MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Hiểu rõ định nghĩa sơ lược về truyền thuyết;
- Củng cố kiến về các truyện truyền thuyết đã học;
- Nâng cao năng lực cảm thụ, thực hành đối với các văn bản truyện truyền thuyết.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 200
Bài 1
ôn tập về truyền thuyết
Mục tiêu cần đạt
- Hiểu rõ định nghĩa sơ lược về truyền thuyết;
- Củng cố kiến về các truyện truyền thuyết đã học;
- Nâng cao năng lực cảm thụ, thực hành đối với các văn bản truyện truyền thuyết.
Hoạt động dạy học
* Ôn tập lí thuyết:
1. Nêu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. Bằng dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ những đặc điểm cơ bản của truyền thuyết.
2. Kể tên các truyền thuyết đã học. Tóm tắt truyện và nêu nội dung, ý nghĩa, một số nét nghệ thuật tiêu biểu của mỗi truyện.
* Luyện tập
1. Chứng minh rằng, truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt cổ.
2. Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.
3. Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
4. Có ý kiến cho rằng: Khi kén rể, vua Hùng đã có ý chọn Sơn Tinh, nhưng không muốn làm mất lòng Thuỷ Tinh, nên mới nghĩ ra lời thách đố đồ sính lễ như trong truyện. ý kiến của em thế nào?
5. Tóm tắt các sự việc chính trong truyện Truyền thuyết Hồ Gươm. Theo em, hình ảnh gươm thầ trong truyện có ý nghĩa gì?
I – Nội dung
1.Định nghĩa truyền thuyết
a) Truyền thuyết là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ (có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử).
- Ví dụ, sự kết hợp giữa các bộ lạc Tây Âu và Lạc Việt và nguồn gốc chung của các cư dân bách Việt là có thật; sự sùng bái tổ tiên, một tín ngưỡng đặc sắc của dân tộc ta, là cốt lõi sự thật lịch sử của các truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Chú ý: cơ sở lịch sử, cốt lõi lịch sử chỉ là cái nền, cái “phông” cho tác phẩm.
b) Truyền thuyết thường có yếu tố “lí tưởng hoá” và yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
c) Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử (người kể và người nghe đều tin truyền thuyết như là có thật).
d) Truyền thuyết Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với thần thoại (lịch sử hoá thần thoại).
2. Các truyện truyền thuyết đã học
a) Con Rồng, cháu Tiên
b) Bánh chưng, bánh giầy
c) Thánh Gióng
d) Sự tích Hồ Gươm
II – Luyện tập
1. ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt: người Việt tin vào tính chất xác thực của những chi tiết tưởng tượng về sự tích tổ tiên và tự hào về nguồn gốc, dòng giống Tiên, Rồng rất đẹp, rất cao quý, linh thiêng của mình.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước: người Việt Nam, dù ở miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay vùng biển, trong nước hay ở nước ngoài, đều có chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ (đồng bào), vì vậy phải luôn thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau (lời dạy của cha Lạc Long Quân).
2. Gợi ý:
- Cảm nghĩ về cuộc đời, số phận và tính cách của nhân vật:
+ Trong các lang (con vua), chàng là người “thiệt thòi nhất”.
+ Tuy là lang, nhưng từ khi lớn lên chàng “ra ở riêng, chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai”: gần gũi với dân thường.
+ Chàng là người duy nhất có thể hiểu được ý thần (“Trong đất không có gì quý bằng hạt gạo”) và thực hiện được ý thần (“lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”).
- Cảm nghĩ về hình ảnh Lang Liêu gắn với nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy:
+ Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế (quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra).
3. Nêu cảm nhận của cá nhân:
- Hình ảnh có ý nghĩa về nội dung, hay về nghệ thuật;
- Lí do em thích hình ảnh đó.
4. Dựa theo các chi tiết sau để phát biểu ý kiến:
- Cả hai vị thần đều xứng đáng làm rể vua Hùng;
- Vua Hùng không biết nhận lời ai, từ chối ai;
- Yêu cầu về đồ sính lễ là như nhau;
- Đồ sính lễ là những sản vật từ núi rừng (có lợi cho Sơn Tinh).
5. Các sự việc chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm:
File đính kèm:
- Giao an t chon Ng vn 6.doc