I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Tren cở kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học, giúp HS nắm được.
+ Đặc điểm của danh từ.
+ Các nhóm danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ .
HS : Đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. ổn dịnh tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Gạch dưới từ không chính xác trong các câu sau và thay bằng từ mà em cho là đúng:
1, Mùa xuân về, tất cả cảnh vật như chợt bừng tỉnh sau kì ngủ đông dài dằng dặc.
Từ cần dùng là:
2, Trong tiết trời giá buốt, trên cánh đồng làng, đâu đó điểm xiết những nụ biếc đầy xuân sắc.
Từ cần dùng là:
89 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 6 – năm học 2007- 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :19/10/2007
Ngày giảng:22/10/2007
Tiết 32
danh từ
i. Mục tiêu cần đạt:
- Tren cở kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học, giúp HS nắm được.
+ Đặc điểm của danh từ.
+ Các nhóm danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật.
ii. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ .
HS : Đọc trước bài.
iii. Tiến trình lên lớp:
1. ổn dịnh tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Gạch dưới từ không chính xác trong các câu sau và thay bằng từ mà em cho là đúng:
1, Mùa xuân về, tất cả cảnh vật như chợt bừng tỉnh sau kì ngủ đông dài dằng dặc.
Từ cần dùng là: …
2, Trong tiết trời giá buốt, trên cánh đồng làng, đâu đó điểm xiết những nụ biếc đầy xuân sắc.
Từ cần dùng là: …
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
a,Giới thiệu bài:
b, Tiến trình các hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của danh từ.
GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK.
H: Xác định danh từ trong cụm danh từ “ Ba con trâu ấy”.?
H: Trước và sau danh từ còn có những loại từ nào?
H: Hãy tìm thêm 1 số đại từ chỉ định khác?
H: Tìm thêm các danh từ khác trong câu văn trên?
H: Qua các danh từ mà em vừa tìm hiểu. Danh từ thường biểu thị những gì?
H: Em rút ra kết luận gì về khả năng kết hợp của từ?
H: Hãy đặt câu với các danh từ mà em vừa tìm được?
H: Trong câu danh từ thường giữ chức vụ cú pháp gì?
Hoạt động 2: Phân loại danh từ.
GV ghi bảng phụ 4 cụm danh từ.
Ba con trâu.
Một viên quan.
Sáu thúng gạo.
H: Nghĩa của các danh từ gạch chân có gì khác với danh từ đứng sau nó?
H: Thử thay thế từ gạch chân bằng từ khác?
Thay con = chú
viên = ông
thúng = rá, rổ, đấu
tạ = cân
H: Trong những từ thay thế đó, trường hợp nào đơn vị đo lường thay đổi, trường hợp nào không thay đổi? Vì sao?
H: Có thể nói: Nhà có 3 thúng gạo rất đầy.
Không thể nói: Nhà có 6 tạ thóc rất nặng. Vì sao?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
H: Đọc bài tập 1. Nêu yêu cầu bài tập?
GV chia 2 nhóm.
H: Đặt câu với 1 từ?
GV chia 4 nhóm.
Viết chính tả “ Cây bút thần”.
HS đọc ví dụ.
Danh từ : Con trâu.
- Trước danh từ là “ ba” sau danh từ là từ “ ấy”. (số từ - đại từ chỉ định ).
- Đại từ chỉ định: này, nọ, ấy, kia…
- Danh từ: vua, làng, thúng, gạo nếp, con trâu, con.
- Là những từ chỉ người , chỉ vật, hiện tượng, khái niệm.
- Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ lượng đứng trước: những, vài, ba, bốn…và một số từ đứng sau: này, nọ, kia, ấy…
- HS tiếp sức
+ Làng em rất đẹp.
+ Vua cha rất yêu quý Mị Nương.
+ Nguyên liệu làm bánh chưng là gạo nếp.
- Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu. Khi làm vị ngữ thường có từ là đứng trước.
- Danh từ gạch chân: chỉ loại, chỉ đơn vị ( tính, đếm, người, vật).
- Trường hợp 1: thay được vì đây là các danh từ chỉ đơn vị đo lường không thay đổi ( không chỉ số đo, số đếm ).
đ Người ta gọi là danh từ chỉ loại ( danh từ chỉ đơn vị tự nhiên ).
- Trường hợp 2: không thay được vì đây là những danh từ đơn vị chỉ số đo, số đếm.
Nếu thay đổi: số đo, số đếm sẽ thay đổi.
Danh từ chỉ vật – Danh từ chỉ đơn vị.
Danh từ chỉ đơn vị, quy ước – Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.
- Thúng là đơn vị ước chừng nên có thể miêu tả bổ sung về số lượng.
- Tạ là đơn vị quy ước chính xác nên không miêu tả về số lượng.
Liệt kê các danh từ chỉ sự vật.
2 nhóm lên bảng ( tiếp sức) trong thời gian 2 phút.
+ Nhóm 1: Liệt kê các loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người.
VD: Ngài, cụ, bác, chú, ông,…
+ Nhóm 2: Liệt kê các danh từ chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật.
VD: cái, bức, tấm, quyền, trái,…
+ Nhóm 3: Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị quy ước, ước chừng.
VD: hũ, bó, đoạn, vốc,…
+ Nhóm 4: Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác.
VD: tạ, tấn, kilômet,
I. Đặc điểm của
danh từ.
* Ví dụ.
* Ghi nhớ.
II. Danh từ chỉ đơn vị
và danh từ chỉ sự vật.
III. Luyện tập.
1. Bài 1.
2. Bài 2 + 3.
3. Bài 5.
4. Bài tập củng cố
? đánh dấu x vào cách phân loại danh từ đúng trong các cách chia sau:
A. Danh từ được chia thành các loại lớn như sau
- Danh từ chỉ người
- Danh từ chỉ vật
- Danh từ chỉ hiện tượng
- Danh từ chỉ khái niệm
B. Danh từ được chia thành các loại lớn như sau
- Danh từ chỉ đơn vị
- Danh từ chỉ sự vật
5. Hướng dẫn về nhà
- Học phần ghi nhớ.
- Làm bài 6 SGK.
- Chuẩn bị bài: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
Ngày soạn:19/10/2007
Ngày giảng:22/10/2007
Tiết 33
ngôi kể và lời kể trong văn văn tự sự
i.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS nắm được:
- Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự ( ngôi 1 và ngôi 3 ).
- Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.
- Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ 3 và thứ nhất.
ii. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ .
HS : Đọc trước bài.
ii. Tiến trình lên lớp:
1. ổn dịnh tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ.
H. Hãy khoanh tròn chữ C (cần thiết) hoặc chữ K( không cần thiết) để xác định những ý cần thiết trong phần mở bài của bài văn “ Kể về một ngày hoạt động của mình” do một bạn học sinh viết sau đây.
A. Giới thiệu về nơi sinh sống , học tập của mình
C K
B. Giới thiệu qua những công việc hằng ngày
C K
C. Kể về diễn biến công việc
C K
D. Nói về thái độ tình cảm đối với công việc
C K
H. Kể về gia đình mình ?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
a,Giới thiệu bài:
b, Tiến trình các hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về ngôi kể, vai trò người kể…
H: Đọc đoạn văn 1 cho biết đoạn văn trích văn bản nào?
H: ở đoạn văn này người kể gọi nhân vật như thế nào?
H: Em cho biết đoạn 1 được kể theo ngôi nào?
H: Em có nhận xét gì về lời kể ở đoạn 1 khi nhân vật được gọi bằng tên của họ? Từ đó em rút ra kết luận gì về vai trò của ngôi kể thứ 3?
H: ở đoạn thứ 2, em thấy người kể xưng hô ntn? Kể như vậy có tác dụng gì?
GV: Khi người kể xưng “ tôi” để kể là người kể đã kể theo ngôi thứ nhất.
H: Đoạn văn này tính từ văn bản “ Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài. Vậy theo em, người xưng tôi trong đoạn văn là nhân vật Dế Mèn hay tác giả Tô Hoài? Từ đó em rút ra kết luận gì khi kể theo ngôi thứ nhất?
H: Nếu đổi ngôi kể ở đoạn kể 2( từ ngôi 1 sang ngôi 3) thay tôi bằng Dế Mèn đoạn văn sẽ thế nào?
H: Theo em có thể đổi ngôi kể thứ 3 trong đoạn văn 1 thành ngôi kể thứ nhất xưng “ tôi” được không? Vì sao?
H: Qua việc thử đổi ngôi kể ở 2 đoạn văn, em rút ra kết luận gì khi sử dụng ngôi kể trong văn tự sự?
H: Các truyện đã học thường sử dụng ngôi thứ mấy?
GV nhấn mạnh kiến thức cần nắm vững của bài học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm các bài tập ( SGK ).
GV giao bài tập cho HS hoạt động theo nhóm.
+ N1: HS trung bình yếu: Bài tập 3, 5.
+ N2: HS khá: bài tập 1, 2, 4.
+ N3: HS giỏi: Bài tập 6.
- HS đọc.
- Văn bản: Em bé thông minh.
- Người kể gọi nhân vật bằng tên gọi của họ: vua, thằng bé, cha, hai cha con, họ, sứ giả.
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
đ ở ví dụ 1: Người kể gọi nhân vật bằng tên gọi của họ. Người kể đã lựa chọn ngôi kể thứ 3 để kể truyện (người kể đã dấu mình ).
- Khi gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng lời kể linh hoạt, tự do. Người kể có thể kể ra những gì diễn ra với mọi nhân vật.
- Đoạn văn thứ 2 người kể tự xưng mình là “ tôi”.
- Cách xưng hô như vậy giúp người kể có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩa của mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
- Người kể xưng tôi trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn.
- câu truyện mất đi vẻ hồn nhiên, sinh động, còn nội dung vẫn không thay đổi.
- Nếu thay đổi ngôi kể ( kể bằng ngôi thứ nhất ) ở đoạn 1 sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì nhân vật xưng tôi phải là người chứng kiến hết mọi việc, có mặt ở mọi nơi. Như vậy 2 nhân vật em bé và vua là không thể, chỉ có sứ giả. Nhưng cho sứ giả kể phải thay đổi lời kể đ chỉ kể ở ngôi 3 là phù hợp.
- Ngôi thứ 3.
Đọc ghi nhớ.
HS trao đổi về yêu cầu bài tập và hướng giải quyết.
* Nhóm 2: Thay đổi bằng dế Mèn ta có một đoạn văn kể theo ngôi thứ 3, đoạn văn mang sắc thái khách quan.
- thay tôi bằng các từ thanh, chàng, ta sẽ có 1 đoạn văn mới ( đoạn văn mang sắc thái chủ quan ).
* Nhóm 1:
- Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ 3.
- truyện dân gian thường kể theo ngôi thứ 3 vì:
+ truyện dân gian là truyện truyền miệng ( vô danh ).
+ nhân vật truyện dân gian là nhân vật kì ảo.
Khi viết thư kể theo ngôi kể thứ nhất.
* HS nhóm 3 trình bày miệng.
I. Ngôi kể và vai
trò của ngôi kể
trong văn tự sự.
-Người xưng tôi
trong tác phẩm
không nhất thiết
là tác giả.
khi sử dụng ngôi
kể trong văn tự sự
phải sử dụng ngôi
kể thích hợp với
nội dung, không sử
dụng tuỳ tiện.
* Ghi nhớ.
II. Luyện tập.
1. Bài 1.
2. Bài 2.
3. Bài 3.
4. Bài 4.
5. Bài 5.
6. Bài 6.
4. Bài tập củng cố
H. Có mấy ngôi kể ? Đó là những ngôi nào ?
A. Một . Kể theo ngôi mà tác giả tham gia hay quan sát sự việc
B. Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ ba
C. Hai . Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ hai
D. Ba. Kể theo ngôi thứ nhất , kể theo ngôi thứ hai và kể trheo ngôi thứ ba.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc bài đọc thêm SGK.
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Hoàn thành các bài tập.
- Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Ngày soạn:20/10/2007
Ngày giảng:23/10/2007
Tuần 8
Tiết 34 - 35
Văn bản:
ông lão đánh cá và con cá vàng
i. Mục tiêu cần đạt
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc trong truyện.
ii. Đồ dùng
GV: Tranh minh hoạ.
HS : Đọc văn bản, soạn bài.
iii.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Kể lại truyện Cây bút thần? Nêu ý nghĩa của truyện.
H: Cây bút thần là truyện cổ tích kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào?
A. Người thông minh. C. Người mồ côi bất hạnh.
B. Người tốt bụng. D. Người có tài.
H.Ước mơ nổi bật của nhân dân lao động trong Cây bút thần là gì ?
A. Thay đổi hiện thực ; B. Sống yên lành
C. Thoát khỏi áp bức bóc lột D. Về khả năng kì diệu của con người
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
a,Giới thiệu bài:
b, Tiến trình các hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
Đọc mẫu từ đầu đ ông sẽ có một cái máng lợn mới.
- Lưu ý: phân biệt giọng kể với lời thoại.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ câu truyện ( chú thích *) và các từ khó.
H: So với truyện dân gian các em đã học, truyện này có điều gì khác?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Thứ tự kể?
H: Truyện có thể chia làm mấy phần? ý chính của mỗi phần là gì?
H: Trong truyện có những nhân vật nào? Nhân vật chính?
H: Đọc đoạn đầu truyện. Phần đầu giới thiệu điều gì?
H: Tóm tắt các sự việc chính trong phần 2 của câu truyện?
GV tổ chức thảo luận nhóm.
H: Trong truyện, mụ vợ đòi cá vàng đền ơn mấy lần? Đó là những lần nào? Nhận xét về mức độ, tính chất của những lần đó?H: Trong các lần ấy, theo em lần nào ta có thể thông cảm được?
H: Qua đó em hiểu gì về tính cách của mụ vợ? Em nghĩ gì về cách sống của mụ vợ?
H: Ngoài lòng tham, mụ vợ còn biểu hiện khác thường với người chồng của mình. Em hãy tìm các sự việc thể hiện cách đối xử không bình thường của vợ đối với ông lão?
H: Em có nhận xét gì về thái độ của mụ vợ đối với chồng? Thái độ ấy cho thấy mụ vợ là người ntn?
H: Cá vàng trừng trị mụ vợ vì lòng tham lam hay bội bạc?
H: Em có nhận xét gì về lòng tham của mụ vợ với tình cảm của mụ vợ với chồng? Qua đây nhân dân ta muốn thể hiện thái độ gì?
H: Nhân vật mụ vợ gợi cho em suy nghĩ gì?
H: Đối lập với nhân vật mụ vợ là nhân vật nào?
Tiết 2:
H: Vì sao khi bắt được cá vàng ông lão thả cá vàng mà không cần cá đền ơn?
Việc làm ấy cho em hiểu gì về ông?
H: Em đánh giá như thế nào về thái độ và hành động của ông? Em có đồng ý với ông lão trong các hành động ấy không? Vì sao?
GV bình vai trò nhân vật ông lão.
H: Nhân vật cá vàng trong truyện cổ tích này cũng là một nhân vật đáng chú ý. Bốn lần cá vàng đã đền ơn ông lão. Nhưng tại sao lần cuối cùng cá lại không đền ơn nữa? ý nghĩa của hình tượng cá vàng?
H: Qua hai nhân vật ông lão và cá vàng, nhân dân ta muốn thể hiện thái độ gì?
H: Trong truyện cảnh biển luôn thay đổi tương ứng với lòng tham của mụ vợ. Em hãy chỉ ra điều đó và cho biết ý nghĩa của sự thay đổi đó?
H: Theo dõi toàn bộ câu truyện, ta thấy có 5 lần ông lão ra biển do 5 lần mụ vợ nổi lòng tham, 5 lần biển nổi sóng. sự việc cứ tăng dần. Đây cũng là thủ pháp lặp lại tăng tiến của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của thủ pháp này?
H: Đọc đoạn cuối?
H: Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?
H: Theo em đây có phải là lối kết thúc có hậu không?
H: Qua tìm hiểu hãy khái quát những nét nổi bật về nghệ thuật và ý nghĩa của truyện?
H: Đọc ghi nhớ?
H: Em có nhất trí với cách đặt tên truyện “ Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng” không? Vì sao?
H: Viết đoạn văn ngắn tả bức tranh?
- HS đọc phân vai.
H1: Dẫn truyện.
H2: Ông lão.
H3: Bà lão.
H4: Cá vàng.
Đọc chú thích.
- Truyện được Apu skin kể lại trên cơ sở truyện dân gian Nga, Đức.
- Truyện được kể theo thứ tự thời gian, ngôi thứ 3.
- Bố cục 3 phần
+ Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh ( từ đầu …kéo sợi ).
+ Ông lão bắt cá và thả cá vàng ( tiếp đến những ý muốn của mụ vợ ).
+ Vợ chồng ông lão trở về cuộc sống nghèo khổ (đoạn còn lại ).
- các nhân vật: mụ vợ, ông lão, cá vàng, biển cả…
nhân vật chính: mụ vợ.
đ Đây là nhân vật được kể nhiều nhất, bộc lộ tư tưởng chính của truyện đó là vấn đề lòng tham và sự bội bạc.
- Giới thiệu nhân vật: hai vợ chồng nghèo: chồng thả lưới, vợ kéo sợi, sống trong một túp lều nát.
- Ông lão bắt được cá vàng cá xin tha và hứa đền ơn.
- Mụ vợ ông lão 5 lần đòi cá đền ơn.
- Đòi máng lợn.
- Đòi nhà đẹp.
- Đòi làm nhất phẩm phu nhân.
- Làm nữ hoàng.
- Làm Long vương bắt cá vàng hầu hạ.
đ Đòi hỏi tăng dần từ vật chất, quyền lực, từ cái có thể đến cái không có thực.
- Đòi cái máng lợn và đòi cái nhà đẹp. Vì hoàn cảnh của mụ quá nghèo khó, đó là những đòi hỏi dễ chấp nhận.
- 5 lần mụ bắt chồng ra biển đòi cá vàng đền ơn: quát mắng, tát vào mặt ông lão, đuổi ông lão đi.
- Mụ bị cá vàng trừng trị vì cả 2 tính xấu tham lam, bội bạc nhưng chủ yếu là bội bạc.
- Lòng tham càng tăng thì tình nghĩa càng giảm.
- Nhân dân ta muốn phê phán, lên án lòng tham và sự bội bạc.
- Bất bình trước thái độ của mụ vợ với chồng, căm ghét thói bội bạc, tham lam.
- Nhân vật ông lão, cá vàng, biển.
- Ông là người tốt bụng, không tham lam.
- Đồng ý – lí do.
- Không đồng ý – lí do.
- 4 lần cá vàng đền ơn vợ chồng ông lão nhưng lần cuối cá vàng từ chối vì cá vàng không thể thoả mãn ý muốn của kẻ ham quyền lực.
- Hình tượng cá vàng tượng trưng cho đạo đức cho nhân dân, hiện thân của ân nghĩa, thuỷ chung.
- Nhân dân ta muốn ca ngợi lòng tốt, lòng biết ơn, sự nhân hậu.
- Lần 1: Đòi máng lợn – Biển gợn sóng êm ả.
Lần 2: Đòi nhà đẹp – biển nổi sóng.
Lần 3: Đòi làm nhất phẩm phu nhân – biển nổi sóng dữ dội.
Lần 4: làm nữ hoàng – biển nổi sóng mù mịt.
Lần 5: Làm long vương – Biển nổi sóng ầm ầm.
- Biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện tạo tình huống gay cấn, hồi hộpthể hiện rõ hơn tình cảm của nhân vật và chủ đề truyện.
Đoạn “ Con …mẻ”.
- Vợ chồng ông lão trở về cuộc sống như xưa đ kết thúc đọc đáo, lối vòng tròn ( đầu cuối tương ứng ).
- Đây là kết thúc có hậu vì công lí xã hội được thực hiện: kẻ tham lam không thể được hưởng giàu sang phú quý.
- Các yếu tố kì ảo, hoang đường, sự lặp lại tăng tiến của các sự việc, tương phản, kết cấu vòng tròn mở.
- ý nghĩa: lên án thói tham lam, bội bạc, ca ngợi lòng tốt, lòng biết ơn người nhân hậu.
I. Đọc – chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật mụ vợ.
- Mụ vợ 5 lần đòi cá
đền ơn
+ Đòi máng lợn
+ Đòi nhà đẹp
+ Đòi làm nhất phẩm
phu nhân
+ làm nữ hoàng
+ Làm Long Vương ,
bắt cá vàng hàu hạ
- Mụ vợ là người tham
lam, vô độ, có cách
sống ích kỉ, thực dụng.
- Thái độ coi thường,
hành hạ chồng tàn nhẫn,
mụ là người bất nghĩa,
bội bạc.
2. Nhân vật ông lão,
cá vàng và biển cả.
* Ông lão: vừa đáng
thương vừa đáng trách
vì sự nhu nhược, cam
chịu.
*Biển: tượng trưng cho
thái độ rõ ràng của
nhân dân trước lòng
tham giàu sang và
quyền lực.
3. Kết thúc truyện.
* Ghi nhớ.
III. Luyện tập.
4. Bài tập củng cố
H. Mô típ chính của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?
A. Ba lần liên tục bắt được một vật hay con vật gì đó
B. Người hiền được hưởng sung sướng , kẻ ác bị trừng trị
C. Chồng khờ khạo , hiền lành , vợ gian ác
D. Mọi điều có thể xảy ra , nhưng cuối cùng đâu vẫn hoàn đấy .
H. Truỵện Ông lão đánh cá và con cá vàng sử dụng những biện pháp nghệ thuật chủ yếu gì?
A. Tăng tiến , tượng trưng B. So sánh , liệt kê
C. Tăng tiến , liệt kê D. Hoán dụ , tăng tiến
5. Hướng dẫn về nhà
- Kể lại truyện.
- Học phần ghi nhớ.
- Soạn bài: ếch ngồi đáy giếng.
Thầy bói xem voi.
Đeo nhạc cho mèo.
+ Đọc chú thích: truyện ngụ ngôn.
+ Tóm tắt nội dung. Trả lời câu hỏi
****************************************.
Ngày soạn: 24/10/2007
Ngày giảng:29/10/2007
Tiết 36
thứ tự kể trong văn tự sự
i. Mục tiêu cần đạt:
- Thấy được trong tự sự có thể kể xuôi, kể ngược tuỳ theo nhu cầu thể hiện.
- Tự nhận thấy sự khác biệt giữa kể xuôi và kể ngược, biết được muốn kể ngược phải có điều kiện.
- Luyện kể theo hình thức nhớ lại.
ii.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ .
HS : Tóm tắt văn bản, soạn bài.
iii. Tiến trình lên lớp:
1. ổn dịnh tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Văn bản “ Cây bút thần” kể bằng ngôi thứ mấy? Tóm tắt những sự việc chính bằng 5, 6 câu.
H: Khoanh tròn ý đúng nhất:
?. Truyện cổ tích chỉ dùng cách kể theo ngôi:
A. Thứ nhất. C. Phối hợp cả 2 ngôi.
B. Thứ ba. D. Không có ngôi.
?. Nhà văn dùng biện pháp nghệ thuật gì khi nhân vật là con vật hoặc đồ vật tự kể về nó bằng cách xưng “ tôi” ?
A. Nhân hoá B. Phóng đại
C. ẩn dụ D. Tượng trưng
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
a,Giới thiệu bài:
b, Tiến trình các hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
H: Hãy tóm tắt sự việc trong truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”?
H: Các sự việc trên được kể bằng ngôi thứ mấy? Nối tiếp theo thứ tự nào?
H: Hãy thay đổi các sự việc ( chú ý 5 lần đòi hỏi của mụ vợ ) và nhận xét so với cách sắp xếp thứ tự của truyện có gì khác?
H: Từ văn bản trên, rút ra nhận xét kể theo thứ tự thời gian có tác dụng gì?
H: Qua ví dụ, em rút ra kết luận gì về thứ tự kể trong văn tự sự?
H: Em đã gặp văn bản nào đã học kể theo thứ tự trên?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc văn bản phụ và tìm hiểu cách kể ngược trong văn tự sự?
* Cho HS đọc văn bản phụ.
H: Tóm tắt sự việc chính trong văn bản tự sự thứ 2 bằng 4- 5 câu.
H: Thứ tự trong văn bản này có giống văn bản 1 không?
H: Nếu kể theo cách 1 thì phải xếp lại trật tự ntn?
H: Vậy kể theo cách văn bản 2 có tác dụng gì?
H: Muốn kể đoạn truyện ngược về trước ta làm thế nào?
*Hồi tưởng là điều kiện để lại ( ngược lại ) các sự việc.
H: kể văn bản tự sự theo 2 cách?
- Nhóm 1: kể xuôi
- Nhóm 2: kể ngược
H: Qua đây em rút ra kết luận gì về thứ tự trong văn ts?
H: Như vậy nét khác nhau giữa hai cách kể là gì?
* Mỗi cách kể đều có thế mạnh, văn hồi tưởng các
t/g vẫn kể theo thứ tự tự nhiên.
Hoạt động 3: Luyện tập
H: Đọc yêu cầu bài tập 1?
H: Câu truyện kể theo thứ tự nào? truyện kể theo ngôi nào?
H: Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò ntn trong câu truyện?
H: Đọc bài 2?
Lập dàn bài dựa vào câu hỏi:
GV nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày bài.
+ giới thiệu ông lão đánh cá.
+ Ông lão bắt được cá rồi thả xuống, cá hứa…
+ Ông lão kể cho mụ vợ nghe.
+ Mụ vợ bắt ông 5 lần ra biển đòi cá vàng trả ơn và kết quả mỗi lần…
- Ngôi số ba.
- Thứ tự tự nhiên của thời gian.
- Không thể đổi được vì các sự việc được trình bày theo thứ tự thời gian ( trước – sau ) như vậy thể hiện lòng tham của mụ vợ ngày càng tăng.
- Làm cho cốt truyện cũng như ý nghĩa của truyện được thể hiện rõ ràng, liền mạch, dễ theo dõi.
- Truyện dân gian Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Con Rồng cháu tiên.
- HS đọc ví dụ.
1. Ngỗ bị chó cắn…
2. Ngỗ bị chó cắn thật, kêu cứu không ai đến cứu.
3. Ngày thường Ngỗ hay trêu trọc đánh lừa mọi người làm họ mất lòng tin.
4. Bởi Ngỗ mồ côi cha mẹ không có ai rèn cặp nên lêu lổng, hư hỏng…
- Thứ tự từ kết quả ngược về nguyên nhân.
- Sự việc 4 – 3, 2, 1.
- Để gây bất ngờ, gây sự chú ý đến việc Ngỗ bị chó cắn.
- Nhân vật nhớ lại.
- HS kể văn bản: Bánh chưng bánh giầy.
- Trong khi kể truyện có thể kể ngược các sự việc
( không kể theo tuyến tính nhằm gây bất ngờ, chú ý.
- Kể xuôi: kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên.
- Kể ngược: đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể trước sau đó bổ sung hoặc để lại nhân vật nhớ lại.
- Đọc ghi nhớ.
-Truyện kể ngược
- Câu truyện được kể theo dòng hồi tưởng.
- Ngôi thứ nhất.
-Đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược .
- HS làm bài 5 phút.
Trình bày.
I. Tìm hiểu thứ tự
kể trong văn tự sự
1. Các thứ tự
- Theo thứ tự tự
nhiên
- Không theo thứ tự
( kể ngược)
2. Ghi nhớ
II. Luyện tập
1. Bài 1
2. Bài 2
4. Bài tập củng cố
? . Khi kể chuyện có thể kể theo thứ tự như thế nào
A. Thứ tự tự nhiên C. cả hai đều đúng
B. Thứ tự ngược D. Cả hai đều sai
?.Hãy tìm từ ngữ thích hợp điền và những chỗ trống .
Câu chuyện của vợ chồng ông lão đánh cá được kể lại theo trình tự thời gian....................................................Trình tự kể chuyện như vậy có tác dụng ..................................................................Nếu không thêm một nhân vật nào khác , câu chuỵện .........................................................kể theo một trình tự ngược với thời gian tự nhiên được
Để câu chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng theo trình tự ngược với thời gian tự nhiên , cần .......................................................
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập 2.
- Lập dàn ý cho đề bài 2, 3 SGK/ 99.
*************************************
Ngày soạn: 26/10/2007
Ngày giảng:31/10/2007
Tiết 37 - 38
viết bài tập làm văn số 2
i. Mục tiêu cần đạt
- HS biết kể một câu chuyện có ý nghĩa.
- Thể hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.
- Rèn kĩ năng viết văn
ii. Các bước lên lớp.
1. ổn dịnh tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Tiến trình các hoạt động.
G chọn 1 trong 5 đề cho HS làm
Có thể cho HS biết trước định hướng để HS chuẩn bị theo mục tiêu ,yêu cầu trên đây.
Đề bài: Hãy kể về một người bạn tốt của em
đáp án và biểu điểm đề kiểm tra ngữ văn 6 tuần 9
Yêu cầu:
+Về nội dung:
+Giới thiệu về người bạn của mình: Tên, đặc điểm, hoàn cảnh kết bạn....
+Kể về những việc làm của bạn đối với mình hoặc những người xung quanh:
- Những sự việc này đều liên quan và góp phần thể hiện bạn mình là một người tốt. Từ đó thể hiện ý nghĩa ca ngợi và học tập những đức tính của bạn.
- Những sự việc được sắp xếp theo một diễn biến, gây hứng thú đối với người đọc.
+Cảm nghĩ của em về bạn, về tình bạn.
+Về hình thức:
-Chữ viết: Dễ đọc, gọn, rõ nét, đẹp.
-Trình bày sạch, đẹp.
-Đúng chính tả.
-Dùng từ đúng, chính xác.
-Không sai lỗi đặt câu.
-Bài viết có bố cục:Mở bài, thân bài, kết bài.
-Lựa chọn ngôi kẻ phù hợp.
-Sức tưởng tượng:Phong phú, hợp lý, gợi cảm.
-Lời kể mạch lạc, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục.
-bản sắc cá nhân: Độc đáo, sáng tạo trong cách sắp xếp thứ tự kể để tạo tình huống truyện. Không thiên về kể lể.
+Biểu điểm cụ thể:
Nội dung(5điểm)
(Đủ ý theo bố cục)
Hình thức(2,5điểm)
Diễn đạt(2,5điểm)
Mở bài
Thân bài.
Các sự việc trình bày cụ thể theo thứ tự hợp lý.
Kết bài
Chữ viết
Chính tả
Dùng từ
Đặt câu
Chọn ngôi kể
Lời kể mạch lạc.
Diễn đạt hình ảnh
Độc đáo
Tổng điểm
1đ
3đ
1đ
0,5->1đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0.5đ
0.5đ
1đ
10đ
-Chú ý:
Mục nộidung
+Nội dung phần mở bài:Cho điểm tối đa với những mở bài vừa giới thiệu nhân vật lại vừa nêu được tình huống phát sinh chuyện.(Gây hấp dẫn đối với người đọc). Cho một nửa số điểm cho mở bài chỉ giới thiệu về tên, đặc điểm của nhân vật.
+Nội dung phần thân bài: Giáo viên căn cứ vào tính chất cụ thể và sự sắp xếp theo diễn biến của sự việc để cho điểm.
+Nội dung phần mở bài:Cho điểm tối đa với những kết bài tự nhiên, hợp lý,
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 6 ban depPhan 2.doc