Tiết 1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI VÀ HỌC BÀI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh nắm được:
- Nắm được chương trình, cách chuẩn bị bài ở nhà và cách học bài.
- Hướng dẫn học sinh thực hành soạn bài "Con Rồng - cháu Tiên".
B - NỘI DUNG
I- PHẦN VĂN BẢN
1. CÁCH CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ
Giáo viên hướng dẫn cụ thể.
Cho học sinh ghi vào vở
a) Các bước chuẩn bị
- Bước 1; Đọc văn bản và tóm tắt.
- Bước 2: Đọc - hiểu phần chú thích
- Bước 3: Trả lời câu hỏi.
b) Thực hiện soạn bài:
- Phần tóm tắt: Ghi vào vở BT bổ sung
- Phần trả lời câu hỏi: Ghi vào vở BT in
2. Cách học bài
- Bước 1: Xem lại toàn bộ vở ghi trên lớp.
- Bước 2: Học thuộc phần giới thiệu, tóm tắt, ý nghĩa.
- Bước 3: Tự trả lời các câu hỏi.
- Bước 4: Làm bài tập trong vở bài tập Ngữ văn in và bài tập bổ sung cô cho thêm.
45 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 6 - Nguyễn Thị Thu Hà - Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài Và học bài
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh nắm được:
- Nắm được chương trình, cách chuẩn bị bài ở nhà và cách học bài.
- Hướng dẫn học sinh thực hành soạn bài "Con Rồng - cháu Tiên".
B - Nội dung
I- phần văn bản
1. Cách chuẩn bị bài ở nhà
Giáo viên hướng dẫn cụ thể.
Cho học sinh ghi vào vở
a) Các bước chuẩn bị
- Bước 1; Đọc văn bản và tóm tắt.
- Bước 2: Đọc - hiểu phần chú thích
- Bước 3: Trả lời câu hỏi.
b) Thực hiện soạn bài:
- Phần tóm tắt: Ghi vào vở BT bổ sung
- Phần trả lời câu hỏi: Ghi vào vở BT in
2. Cách học bài
- Bước 1: Xem lại toàn bộ vở ghi trên lớp.
- Bước 2: Học thuộc phần giới thiệu, tóm tắt, ý nghĩa.
- Bước 3: Tự trả lời các câu hỏi.
- Bước 4: Làm bài tập trong vở bài tập Ngữ văn in và bài tập bổ sung cô cho thêm.
II - Phần tiếng việt và tập làm văn
1. Chuẩn bị
- Đọc trước bài
- Trả lời các câu hỏi trước mục ghi nhớ.
2. Học bài
- Học thuộc ghi nhớ
- Nắm vững kiến thức phần ghi nhớ.
- Làm các bài tập phần luyện tập và bài tập bổ sung.
III - Hướng dẫn soạn bài "Con Rồng cháu Tiên"
1. Tóm tắt
Học sinh đọc văn bản - chia đoạn
Nêu ý cơ bản của từng đoạn.
Tóm tắt cả văn bản
+ Lạc Long Quân: nòi rồng con trai thần Long Nữ có nhiều phép lạ thường giúp dân diệt trừ yêu quái.
+ Âu Cơ: Dòng họ thần nông xinh đẹp.
+ Hai người gặp nhau, yêu nhau, lấy nhau sống ở cung điện LTrang.
+ Lạc Long Quân nhớ nước trở về.
+ Hai người chai tay: 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi hẹn khi nào khó khăn sẽ giúp nhau.
+ Người con trưởng theo Âu Cơ được làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, cha truyền con nối được mười mấy đời.
+ Người Việt Nam tự hào là con Rồng, cháu Tiên.
2. Trả lời câu hỏi
Học sinh trả lời vào vở BT in theo hướng dẫn của cô. Lưu ý câu 3 khó, có gợi ý trả lời. Học sinh làm quen với cách làm bài tập trắc nghiệm.
GV cho HS trả lời từng câu hỏi vào vở BT
.
HS thảo luận câu hỏi 3 - trả lời miệng - GV hướng dẫn, nhận xét.HS viết vào vở BT in.
C. Dặn dò: Chuẩn bị SGK, vở BT in, sách BT, vở ghi đầy đủ khi đi học.
Tiết 2:
luyện đề "CON RồNG CHáU TIÊN"
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố, mở rộng nâng cao nội dung nghệ thuật của văn bản.
- Hiểu sâu sắc ý nghĩa hai truyền thuyết.
- Biết cảm thụ phân tích các hình ảnh chi tiết trong truyện.
B. Tiến trình tiết dạy:
Câu 1 : Giới thiệu về Truyền thuyết.
Khái niệm:
TrT là thể loại ra đời ngay sau TT, khi xã hội đã có các bộ lạc, thủ lĩnh với công cụ sản xuất được cải tiến nên những cuộc chiến tranh cướp đoạt đã diễn ra giữa các bộ lạc với nhau. Nhất là sự hình thành nhà nước.
TrT là truyện dân gian về lịch sử. Nó là sự kết hợp giữa sự thật lịch sử và trí tưởng tượng dân gian.
Nội dung.
Ghi lại những sự kiện lịch sử lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của toàn dân.( TrT là một thứ dã sử, là lịch sử dân gian) Ví dụ như: sự kiện ADV xây Loa Thành; khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu....
Ca ngợi các vị anh hùng dân tộc, ca ngợi các phẩm chất quí của nhân dân. Mỗi truyện TrT thường kể một chiến công của người anh hùng theo kết cấu ba phần:
Hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật.
Sự nghiệp, chiến công.
Kết cục thân thế của nhân vật (được thờ cúng, gia phong, hiển linh...)
Có thể chia TrT làm hai nhóm.
TrT về thời các vua Hùng. Chủ đề chính là giải thích nguồn gốc chung của người Việt và ca ngợi công cuộc dựng- giữ nước buổi đầu.( Những truyện này còn mang nặng yếu tố thần thoại)
TrT đời sau. TrT này đã hướng hẳn vào những quá trình lịch sử cụ thể, những nhân vật và sự kiện lịch sử cụ thể.
Câu 2: Nêu vắn tắt một số yếu tố kì diệu, thần kì trong TT “Con Rồng cháu Tiên” Các yếu tố ấy đã góp phần làm nên vẻ đẹp của câu chuyện như thế nào?
Câu 3: Hãy tìm những câu tục ngữ, thành ngữ, câu thơ, câu nói nổi tiếng về tinh thần đoàn kết.
VD:- Một cây làm chẳng nên non...(ca dao )
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết...( Hồ Chí Minh)
Đoàn kết là sức mạnh vô địch (Hồ Chí Minh).
Câu 4: Đoạn văn: “ít lâu sau, Âu Cơ có mang, đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần”.
a- Tại sao lại nói sự sinh nở của Âu Cơ là kì lạ?
b-ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng cái bọc trăm trứng là gì?
A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
C. Thể hiện tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
D. Nói lên truyền thống mọi người Việt Nam yêu thương nhau như anh em một nhà.
Câu 5 :
a. Đoạn thơ sau có cùng nội dung với văn bản Con Rồng, cháu Tiên không. Vì sao?
Đất nước là nơi dân mình làm doàn tụ.
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. (Nguyễn Khoa Điềm)
b. Dựa vào đoạn thơ và văn bản Con Rồng, cháu Tiên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) trình bày cảm xúc và suy nghĩ của em về nguồn gốc, nòi giống của dân tộc Việt.
Tiết 3 :
luyện đề "Bánh chưng, bánh giày"
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố, mở rộng nâng cao nội dung nghệ thuật của văn bản.
- Hiểu sâu sắc ý nghĩa hai truyền thuyết.
- Biết cảm thụ phân tích các hình ảnh chi tiết trong truyện.
B. Tiến trình tiết dạy:
CÂU 1 :
Có người khách nước ngoài không hiểu vì sao người Việt Nam lại làm bánh chưng, bánh dầy vào ngày tết Nguyên đán. Nếu cần giải thích ngắn gọn thì em sẽ nói như thế nào?
CÂU 2 :
Em có nhận xét gì về câu nói của vua Hùng khii nhận xét về bánh của Lang Liêu dâng lên?
CÂU 3 :
Trong truyện Hùng Vương nói với các con ý định truyền ngôi của mình . Sau đó trong lễ Tiên Vương, vua nói rằng Lang Liêu đã dâng lễ vật vừa ý vua nên vua truyền ngôi cho Lang Liêu.
a. Em hiểu ý ta trong lời của vua Hùng nói như thế nào ?
b. Vì sao dâng bánh chưng, bánh giầy mà Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha và được vua Hùng truyền ngôi cho. Trong lịch sử vua Hùng thường truyền ngôi cho con trưởng, tại sao trong truyện này nhà vua lại truyền ngôi cho Lang Liêu, việc làm đó thể hiện điều gì?
CÂU 4 :
Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
CÂU 5 :
Có người cho rằng truỵen này nên xếp vào loại truyện cổ tích. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? vì sao ?
CÂU 6 :
Hãy viét một đoạn văn khoảng 5 câu trình bày ý nghĩa của truyện Bánh chưng, bánh dầy.
Tuần 2
Tiết 4: bài TậP "Từ Và CấU TạO Từ tiếng Việt"
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ.
- Luyện giải bài tập.
B. Tiến trình tiết dạy:
Câu 1. Đoạn văn: “ít lâu sau, Âu Cơ có mang, đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần”.
1. Đoạn văn trên có bao nhiêu từ phức?
A.5 từ. B.6 từ C.7 từ D.8 từ.
2. Trong các từ phức trên những từ nào là từ ghép?
3. Hãy tạo ra các từ phức bằng cách ghép các từ đơn cho sau: Lạ, hồng, đẹp.
4. Hãy thử thay các từ hồng hào, đẹp đẽ, khoẻ mạnh bằng một từ đơn mà nghĩa không đổi. Sau đó, so sánh giá trị biểu cảmcủa hai cách dùng từtrên.
5. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong đoạn văn có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2: a. Phân loại từ trong đoạn văn
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thầm nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng trắng tinh. Hạt nào hạt nấy tròn mẩy đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ.
b. Có bạn học sinh xác định từ “ngẫm nghĩ ” là từ láy, ý kiến của em như thế nào?
Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về nguồn gốc dân tộc Việt Nam sau khi đọc truyện "Con Rồng cháu Tiên" trong đoạn văn có sử dụng từ láy.
Tiết 5 :
Luyện đề "thánh gióng"
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm sâu sắc hơn về nội dụng, NT, VB Thánh Gióng
Cảm thụ chí tiết hay, hình ảnh đẹp
B. Tiến trình tiết dạy:
1. Tóm tắt VB
2. ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng
- Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức sức mạnh đánh giặc và khát vọng chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc
-Thể hiện quan niệm về mơ ước về sức mạnh của nhân dân ta về người anh hùng chống giặc
3. Nghệ thuật:
Các yếu tố tưởng tượng kì ảo đtô đậm vẻ phi thường của nhận vật
Câu 1: Chi tiết nào dưới đây không liên quan đến sự thực lịch sử:
Đời Hùng Vương thứ 6.
Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.
Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi.
Hiện nay còn đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng.
Truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử nào?
+ Vào thời đại Hùng Vương chiến tranh tự vệ ngàu càng trở nên ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng
+ Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.
+ Vào thời Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng
Câu 2: Tìm ý nghĩa của các chi tiết sau:
Mẹ Thánh Gióng là một người nông dân do ướm vết chân thần mà sinh ra Gióng.
Roi sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường quật giặc.
Thắng giặc, Gióng bay về trời.
Hiện nay còn đền thờ ở làng Gióng, tre đằng ngà ở Gia Bình, làng Cháy...
* Chi tiết : đánh giặc xong Gióng cất bỏ áo giáp sắt bay về trời
- ý chí phục vụ vô tư không đòi hỏi công anh
- Gióng về trời - về cõi vô biên bất tử. Gióng hoá vào non nước đất trời Văn Lang sống mãi trong lòng nhân dân
* Chi tiết tiếng nói đầu tiên
+ Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước
b) Hình tượng Gióng, ý thức với đất nước được đặt lên hàng đầu
+ ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng hành động khác thường
+ Gióng là hình ảnh của nhân dan lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ (3 năm chẳng nói cười) khi đất nước lâm nguy thì sẵn sàng cứu nước đầu tiên.
* Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt, nhổ tre đánh giặc
- Muốn có những vũ khí tốt nhất của thời đại để diêu diệt
- Để đánh thắng giặc chúng ta phải chuẩn bị từ lwng thực vũ khí lại đưa cả những thành tựu văn hoá kỹ thuật (ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt) vào cuộc chiến đấu
- Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ (hiện đại + thô sơ) của đất nước (lời kêu gọi : Ai có súng)
* Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng
+ Gióng lớn lên bằng những thức ăn đồ mặc của nhân dân sức mạnh dũng sĩ của Giong được nuôi dưỡng từ những cái bình thường giản dị
+ Nhân dân ta rất yêu nước ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc
+ Gióng được nhân dân nuôi dưỡng Gióng là con của nhân dân tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân
* Gióng lớn nhanh như thổi vươn vai thành tráng sĩ
+ Trong truyện cổ người anh hùng thường phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công (Thần trụ trời -Sơn tinh ) Gióng vươn vai thể hiện sự phi thường ấy
+ Sức mạnh cáp bách của việc cứu nước làm thay đổi con người Gióng đ thay đổi tầm vóc dân tộc.
Câu 3 : Những ước mơ chiến đấu và chiến thắng kẻ thù được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào trong TT “Thánh Gióng”?
Câu 4: Tại sao tinh thần bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm lại được đặt vào tay cậu bé Gióng mới có 3 tuổi? Qua hình tượng Thánh Gióng, em hãy trình bày về truyền thống quật cường chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Câu 5: Viết đoạn văn trong câu PBCN của em sau khi đọc: "Thánh Gióng"
Yêu cầu: đoạn văn không quá dài.
Cảm nghĩ phải chân thật xác đáng
Nói rõ tại sao lại có cảm nghĩ đó
C- Dặn dò:
- Học lý thuyết.
- Làm bài tập viết đoạn văn.
Tiết 6:
luyện tập "từ mượn"
A. Mục tiêu:
Học sinh củng cố các kiến thức đã học
Luyện giải các bài tập
B. Tiến trình tiết dạy
Bài tập 1:a.
Thiên địa Trời đất
Giang sơn Sông núi
Huynh đệ Anh em
Nhật dạ Ngày đêm
Phụ tử Cha con
Phong vân Gió mây
Quốc gia Nước nhà
Cường nhược Mạnh yếu
Sinh tử Sống chết
Phụ nữ Đàn bà
Nhi đồng Trẻ con
Phụ huynh Cha anh
b. Các bộ phận của chiếc xe đạp được gọi tên bằng những từ Hán Việt nào ?
Bài tập 2: Em đồng ý với ý kiến nào trong các ý kiến sau:
Những từ nào tiếng ta có thì không được mượn.
Cần tích cực mượn tiếng nước ngoài để tiếng ta được phong phú, đa sắc.
Không chống việc mượn từ nhưng phải mượn có chọn lọc, hợp lí.
Xu thế tất yếu của hội nhập quốc tế là phải mượn từ và càng ngày càng phải mượn nhiều hơn để thúc đẩy sự hội nhập ấy.
Trong hội nhập giao lưu quốc tế, chúng ta vừa cần phải mượn từ nhưng chúng ta cũng rất cần chú ý bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
Bài tập 3: Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. ( Bánh chưng, bánh dầy).Đoạn văn trên có bao nhiêu từ mượn:
A. 7 từ. B. 8 từ C. 9 từ D. 10 từ.
Có thể thay từ “xâm lấn” bằng các từ nào trong các từ sau: xâm phạm, xâm lược, xâm chiếm, xâm lăng, xâm hại.
Bài tập 4: Xét đoạn văn sau: Có nhiều người có bệnh “dùng chữ Hán”, những tiếng ta sẵn có không dùng mà dùng chữ Hán cho bằng được. Thí dụ: ba tháng không nói ba tháng mà nói tam cá nguyệt. Xem xét không nói xem xét mà nói quan sát...(X.Y.Z).
+ ý đoạn văn trên là gì? Hãy cho ví dụ để chứng minh ý đoạn văn trên là đúng.
+ Hiện nay có một số bạn trẻ khi nói hay chêm những tiếng nước ngoài vào lời nói của mình và cho thế là hay. Em sẽ nói gì với một người bạn như thế?
Bài tập 5:
a.Qua cách đặt tên địa danh, tên người, em nhận xét gì về vai trò của tiếng Hán trong đời sống của chúng ta.
b.Gạch chân các từ Hán Việt và nêu rõ tác dụng của việc sử dụng các từ đó:
Tạo hoá gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Thành cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn trau mặt với tang thương
Bài tập 6:
Viết đoạn văn ngắn tả lớp học của em (5 câu gạch chân các từ Hán Việt có trong đoạn).
c. dặn dò - Hoàn thiện bài tập 2
- Học ghi nhớ.
Tuần 3
Tiết 7:
Luyện tìm hiểu chung về văn tự sự
A. Mục tiêu:
HS củng cố kiến thức văn tự sự, luyện tập các bài tập củng cố kiến thức.
B. Tiến trình tiết dạy
I - Nội dung
1. Khái niệm tự sự:
- Phương thức trình bày một chuỗi sự việc có mở đầu kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
2. Mục đích tự sự
- Giải thích sự việc.
- Tìm hiểu con người.
- Bày tỏ thái độ của người kể.
II - Luyện tập
Bài tập 1
Thoắt cái, Diều giấy đã rơi gần sát ngọn tre. Cuống quýt nó kêu lên:
- Bạn Gió ơi, thổi lại đi nào, tôi chết mất thôi. Quả bạn nói đúng, không có bạn tôi không thể nào bay được. Cứu tôi với, nhanh lên, cứu tôi…
Gió cũng nhận thấy điều nguy hiểm đã gần kề Diều Giấy. Thương hại, Gió dùng hết sức thổi mạnh. Nhưng muộn mất rồi! Hai cái đuôi xinh đẹp của Diều Giấy đã bị quấn chặt vào bụi tre. Gió kịp nâng Diều Giấy lên nhưng hai cái đuôi đã giữ nó lại. Diều Giấy cố vùng vẫy. Đoạn văn trên trình bày sự việc gì?
Qua cách trình bày, em thấy thái độ của nhà văn với các nhân vật như thế nào?
Đoạn văn trên trình bày theo phương thức biểu đạt gì?
* N/V Gió - Diều Giấy - Phép nhân hoá.
* Sự việc:
- Diều Giấy rơi rần sát ngọn tre, nó cầu cứu Gió.
- Gió nhận thấy điều nguy hiểm, ra sức giúp bạn nhưng vẫn muộn.
- Hai đuôi Diều Giấy bị quấn chặt, nó vùng vẫy nhưng bất lực.
* ý nghĩa: Không được kiêu căng tự phụ. Nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng sẽ thất bại đau đớn.
* Đây là đoạn văn tự sự.
Bài tập 2
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau... Kết cục, anh chàng hầu cận ông lý yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
( Tắt Đèn, Ngô Tất Tố- Ngữ văn 8, tập 1)
Đoạn văn trên trình bày sự việc gì?
Qua cách trình bày, em thấy thái độ của nhà văn với các nhân vật như thế nào?
Đoạn văn trên trình bày theo phương thức biểu đạt gì?
Bài tập 3: Hãy kể tóm tắt văn bản và giải thích vì người Việt lại xưng là Con Rồng, cháu Tiên ?
Tổ tiên của người Việt xưa là Hùng Vương lập nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu. Vua Hùng là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Long Quân nòi rồng thường sống dưới nước, Âu Cơ giống tiên dòng họ Thần Nông xinh đẹp. Long Quân và Âu Cơ gặp nhau lấy nhau, Âu cơ đẻ bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm con. Người con trưởng được chọn làm vua Hùng, đời đời nối tiếp làm vua. Từ đó để tưởng nhớ tổ tiên, người Việt Nam tự xưng con Rồng cháu Tiên.
Tổ tiên của người Việt xưa là các vua Hùng. Vua Hùng đầu tiên do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra. Lạc Long Quân nòi rồng, Âu Cơ dòng tiên. Do vậy, người Việt tự xung là con Rồng cháu Tiên.
Bài tập 3
Hãy chứng minhVB "Bánh chưng bánh giầy" là một văn bản tự sự.
a) Chuỗi sự việc
- Vua Hùng về già muốn chọn người nối ngôi, truyền bảo sẽ thử tài các con trong lễ Tiêu Vương.
- Lang Liêu là con 18 chịu nhiều thiệt thòi được thần báo mộng mách bảo lấy gạo làm bánh.
- Lang Liêu làm bánh dâng vua.
- Vua chọn bánh của Lang Liêu. Lang Liêu nối ngôi.
- Tục làm bánh chưng bánh giầy vào ngày Tết.
b) ý nghĩa:
C. DặN Dò
- Học lại lý thuyết.
- Hoàn thiện BT bổ sung.
Tiết 8:
Luyện đề "sơn tinh - thuỷ tinh"
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm được sâu hơn về ND và NT văn bản.
- Cảm thụ được những chi tiết hay, hình ảnh đẹp.
B. Tiến trình tiết dạy
Câu 1: Kể diễn cảm truyện "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh" hoặc hãy đóng vai nhân vật Sơn Tinh hoặc nhân vật Thuỷ Tinh để kể lại đoạn hai nhân vật ra mắt vua Hùng.
+ Vua Hùng có người con gái đẹp muốn kén rể.
+ Hai chàng đến cầu hôn tài năng như nhau.
+ Vua ra điều kiện kén rể.
+ Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
+Thuỷ Tinh đến sau tức giận đem quân đánh Sơn Tinh
+ Hai bên giao chiến hàng tháng trời,cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút về.
+Hằng năm Thuỷ Tinh đều dâng nước đánh nhưng đều thua.
Câu 2: Xét về mặt thời đại được kể, truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” giống truyện “Thánh Gióng” ở điểm nào? Truyện này có đặc điểm của truyện thần thoại. Đó là các đặc điểm nào trong các đặc điểm sau:
+ Giải thích một hiện tượng tự nhiên.
+ Nhân vật là các vị thần.
+ Gắn với thời đại các vua Hùng.
+ Truyện được xây dựng bằng trí tưởng tượng của người xưa.
Câu 3: ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Có nhiều chi tiết thể hiện sự thiện cảm của nhân dân với Sơn Tinh ngay cả vua Hùng cũng thiên vị cho Sơn Tinh. TháI độ đó giúp ta hiểu gì về cuộc sống và ước mong của nhân dân Việt cổ?
- Thuỷ Tinh: Tượng trương cho mưa to bão lụt ghê gớm hàng năm, cho thiên tai khắc nghiệt, hung dữ.
- Sơn Tinh: Tượng trưng cho lực lượng cư dân Việt cổ đắp đe chống lũ lụt, ước mơ chiến thắng thiên tai.
Câu 4: Đánh dấu vào chi tiết tưởng tượng kì ảo về cuộc giao tranh của hai vị thần.
a) Hô mưa gọi gió làm dông bão rung chuyển cả đất.
b) Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
c) Không lấy được vờ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo.
d) Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cơn bão
e) Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về.
g) Nước sông dân lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Các chi tiết tưởng tượng kì ảo và bay bổng này có ý nghĩa gì ?
Câu 5 : Thần núi Tản viên có tài cao, phép lạ nhưng lại là rể vua Hùng? Chi tiết này có ý nghĩa gì?
Câu 6 : Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
"Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"
- Cho thấy không khí cuộc giao tranh gay go quyết liệt bởi:
+ Sự ngang sức ngang tài của hai vị thần.
- Sức mạnh và quyết tâm của Sơn Tinh, của ND đắp đê
- Ước mơ khát vọng của con người chiến thắng thiên nhiên.
- Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, diệu kỳ của người xưa (chiến công của các vua Hùng).
Câu 7 : Qua những truyền thuyết thời Hùng Vương, Em hiểu thêm gì về lịch sử và đời sống của nhân dân ta thời ấy?
C. DặN Dò
- Hoàn thiện bài 6.
Tiết 9 : luyện tập kể chuyện bằng lời văn của em
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS ôn lại lý thuyết văn tự sự.
- Luyện tập kẻ chuyện bằng lời văn của em.
B. Tiến trình giờ dạy
Đọc đề bài
HS tìm hiểu nội dung yêu cầu của đề.
GV hướng dẫn HS lập GV hướng dẫn HS viết bài hoàn chỉnh.
+ Thuộc truyện, nắm chắc cốt truyện.
+ Vừa kể, vừa miêu tả, biểu cảm.
+ Biết chuyển lời trực tiếp thành lời gián tiếp và ngược lại.Các đoạn liên kết với nhau.
HS đọc từng đoạn.
GV nhận xét chấm chữa
Đề: Kể lại truyện "Sự tích Hồ Gươm" bằng lời văn của em.
A) Tìm hiểu đề
1. Thể loại: Tự sự
2. Nội dung: "Sự tích Hồ Gươm"
3. Yêu cầu: Lời văn của em (tránh sao chép)
B) Dàn ý
1. Mở bài:Giới thiệu hoàn cảnh được đọc được nghe câu chuyện.
2. Thân bài: Kể diễn biến sự việc giặc Minh đô hộ nước ta.
- Nghĩa quân Lam Sơn non yếu bị thua.
- Lê Thân nhận được lưỡi gươm.
- Lê Lợi nhận được chuôi gươm.
- Tra vào vừa như in.
- Lê Lợi được trao quyền đánh giặc Minh, chiến thắng vang dội.
- Lê Lợi trả lại gươm thần.
- Hồ Tả Vọng đổi tên thành Hồ Gươm.
3. Kết bài: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học.
C) Viết bài
C. DặN Dò
- Hoàn thiện nốt bài tập làm văn.
tuần 4
Tiết 10
luyện tập nghĩa của từ và cách giải nghĩa từ
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS được củng cố kiến thức về nghĩa của từ.
- Vận dụng làm bài tập SGK và BT bổ sung.
B. Tiến trình tiết dạy
I - Nội dung kiến thức.
1. Khái niệm: Nghĩa của từ là ND mà từ biểu thị.
2. Cách giải nghĩa:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
II - Luyện tập
Chữa bài tập
N/V Nụ giải nghĩa cụm từ "không mất" là biết nó ở đâu đ cô Chiêu chấp nhận đ bất ngờ.
* Mất (hiểu theo cách thông thường như mất ví, mất ống vôi…) là "không còn được sở hữu, không có không thuộc về mình nữa".
* Mất theo cách giải nghĩa của Nụ là "không biết ở đâu".
* Cách giải nghĩa của Nụ theo từ điển là sai nhưng đặt trong câu chuyện đúng, thông minh.
Bài tập 1 : Chỉ rõ các cách giải nghĩa từ được sử dụng trong các ví dụ sau:
Thuỷ cung (thuỷ: nước; cung: nơi ở của vua hoặc công trình kiến trúc lớn): cung điện dưới nước.
Ghẻ lạnh: thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh đối với người lẽ ra phải gần gũi, thân thiết.
Truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một kiểu nhân vật quen thuộc...
Màu xanh: có màu như màu lá cây, màu nước biển...
Phủ nhận: không thừa nhận là đúng, là có thật: trái nghĩa với công nhận.
Bài tập 2 : Điền vào chỗ trống các tiếng thích hợp trong các trường hợp dưới đây. Biết rằng:
Tiếng đầu của từ là “hải”
- .............: Chim lớn cánh dài và hẹp, mở quặp, sống ở biển khơi.
- .............: Cửa biển dùng làm nơi ra vào của một nước.
- .................: Thú có chân biến thành bới chèo, răng nanh dài, sống ở Bắc cực và Nam cực.
- .................: Khoảng đất nhô lên ngoài mặt biển.
- ................:Việc kiểm soát và đánh thuế đối với hàng hoá nhập từ nước khác.
- ................: Sản phẩm động vật, thực vật khai thác ở biển.
Tiếng đầu của từ là “giáo”
................: Người dạy học ở bậc phổ thông
.................: Học sinh trường sư phạm.
Bài soạn của giáo viên để lên lớp giảng.
- .............: Đồ dùng dạy học để làm cho học sinh thấy một cách cụ thể.
- ....................: Viên chức ngành giáo dục.
Bài tập 3 : Tìm từ của các nghĩa sau:
a. Thái độ rất ngạc nhiên trước hiện tượng kì lạ và bất ngờ.( kinh ngạc).
b. Núi cao ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, cũng gọi là núi Ba Vì.(Tản Viên)
Tài giỏi khác thường đến mức không ngờ tới được.( lỗi lạc)
Đi một mình, vẻ vất vả, đáng thương.( lóc cóc)
Cùng đến, đến đông đủ.( tề tựu)
Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu, được mọi người làm theo.(Tập quán)
Các thế hệ cha ông, cụ kị,....đã qua đời. (Tổ tiên)
Hùng dũng, oai nghiêm. (Lẫm liệt)
Bài tập 4: Điền từ thân thiết- thân mến- thân mật- thân thiện cho đúng với nghĩa:
: có quan hệ tình cảm quý mến.
: Có những biểu hiện tình cảm chân thành gắn bó với nhau.
- : Tỏ ra tử tế và có thiện cảm với nhau.
: Có quan hệ tình cảm gần gũi, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Bài tập 5 :Thay các cụm từ gạch chân bằng các từ thích hợp.
A, Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã trở thành những tên đất thân thương và thiêng liêng của mỗi con người Việt Nam.
B, Buổi sáng vùng chân núi, sương thường tan chậm.
C, Bố em làm ở cơ quan trông nom việc khai thác và bảo vệ rừng.
D, Em bị mất quyển sổ ghi những sự việc và cảm tưởng hằng ngày.
C. DặN Dò
- Học lại lý thuyết.
Tiết 11:
Luyện đề "Sự tích Hồ Gươm"
A. Mục tiêu bài học:
- HS nắm được nội dung NT văn bản.
- Biết cách làm bài tập luyện tập cảm thụ.
B. Tiến trình tiết dạy
I. Lý thuyết
1. Kể tóm tắt.
2. Nêu ý nghĩa
3. Một số chi tiết tưởng tượng kì ảo.
II - Luyện tập
Câu 1:
* Khái niệm truyền thuyết.
* Các truyền thuyết đã học.
4 truyền thuyết đời vua Hùng
Con Rồng Truyền thuyết dựng nước
Bánh chưng Truyền thuyết nghề nông
Sơn Tinh Truyền thuyết trị thuỷ
Thánh Gióng Truyền th
File đính kèm:
- Giao an buoi 2 2008.doc