mỗi tộc người có một kho tàng văn học dân gian riêng, vì thế vốn tri thức của toàn dân tộc vô cùng phong phú và đa dạng.
2-Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người.
-Giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan
-Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc .
3-Văn học dân gian có giá trị thẩm mỹ vô cùng to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc .
-Văn học dân gian được chắt lọc, mài giũa qua thời gian nên đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật.
-Văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết, phát triển song hành cùng văn học viết, làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc .
HOẠT ĐỘNG 4 (luyện tập)
-Đọc và ngẫm nghĩ nội dung Ghi nhớ ( trang 19 )
-Phân tích ảnh hưởng của ca dao dân ca trong các đoạn thơ sau của Tố Hữu:
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh.
Mình đi mình lại nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa.
( Việt Bắc )
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Dù ai rào dậu ngăn sân
Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ.
( Ta đi tới )
IV- Dặn dò:
-Lập sơ đồ tổng kết nội dung bài học
Chuẩn bị bài Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ( tiếp theo )
V-Rút kinh nghiệm
Tiết 5 Ngày soạn :10/9/07 Ngày dạy :15/9/07
Tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (TT)
A/-MỤC TIÊU BÀI HỌC :
-Củng cố các khái niệm về hoạt động giao tiếp và các nhân tố của hoạt động giao tiếp.
-Vận dụng lý thuyết về hoạt động giao tiếp vào việc phân tích các tình huống giao tiếp cụ thể.
B-TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
I-Trọng tâm kiến thức: Phần I
II-Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm
C-CHUẨN BỊ :
I-Công việc chính:
1-Giáo viên:
2-Học sinh:
II-Nội dung tích hợp: Tích hợp với Văn qua văn bản Khái quát văn học dân gian Việt Nam và với Tập làm văn ở bài Viết bài làm văn số 1.
D-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
I-ỔN ĐỊNH:
II-KIỂM TRA:
III-BÀI MỚI :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Rèn luyện kỹ năng phân tích các tình huống giao tiếp
*GV hướng dẫn trao đổi, thảo luận và trình bày theo nhóm ( nhóm 1: câu 1, nhóm 2: câu 2, nhóm 3: câu 3, nhóm 4: câu 4, nhóm 5,6: câu 5 )
1-Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
-Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
2-Đọc đoạn đối thoại ( giữa một em nhỏ _ A Cổ – với một ông già) và trả lời câu hỏi.
3-Đọc bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và trả lời câu hỏi.
4-Hãy viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới.
5-Khi viết thư cần chú ý những nhân tố giao tiếp nào?
6-Phân tích những nhân tố giao tiếp qua bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945.
HOẠT ĐỘNG 2: Củng cố
-Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ?
-Những điều cần lưu ý khi giao tiếp bằng ngôn ngữ ?
I-LUYỆN TẬP
1-Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao:
a-Nhân vật giao tiếp : chàng trai ( xưng “anh”), cô gái ( “nàng”) đều ở độ thanh xuân.
b-Thời gian giao tiếp : buổi tối, “đêm trăng thanh”
c-Mục đích: chàng trai muốn ướm hỏi cô gái có ưng thuận cho anh ta cưới luôn hay không?
d-cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.
2- Đọc đoạn đối thoại ( giữa một em nhỏ _ A Cổ – với một ông già) và trả lời câu hỏi.
-Các nhân vật giao tiếp đã thực hiện bằng ngôn ngữ nói : Cháu chào ông ạ? (nói có mục đích “chào” ), A Cổ hả? ( hình thức hỏi, nhưng mục đích chào lại), Lớn tướng rồi nhỉ? (hình thức hỏi, nhưng mục đích khen )
-Các nhân vật có tình cảm chân thành, gắn bó; có thái độ tôn trọng lẫn nhau theo đúng cương vị giao tiếp , có quan hệ thân mật, gần gũi …
II-TỔNG KẾT
IV-DẶN DÒ:
1-Bài cũ
2-Bài mới: Văn bản
V-RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 6 Ngày soạn :12/9/07 Ngày dạy : 17/9/07
Tiếng Việt
VĂN BẢN
A/-MỤC TIÊU BÀI HỌC :
-Nắm được khái niệm văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản văn học
-Rèn luyện kỹ năng vận dụn
File đính kèm:
- Giao an(2).doc