Giáo án ngữ văn 6 năm học 2012 - 2013 - trường THCS Nguyễn Huệ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Học sinh biết viết bài văn tả người.

2. Kĩ năng : Biết viết bài theo bố cục, đúng văn luận.

3. Giáo dục: Ý thức tự giác, nghiêm túc khi viết bài.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:nghiên cứu ra đề, biểu chấm.

- Học sinh: Kiến thức, giấy bút.

C.PHƯƠNG PHÁP:

Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, tổng hợp.

D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

I/ Ổn định lớp: - 6/1:

- 6/2:

II/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

III/ Bài mới:

I/ Đề bài : Tả lại hình ảnh mẹ em trong những trường hợp khi em ốm, khi em mắc lỗi, khi em làm được một việc tốt.

II/ Yêu cầu : - Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát.

- Viết đúng yêu cầu của đề : Tả người

2. Nội dung: Bài viết thể hiện rõ bố cục

a) Mở bài : - Niềm hạnh phúc khi được sống bên những người thân yêu.

- Mẹ là người gần gũi, thân yêu nhất.

b) Thân bài :

* Tả bao quát:

- Dáng người ( đậm, khoẻ khoắn, nhanh nhẹn).

- Màu da, nụ cười, ánh mắt ( nên chọn một chi tiết để thể hiện chiều sâu tâm lí, ).

- Tính tình ( cởi mở, chan hoà, dễ gần, ai cũng yêu mến).

* Tả cụ thể:

- Trong gia đình:

+ Nhanh nhẹn, đảm đang, gánh vác, thu vén công việc.

+ Tận tuỵ, hi sinh cho chồng con.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 6 năm học 2012 - 2013 - trường THCS Nguyễn Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/3/2013 Ngày dạy: 18/3/2013 Tuần 29 - Tiết 105,106 Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 VĂN TẢ NGƯỜI – Làm tại lớp A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1. Kiến thức:Học sinh biết viết bài văn tả người. 2. Kĩ năng : Biết viết bài theo bố cục, đúng văn luận. 3. Giáo dục: Ý thức tự giác, nghiêm túc khi viết bài. B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên:nghiên cứu ra đề, biểu chấm. - Học sinh: Kiến thức, giấy bút. C.PHƯƠNG PHÁP: Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, tổng hợp. D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I/ Ổn định lớp: - 6/1: - 6/2: II/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. III/ Bài mới: I/ Đề bài : Tả lại hình ảnh mẹ em trong những trường hợp khi em ốm, khi em mắc lỗi, khi em làm được một việc tốt.. II/ Yêu cầu : - Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát. - Viết đúng yêu cầu của đề : Tả người 2. Nội dung: Bài viết thể hiện rõ bố cục a) Mở bài : - Niềm hạnh phúc khi được sống bên những người thân yêu. - Mẹ là người gần gũi, thân yêu nhất. b) Thân bài : * Tả bao quát: - Dáng người ( đậm, khoẻ khoắn, nhanh nhẹn). - Màu da, nụ cười, ánh mắt ( nên chọn một chi tiết để thể hiện chiều sâu tâm lí,…). - Tính tình ( cởi mở, chan hoà, dễ gần, ai cũng yêu mến). * Tả cụ thể: - Trong gia đình: + Nhanh nhẹn, đảm đang, gánh vác, thu vén công việc. + Tận tuỵ, hi sinh cho chồng con. Trong công tác: + Nghiêm túc, cần cù, có năng lực. + Hết lòng vì tập thể, được tín nhiệm, tin yêu. * Kỉ niệm sâu sắc về mẹ khi em ốm ( mắc lỗi, làm việc tốt): - Biểu hiện bên ngoài: cử chỉ âu yếm, ân cần; lời nói dịu dàng, nét mặt lo âu,… - Biểu hiện tâm lí qua ánh mắt, giọng nói động viên, khích lệ, bao dung,… c) Kết bài: Cảm nghĩ của em khi có mẹ chăm sóc. Sung sướng hạnh phúc. Yêu quí, biết ơn, muốn chia sẻ với mẹ những lo toan trong gia đình. Cố gắng làm vui lòng mẹ. III/ Biểu điểm - Điểm 9 -10 : Có lời văn tả giàu hình ảnh, cảm xúc thực sự, trình bày rõ ràng, sạch sẽ không sai lỗi chính tả. - Điểm 7 -8 : Bài viết đúng thể loại, đủ yêu cầu trên, sai không quá 5 -6 lỗi chính tả. - Điểm 5-6 : Bài viết chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, ít cảm xúc , đôi chỗ câu văn còn lúng túng, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 3 - 4: Bài viết lan man, trình bày không khoa học, còn mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 1 - 2 : Bài viết quá sơ sài, không đúng thể loại. IV/ Củng cố : Nhận xét giờ kiểm tra, thu bài V/ Dặn dò: Chuẩn bị bài “ Các thành phần chính của câu” _________________________________________ Ngày soạn: 19/3/2013 Ngày dạy: 20/3/2013 Tuần 29 - Tiết 107 Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU A-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được khái niệm thành phần chính của câu. - Biết vận dụng kiến thức nói trên để nói, viết câu đúng cấu tạo. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG: 1. Kiến thức: - Các thành phần chính của câu. - Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu. 2. Kỹ năng: - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu. - Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước. B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Sưu tầm, tìm hiểu kĩ nội dung, kiến thức Các thành phần chính của câu. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. 2. Học sinh: - Soạn bài theo định hướng của SGK và sự hướng dẫn của GV. C- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I/ Ổn định lớp: - 6/1: - 6/2: II/ Kiểm tra bài cũ: 1. Hoán dụ là gì ? Ví dụ 1, mục I, Sgk. Áo nâu à nông dân. Áo xanh à công nhân. -> Dựa vào quan hệ đặc điểm tính chất - Người nông dân thường mặc áo nâu, người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc. - Nông thôn: người sống ở nông thôn. - Thị thành: người sống ở thị thành. -> Dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thành thị) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị). * Ghi nhớ1: SGK 82 => Ngắn gọn, tăng tính hình ảnh, hàm súc cho câu văn (thơ), nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến. 2. Các kiểu hoán dụ: a. Bàn tay ta: bộ phận của con người được dùng thay cho người lao động. -> Quan hệ: bộ phận - toàn thể. b. Một, ba: số lượng cụ thể được dùng thay cho số ít và số nhiều. -> Quan hệ cụ thể - trừu tượng. c. Đổ máu: dấu hiệu của chiến tranh. -> Quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật. d. Nông thôn, thị thành (I). -> Quan hệ vật chứa đựng - vật bị chứa đựng. III/ Bài mới: Các thành phần chính thường được nhắc tới trong câu là chủ ngữ và vị ngữ. Tiết học này giúp các em nhận diện được hai thành phần chính đó và tìm hiểu cấu tạo của chúng. Phương pháp Nội dung Hoạt động 1: Khởi động: (Phương pháp nêu, giải quyết vấn đề, thuyết giảng) - Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: ( Sử dụng phương pháp đàm thoại; nêu, giải quyết vấn đề; Phân tích tình huống, động não, thực hành có hướng dẫn, học theo nhóm…) * Phân biệt TPC với TPP của câu: GV nhắc lại tên các thành phần câu mà em đã học ở cấp I. HS phát biểu. ? Tìm các thành phần câu vừa nêu trong câu sau: “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng” HS phát biểu. ? Thành phần nào trong câu diễn đạt một ý trọn vẹn. Thành phần đó có thể vắng trong câu không? ? Thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu. GV tổng kết. HS nhắc lại. + TPC bắt buộc có mặt. + TPP không bắt buộc phải có mặt. * Tìm hiểu về vị ngữ: + GV cho HS nhận xét về đặc điểm của vị ngữ trong câu trên. ? Trước vị ngữ là từ nào. Nó trả lời cho những câu hỏi nào? + GV cho thêm ví dụ để HS của vị ngữ. Sau đó, đưa các ví dụ ở phần II để tìm hiểu cấu tạo của vị ngữ. ? Câu có thể có bao nhiêu vị ngữ? + HS trả lời tuần tự các ý theo câu hỏi của GV để dẫn đến nội dung bài học ở phần ghi nhớ về vị ngữ trang 93 Sgk. * Tìm hiểu về chủ ngữ. ? Hãy xác định chủ ngữ trong các ví dụ vừa nêu? ? Các chủ ngữ đó và vị ngữ trong câu có mối quan hệ gì. (quan hệ qua lại, quy định lẫn nhau)? + HS phát biểu. ? Nêu ý nghĩa và cấu tạo của các chủ ngữ trên? + HS phát biểu. ? Chủ ngữ có thể trả lời cho những câu hỏi nào? + HS phát biểu. ? Một câu có bao nhiêu chủ ngữ? + Sau khi HS trả lời, GV tổng kết dẫn đến ghi nhớ 3/93. HS đọc lại các ghi nhớ trong Sgk. * Hoạt động 3: Luyện tập. Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: Học sinh thảo luận nhóm treo lên bảng: - GV cùng học sinh nhận xét và ghi vào vở. Học sinh thực hiện cá nhân: I/ Phân biệt TPC với TPP của câu: Ví dụ 2 phần I Sgk. - Chẳng bao lâu: (trạng ngữ.) - Tôi: (chủ ngữ.) - Đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng: (VN.) => CN, VN: không thể lược bỏð thành phần chính. => Trạng ngữ: có thể bỏ ð thnh phần phụ. * Ghi nhớ: SGK II/ Vị ngữ: 1-Ví dụ: + Chợ Năm Căn // nằm sát bên bờ sông, đông vui,… + Cây tre // là người bạn thân của người nông dân VN. 2-Ghi nhớ: SGK III/ Chủ ngữ: 1-Ví dụ: Tre, nứa, mai, vầu // giúp người trăm nghìn công việc… 2- Ghi nhớ: SGK IV/ Luyện tập: 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, cấu tạo của chúng: - Chẳng bao lâu, tôi // đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. => (CN, đại từ) (VN-cụm động từ) - Đôi càng tôi // mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo // cứ cứng dần và nhọn hoắt. => (CN, cụm danh từ) (VN, tính từ) 2. Đặt câu: a. Trưa đi học về, em đã dẫn một cụ già qua đường. b. Giang hơi gầy. c. Thạch Sanh là dũng sĩ. IV/ Củng cố: - GV sử dụng bảng phụ, dùng sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức tiết học. CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÂU SƠ ĐỒ TƯ DUY: THÀNH PHẦN CHÍNH Ví dụ Chẳng bao lâu, Tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ Trả lời câu hỏi: Ai?, Con gì? Cái gì? Trả lời câu hỏi: Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào?, là gì? V/ Dặn dò: - Xem lại bài - làm tiếp các bài tập. - Thực hiện tất cả các bài tập ở bài “Thi làm thơ năm chữ”. _______________________________________ TuNgày soạn: 19/3/2013 Ngày dạy: 20/3/2013 Tuần 29 - Tiết 108a HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI LÀM THƠ NĂM CHỮ * A-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Ôn lại và nắm chắc các đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ. - Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thể thơ năm chữ. - Các khái niệm vần chân, vân lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại. 2. Kỹ năng: - Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ. - Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ. * Yêu thích sáng tác chủ đề Bảo vệ môi trường. B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Sưu tầm, tìm hiểu kĩ nội dung, kiến thức, về thể thơ năm chữ. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. 2. Học sinh: - Soạn bài theo định hướng của SGK và sự hướng dẫn của GV. C-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I/ Ổn định lớp: - 6/1: - 6/2: II/ Kiểm tra bài cũ: * Một vài đặc điểm của thơ bốn chữ: - Bài thơ có nhiều dòng; mỗi dòng có bốn chữ; nhịp 2/2. - Vần: + Vần lưng: gieo giữa dòng. + Thơ ( yêu vận). + Vần chân: gieo cuối dòng thơ (cước vận) + Vần liền: gieo liên tiếp ở cuối các câu. + Vần cách: các vần tách ra không liền nhau. + Vần hỗn hợp: gieo vần không theo trật tự nào. III/ Bài mới: Phương pháp Nội dung Hoạt động 1: Khởi động: (Phương pháp nêu, giải quyết vấn đề, thuyết giảng) - Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: ( Sử dụng phương pháp đàm thoại; nêu, giải quyết vấn đề; Phân tích tình huống, động não, thực hành có hướng dẫn, học theo nhóm…) * Đặc điểm thơ năm chữ: Thi làm thơ năm chữ (làm tại lớp) - HS nhắc lại đặc điểm của thơ năm chữ (ghi nhớ Sgk trang 105) * Thi làm thơ năm chữ tại lớp: - HS trao đổi theo nhóm về những bài thơ năm chữ đã làm ở nhà. - Xác định bài sẽ giới thiệu trước lớp. * Khuyến khích HS sáng tác chủ đề Bảo vệ môi trường. - Mỗi nhóm cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm mình. - Cả lớp tham gia cùng thầy nhận xét, đánh giá và xếp loại. I/ Đặc điểm thơ năm chữ: - Mỗi dòng có năm chữ, còn gọi là thơ ngũ ngôn. - Nhịp 3/2 hoặc 2/3. - Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp, số câu cũng không hạn định. - Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ. II/ Thi làm thơ năm chữ tại lớp: IV/ Củng cố: 1. Đặc điểm thơ năm chữ: - Mỗi dòng có năm chữ, còn gọi là thơ ngũ ngôn. - Nhịp 3/2 hoặc 2/3. - Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp, số câu cũng không hạn định. - Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ. - GV đọc bài thơ mẫu: Người quê em quý mến Luôn giữ sạch, trong, xanh Các bạn nơi nào đến Nhớ đừng quên điều này Để dòng sông nơi đây Muôn đời xanh đẹp mãi... DÒNG SÔNG QUÊ EM Dòng sông quê em đó Dòng sông miền đất đỏ Chở nặng bao phù sa Một dòng sông hiền hòa V/ Dặn dò: - Tiếp tục sáng tác, ghi vào sổ tay. - Tìm đọc một số bài thơ năm chữ. - Chuẩn bị: Cây tre Việt Nam. _____________________________________

File đính kèm:

  • docTHAI VU Ng van 6 tuan 29.doc
Giáo án liên quan