I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/Kiến thức:
Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Phẩm chất cao đẹp của Thái y lệnh
Đặc điểm nghệ thuật của truyện trung đại: gắn với ký ghi chép sự việc
2/ Kỹ năng: Phân tích tp truyện trung đại. Đọc hiểu văn bản,kể lại đươc truyện.
3/ Thái độ: Học tập tấm gương sáng của một bậc lương y chân chính
II./CHUẨN BỊ:
- GV: Tìm hiểu tac giả. SGK-SGV-Giáo án
- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu gv.
III/NHỮNG NỘI DUNG CẦN LƯU Ý
1/ Nội dung:
2/ Phương pháp:
IV. TỔ CHỨC DẠY – HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài :
3/ Bài mới: Cho học sinh nghe bài hát “ Cô gái ngành y” dẫn nhập bài mới
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 16607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tên bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:06/12
Ngày thực hiện:
PM/T:VB T17.65
Tên bài:
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
{{{{{{{{{
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/Kiến thức:
Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Phẩm chất cao đẹp của Thái y lệnh
Đặc điểm nghệ thuật của truyện trung đại: gắn với ký ghi chép sự việc
2/ Kỹ năng: Phân tích tp truyện trung đại. Đọc hiểu văn bản,kể lại đươc truyện.
3/ Thái độ: Học tập tấm gương sáng của một bậc lương y chân chính
II./CHUẨN BỊ:
- GV: Tìm hiểu tac giả. SGK-SGV-Giáo án
- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu gv.
III/NHỮNG NỘI DUNG CẦN LƯU Ý
1/ Nội dung:
2/ Phương pháp:
IV. TỔ CHỨC DẠY – HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài :
3/ Bài mới: Cho học sinh nghe bài hát “ Cô gái ngành y” dẫn nhập bài mới
4/ Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động HS
Nội dung ghi
Hoạt động 1.HD Tìm hiểu phần GT
MT: Giúp học sinh có tâm thế tốt để tiếp cận TP
L: Giới thiệu đôi nét về Tác giả?
Mr( Phụ lụ1))
Chốt: Hồ Nguyên Trừng ( 1374-1446), con trưởng Hồ Quý Ly
Gt chân dung HNT
L: Gt về tác phẩm:
Gọi hs nhắc lại đặc điểm truyện trung đại
MR phụ lục 2
- Văn bản do Ưu Đàm-La Sơn soạn dịch, chú giải và Nguyễn Đăng Na giới thiệu
* Khi soạn dịch lại bất cứ một ngôn ngữ nào ít nhiều cũng có sự thay đổi về sắc thái diễn đạt, vì vậy việc xác định tác giả dịch thuật rất cần thiết-Vấn đề này các em sẽ được giải thích rõ hơn trong CT ngữ văn 7
Chốt ý chính cho hs ghi nhận
Hoạt động 2: HD tìm hiểu phần Đọc hiểu văn bản
MT: Giúp học sinh nắm pht biểu đạt chính, hiểu được ND-NT văn bản qua phân tích đặc trưng thể loại
VB viết theo pthức nào?
Hướng dẫn đọc
Muốn đọc có hiệu quả phải hiểu nghĩa từ, ngoài những từ khó đã chú giải còn từ nào các em không rõ nghĩa?
Nhắc lại nghĩa 3 từ: thái y lệnh, lương y, quý nhân à 3 từ quan trong, then chốt tạo nên sức bậc của câu chuyện
Đọc mẫu từ đầu … trọng vọng
Gọị hs đọc, theo dõi nắm nội dung
Cách kể vb này khác với truyền thuyết, cổ tích như thế nào?
Gọi tóm tắt vb
Xác định bố cục vb
Chốt lại bố cục
Chuyển ý:
Gọi học sinh đọc thầm đoạn 1. Cho biết tác giả đã giới thiệu về thái y lệnh như thế nào?
Gọi hs quan sát tranh, mô tả, liên tưởng minh họa chi tiết nào của vb.
Thái y lệnh được người đời trong vọng là do đâu.?
Vì sao ở phần này, tác giả lại giới thiệu về lai lịch, chức vụ, hành động y đức của nhân vật?
Chốt: Thông tin trên gắn đtrưng thể loại, vừa tạo chủ đề cho vb và phát triển ý phần tiếp theoà chuyển phân tích ý b
L: Đọc lại đoạn từ một hôm đến…
? Thái y lệnh rơi vào tình thế ntn?
Ông đã quyết định như thế nào? Tình thế của Thái y lệnh Phạm Bân làm em nhớ tới câu chuyện nào? Vì sao?
Chốt: Chữa cho người dân thường nhưng nguy kịch trước.
Thầy thuốc Tuệ Tĩnh và thái y lệnh đều hết lòng yêu thương người bệnh , không phân biệt sang hèn, ai nguy kịch thì chữa trước.
? Thử tưởng tượng nếu em là thầy thuốc, gặp hai người bệnh có hoàn cảnh tương tự như trên, em sẽ chữa cho người nào trước?
Đó chính là nét đẹp, tính nhân văn của dân tộc Việt Nam được giữ gìn và phát huy. Cám ơn hs có sự lc đúng.- Kq gd rèn luyệncủa nhà trường
Thế nhưng sự lựa chọn của thái y lệnh gặp phải những rào cản của thế lực phong kiến mà cụ thể là quan trung sứ.
Mời các em nghe lại lời nói đầy tức giận của Quan trung sứ sau khi Thái y lệnh đưa ra quyết định đi chữa cho người dân thường nguy kịch trước.
? Em hiểu như thế nào về lời nói của quan trung sứ? Vì sao Quan trung sứ lại đặt vấn đế ‘Phận làm tôi” đối với Thái y lệnh?
Mr PL 3: Pt phận làm tôi
Chốt: Lời quan trung sứ đã đặt thái y lệnh vào tình huống khó: giữa cứu người dân thường và phận làm tôi chọn việc nào trước? Giữa tính mạng của người dân thường và tính mạng của mình : chọn bên nào? Đây là tình huống gay cấn buộc TYL phải có sự lựa chọn đúng đắn.
L: Trước lời lẽ răn đe của Quan trung sứ, thái y lệnh có thay đổi thái độ hay không? Tìm chi tiết chứng minh?
? Trình bày ý kiến của em về cách lập luận của Thái y lệnh để đáp lại lời quan Trung sứ . Cho thấy ông có bản lĩnh như thế nào?
Chốt ý chính: Lời nói khắng định nhân cách của ông.:Quyền uy không thắng nổi y đức, tính mệnh của mình đặt dưới tính mệnh của dân. Thể hiện lập luận khéo léo trí tuệ.
- Đoc lại đoạn văn: ‘ Lát sau…mong mỏi”? Thái y lệnh đã bày tỏ điều gì với Trần Anh Vương? Thử tưởng tượng em là Thái y lệnh trình bày lại nội dung đó
? Từ tình huống thủ thách và việc chon lựa của Thái y lệnh, em có những suy nghĩ gì về Thái y lệnh, về thầy thuốc Phạm Bân?
Chốt ý chính về phẩm chất
Qua phân tích và quan sát lại bố cục vb, thử nêu ý kiến của em vì sao tác giả lại dành một lượng nội dung khá nhiều để kể lại phần thử thách và bộc lộ y đức của thái y lệnh?
Chốt: Tập trung cho việc kể về tình huống thử thách hết sức gay cấn mà qua đó phẩm chất thái y lệnh bộc lộ,
tác giả rất thành công trong cách làm nổi bật hình ảnh một người thầy thuốc được người đời trong vọng bởi tấm lòng nhân đức, bản lĩnh và trí tuệ.
Đây cũng là một bài học thực tế, giúp các em có nhận thức và biết chọn lựa sự việc sao cho phù hợp chủ đề trong bài làm văn của mình.
L: Gọi học sinh đọc đoạn cuối
? Sống chân tình, làm việc chân chính, thái y lệnh đã hưởng được hạnh phúc gì?
Vì sao ông lại có được hạnh phúc như vậy.?
Chốt ý: Chính lòng nhân ái, y đức và bản lĩnh của một lương y chân chính đã làm thay đổi suy nghĩ của Vua Trần Anh Tông và danh tiếng của Thái y lệnh mãi lưu truyền hậu thế
? Câu chuyện về bậc lương y nhà Trần gợi cho em những suy nghĩ gì?
Chốt ý, liên hệ thực tế. Ý nghĩa giáo huấn của văn bản cũng là một trong những đặc điểm của truyện trung đại
Chuyển ý
Hoạt động 3: HD Tổng kết
Mt: Xác nhận lại GT nội dung nghệ thuật
L: Nêu giá trị nội dung nghệ thuật vb
Chốt ý
Gọi đọc ghi nhớ
Chốt ý chính
Theo sách giáo khoa
Theo dõi
Ghi nhận tt
Xác định thông tin
Trả lời theo yc
Nghe
Xác định
Hs1 : Một ..chăng
Hs2: còn lại
Không kể theo tttg, kể theo lựa chon sv tiêu biểu à ý nghĩa câu chuyện- như kcđt
Nghe
Trình bày
Chọn , nêu
- Xác định chuyện thật-à đặc điểm truyện trung đại, và giới thiệu chủ đề văn bản
Chọn lưa giữa hai người bệnh
Trình bày
Nêu
Nghe, nhận định
Nghe
Đọc: “ Phận làm tôi… mình chăng”
Thảo luận nhóm 2p
“ Tôi có mắc tội…Tội tôi xin chịu”
Xác định bản lĩnh, thái độ.
Vì người bệnh, ông sẳn sàng chịu tội dù nguy hiểm đến tính mạng
Thảo luận nhóm 2p
TL: Làm rõ chủ đề văn bản, thấy được phẩm chất thái y lệnh
Đọc
Tìm chi tiết
Xác định
Nghe
Nêu ý kiến
I/ Giới thiệu
1/Tác giả:
Hồ Nguyên Trừng ( 1374-1446), con trưởng Hồ Quý Ly
2/ Tác phẩm:
- Truyện trung đại, viết bằng chữ Hán .- Trích “Nam ông mộng lục”-
I/ Đọc hiểu văn bản
1/ Đọc:
Phương thức chính : tự sự
2/ Bố cục: 3 phần
-Phần 1: Từ đầu… trọng vọng:
à Giới thiệu thái y lệnh Phạm Bân.
-Phần 2: Tiếp theo…mong mỏi
à Y đức của thái y lệnh
- Phần 3 : Còn lại
à Hạnh phúc chân chính của bậc lương y
3/ Phân tích
a/ Giới thiệu thái y lệnh :
-Lai lịch:
Cụ tổ bên ngoại của Trừng, họ Phạm, húy là Bân.
- Chức vụ:
Giữ chức thái y lệnh phụng sự Trần Anh Vương.
- Hành động y đức:
+ Mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, giúp kẻ tật bệnh cơ khổ
+Bệnh dầm dề máu mủ cũng không hề né tránh
+Giúp đỡ kẻ khốn cùng, cứu sống hơn ngàn người.
à Một lương y hết lòng vì người bệnh, được người đời trọng vọng.
b/Y đức của Thái y lệnh được thử thách và bộc lộ
-Tình huống: Có hai người bênh
- Lựa chọn:
+Chữa cho người dân thường nguy kịch trước:
.Trái với phận làm tôi
.Tính mạng ông bị đe dọa
àTình huống gay cấn
+ “ Tội tôi xin chịu”
à Cứng cỏi không sợ quyền uy, trí tuệ
ð Phẩm chất:
Giỏi chuyên môn, nhân đức, thương yêu người bệnh, không phân biệt sang hèn, không sợ quyền uy.
c/ Hạnh phúc chân chính của bậc lương y
-Sự thành đạt, vinh hiển của con cháu Phạm Bân
-Sự ca ngợi của người đời.
à Thắng lợi của y đức, của bản lĩnh trong đó có lòng nhân ái và trí tuệ
III/ Tổng kết
1/ Nghệ thuật:
- Mang tính chất giáo huấn
- Cách viết gần với sử.
- Sáng tạo các sự việc,tình huống gay cấn
- Xây dựng đối thoại sắc sảo, làm sáng lên chủ đề.
2/ Nội dung
- Ca ngợi Thái y lệnh không những có tài chữa bệnh mà còn có tấm lòng nhân đức
- Giáo dục lương tâm nghề nghiệp, lòng nhân ái, bản lĩnh, trí tuệ
IV/ Luyện tập
BT2 trang 165
- Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng:
Dường như chỉ có tấm lòng là đủ
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:
Vừa có tấm lòng, vừa có tài năng nghề nghiệp
à Chọn “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”
5/Củng cố:
.
- “ Cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”
( Hồ Chí Minh, Thư gủi Hội nghị cán bộ y tế, tháng 2-1955)
- GT các hình ảnh về ngành y hôm nay
V/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Tiết 66 : Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
- Nhớ giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản
- Rèn kỹ năng, phân tích, diễn đạt các sự việc trong văn bản.
- Thực hiện câu 4 Đọc hiểu văn bản và bài tập 1 phần luyện tập
- Liên hệ bản thân từ câu chuyện
Tiết 67-68: Ôn tập Tiếng Việt
- Nhớ các kiến thức- khái niệm :
+ Cấu tạo từ, nghĩa của từ
+ Phân loại từ theo nguồn gốc
+ Lỗi dùng từ
+Từ loại và cụm từ
- Xem lại các bài tập đã thực hiện theo nội dung trên
VI/ NHẬN XÉT
Rút kinh nghiệm:
Hồ Nguyên Trừng, tự là Mạnh Nguyên , hiệu Nam Ông ( ông già nước Nam)
là người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa) .
Ông là con trai cả của vua Hồ Quý Ly, và là anh của vua Hồ Hán Thương.
Ngày 12 tháng 5 năm Đinh Hợi (tức 17 tháng 6 năm 1407),
cả ba cha con ông và người cháu là Hồ Nhuế (con Hồ Hán Thương)
đều bị quân nhà Minh bắt tại Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), rồi bị áp giải về Kim Lăng
(Nam Kinh, Trung Quốc)..
Biết ông có tài , vua nhà Minh cho ân xá, nhưng buộc phải đổi họ khác
.Vì vậy ở sách Nam Ông mộng lục, tác giả đề tên là Lê Trừng
Do ông chế tạo được súng thần công nên lại được làm quan ở bộ Công,
thăng đến chức Tả thị lang .Theo Minh sử,
thì Hồ Nguyên Trừng được thăng chức Công bộ Thượng thư (1445) được một năm thì mất, thọ 73 tuổi..
Hiện mộ phần ông ở tại thôn Nam An Hà, thuộc thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày nay .
“NAM ÔNG MỘNG LỤC”: ( Chữ hán 南翁夢錄, Chép lại những giấc mộng của Nam ông)
Tập hồi kí chữ Hán đầu tiên và là tác phẩm đầu tiên
mở đường cho khuynh hướng viết về người thực việc thực
trong văn xuôi tự sự của Việt Nam
do Hồ Nguyên Trừng soạn trong thời gian
bị bắt đưa sang Trung Quốc (thế kỉ 15).
Sách ghi chép về các sử thoại và một số chuyện
về những nhân vật nước Nam thời Lý - Trần,
như nhà nho, thầy thuốc, đạo sĩ, nhà thơ, thầy tu,
tướng sĩ, các vua đời Trần, hoặc bà con thân thích với tác giả.
Đối với tác giả, đó là những sự kiện và
những con người tiêu biểu của nước Nam.
Sách được in năm 1442 ở Trung Quốc
Chế độ phong kiến là một chế độ quân chủ chuyên chế đứng đầu là vua người nắm giữ mọi quyền hành, đặc trưng của nó là : thâu tóm mọi quyền lực của đất nước, luôn kìm hãm sự phát triển trong mọi tư tưởng tiến bộ của nhân dân, luôn đặt mọi quyền lợi của mình lên cao, xã hội thường phân chia ra nhiều giai cấp thống trị khác nhau, là nơi không có sự công bằng về công lí...
Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến. Các quan niệm về quan hệ phục tùng giữa vua – tôi, chồng - vợ, cha – con là kỉ cương của xã hội, là đạo đức phong kiến. Sau này học thuyết của Nho giáo trở nên bảo thủ, ràng buộc tư tưởng tình cảm con người vào những khuôn khổ lỗi thời và kìm hãm sự phát triển xã hội.
File đính kèm:
- Thay thuoc gioi cot nhat o tam long.doc