Giáo án Ngữ văn 6 - THCS Đông Ngữ, Tiên Yên

I. MUC TIÊU

Giúp học sinh:

· Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thự tại tù túng, tầm thường giả dối, được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở Vườn Bách thú.

· Thấy đượcgiá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc70 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - THCS Đông Ngữ, Tiên Yên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 NHỚ RỪNG Ngày soạn: Tiết 73 THẾ LỮ Ngày dạy: I. MUC TIÊU Giúp học sinh: Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thự tại tù túng, tầm thường giả dối, được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở Vườn Bách thú. Thấy đượcgiá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ. II. CHUẨN BỊ: III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ : -Kiểm tra việc soạn bài của học sinh Giới thiệu bài mới : HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG Gọi hs nêu vài nét về tác giả Hoạt đông 1: Đọc và tìm hiểu văn bản Gv đọc mẫu và hướng dẫn học sinh đọc ? BaØi thơ đó có bố cục như thế nào? Ý chính của từng phần? (5 đoạn)nhưng có 3 ý lớn và chúng ta phân tích theo 3 ý +Tình cảm con hổ trong vườn bách thú. (đoạn 1+4) +Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó (đoạn 2+3) +Lời nhắn gửi của con hổ (phần còn lại) Gọi hs đọc đoạn thơ đầu ? Dưới tên tác phẩm, nhà thơ ghi chú “Lời con hổ ở vườn Bách thú”. Đọc xong bài thơ, em hiểu con hổ nói điều gì vvề tâm trạng của nó? ? Hai câu thơ này nói lên điều gì về hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ? ? Tâm trạng của con hổ trong hai câu thơ này là gì? ? Em có nhận xét gì về từ “khối” khi tác giả viết “khối căm hờn”? ?Trong tâm trạng ấy, con hổ có thái độ như thế nào với những vật khác? Tìm những chi tiết trong bài thể hiện thái độ đó? ?Vì sao hổ đau xót khi phải chịu ngang bầy cùng “ bọn gấu dở hơi” và “ cặp báo vô tư lự”? ?Nhận xét về tâm trạng của con hổ trong đoạn thơ đầu? ?Như vậy dưới con mắt của hổ, chốn giam cầm nó hay nói khác đi là cảnh vườn Bách thú được hiện ra như thế nào? ?Tâm trạng của hổ trước cảnh ấy ra sao? ?Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp và giọng điệu của đoạn 4? ? Tác dụng của việc ngắt nhịp và thay đổi giọng điệu ấy? I. GIỚI THIỆU 1. Tác giả (sgk) - Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ(1907-1989). - Là một trong những người tiên phong của phong trào thơ mới 2. TaÙc phẩm: Mượn lời con hổ ở vườn bách thú. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: - Thể thơ 8 chữ theo kiểu hát nói truyền thống, một thể thơ tự do. III. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Tình cảnh của con hổ trong vườn Bách thú _Gặm một khối căm hờn _. . . nằm dài trông ngày tháng dần qua. _Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ…giễu oai linh. _… bọn gấu dở hơi _… cặp báo… vô tư lự. àTâm trạng căm hờn uất hận và nỗi ngao ngán trong cảnh tù hãm. _ Ghét …cảnh…không đời nào thay đổi, _ …. . sửa sang,tầm thường giả dối. _ Dải nước…giả suối……bắt chước vẻ hoang vu. àTâm trạng chán ghét cảnh sống hiện tại èTâm trạng uất hận, căm hờn, nỗi chán ghét cao độ. IV- TỔNG KẾT: Nghệ thuật Nội dung Củng cố : Đọc lại bài thơ Dặn dò : Học thuộc lòng bài thơ Tuần 19 NHỚ RỪNG Ngày soạn: Tiết 74 THẾ LỮ Ngày dạy: I. MUC TIÊU Giúp học sinh: Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thự tại tù túng, tầm thường giả dối, được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở Vườn Bách Thú. Thấy đượcgiá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ. II. CHUẨN BỊ: III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ : -Kiểm tra việc soạn bài của học sinh Giới thiệu bài mới : HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG *Gọi HS đọc đoạn 2 và 3. ?Trong nỗi nhớ của con hổ, cảnh núi rừng được miêu tả như thế nào? ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong đoạn thơ trên? ?Việc dùng từ ngữ như thế đã tạo hiệu quả nghệ thuật gì trong việc miêu tả chốn rừng núi? ?Trong nền cảnh ấy, chúa sơn lâm đã xuất hiện như thế nào? ?Em có nhận xét gì về hình ảnh chúa sơn lâm và sức mạnh của nó giữa đại ngàn? *Gọi HS đọc khổ thơ 3. ?Con hổ nhớ lại những kỉ niệm gì? Vào thời khắc nào? ?Em có nhận xét gì về cảnh vật trong thời điểm khác nhau đó? (Đó là thời hoàng kim tươi sáng thơ mộng của con hổ) ?Khổ thơ này về nhịp điệu có gì đặc biệt? Các câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng con hổ như thế nào? ?Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng của con hổ, ta thấy tâm sự của con hổ ở vườn Bách thú như thế nào? (Tâm trạng bất hòa sâu sắc với thực tại và niềm khát khao tự do mãnh liệt). Câu hỏi thảo luận ? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự của người Việt Nam đương thời? Đó là tâm trạng của nhân vật lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng chung của người Việt Nam mất nước khi đó. Có thể nói, bài thơ đã chạm tới huyệt thần kinh nhạy cảm nhất của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ, bị “nhục nhằn tù hãm”, cũng “gặm một nỗi căm hờn trong cũi sắt” và tiếc thương khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công vẻ vang của dân tộc. Chính vì thế mà bài thơ được công chúng bấy giờ say sưa đón nhận. Họ cảm thấy lời con hổ trong bài thơ chính là tiếng lòng sâu kín của họ. Bài thơ kết thúc bằng lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới rừng thiêng. ? Lời nhắn gửi ấy có nội dung gì? Ý nghĩa của nó đối với tâm trạng của con người Việt Nam thuở ấy? Ý nghĩa: Đó là nỗi căm ghét u uất cảnh đời nô lệ của người dân Việt Nam nhưng vẫn thuỷ chung, son sắt với giống nòi, non nước. Hoạt động 4: Tổng kết nội dung và nghệ thuật + Bài thơ nói về con hổ nhưng cũng là nói đến con người nhắc người ta nhớ đến thuở oanh liệt, chán ghét cảnh tù túng nô lệ. Nét tích cực ở bài thơ là : Tuy hình ảnh con hổ không có khí thế sổ lồng tung cánh, hay ý chí mãnh liệt muốn đạp tan phòng mà ra như hình ảnh người tù cách mạng nhưng nó không chịu đầu hàng, luôn nung nấu căm hờn, luơn nhớ về quá khứ, về quá khứ. Đó là nét tích cực khơi gợi trong lòng người đọc. 2. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hoang dã. _. . . . . bóng cả,cây già. _ . . tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi. _. . . thét khúc trường ca dữ dội. _. . . bước chân dõng dạc đường hoàng. _Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, _Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc. èVẻ đẹp mãnh liệt oai hùng của chúa rừng giữa thiên nhiên hoang dã. Còn đâu? _. . . những đêm vàng……uống ánh trăng tan _. . . những ngày mưa…ngắm giang sơn 3. Lời nhắn gửi. Nỗi lòng quặn đau, ngao ngán, căm hờn, u uất vì đang bị cầm tù nhưng vẫn mãi thuỷ chung với non nước cũ. IV-Tổng kết: Ghi nhớ Củng cố : Nhắc lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ Tuần 19 CÂU NGHI VẤN Ngày soạn: Tiết 75 Ngày dạy: I. Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác. - Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn : dùng để hỏi II. Chuẩn bị: III. Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định. 2. Bài cũ:không 3. Bài mới: Khởi động: ? Câu chia theo mục đích nói gồm mấy kiểu câu G: Câu nghi vấn là một trong những kiểu câu chia theo mục đích nói à chuyển ý vào bài mới HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG Hoạt động 1:Gọi HS đọc VD trong sgk. ?Trong đoạn đối thoại sau đây câu nào là câu nghi vấn? ?Những dấu hiệu hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? ?Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng làm gì? ?Tóm lại, đặc điểm và công dụng của câu nghi vấn là gì? *Gọi HS đọc phần ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tập G : Tổ chức nhóm lớp thực hiện. - Nhóm 1 : bài 1, 2 - Nhóm 2 : bài 3. - Nhóm 3 : bài 4. - Nhóm 4: bài 5, 6. Bài 1 : Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó. Dấu chấm hỏi và những từ gạch chân là dấu hiệu của câu nghi vấn. Bài 2 : Căn cứ để xác định câu nghi vấn : có từ hay, không thể thay thế bằng từ hoặc được. Nếu thay từ hay trong câu nghi vấn bằng từ hoặc thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn. Bài 3 : Không, vì đó không phải là những câu nghi vấn. Câu ( a ) và ( b ) có các từ nghi vấn như có … không, tại sao, nhưng những kết cấu chứa những từ . I. TÌM HIỂU BÀI: VD: _ Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? _ Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá? àHình thức nhận biết: không, thế làm sao, hay là . . . . . ? àMục đích: dùng để hỏi II. BÀI HỌC èGHI NHỚ :( sgk) III. Luyện tập: 1. Xác định câu nghi vấn: a. Chị khất tiền sưu đến chiều nay phải không? b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? c. Văn là gì?. . . Chương là gì? d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả? Đ. Thầy cháu có nhà không? Mất bao giờ? Sao mà mất? 2. a, b có từ “ hay”à câu nghi vấn, không thể thay thế bằng từ khác được. 3. Không. Vì đó không là những câu nghi vấn. 4. Khác biệt về hình thức: bao giờ đứng đầu và cuối câu. Ý nghĩa: a hiện thực; b phi hiện thực. 4. Củng cố -Câu nghi vấn chủ yếu dùng để làm gì? Nhưng trên thực tế cũng có hình thức câu nghi vấn nhưng mục đích là cầu khiến hay cảm thán. Vì vậy để xác định câu nghi vấn, chúng ta cần xác định hình thức và mục đích của nó. 5. Dặn dò : Học bài, chuẩn bị bài : Viết đoạn văn thuyết minh. Tuần 19 VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Ngày soạn: Tiết 76 Ngày dạy: I. Mục tiêu: Giúp HS biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lý. II. Chuẩn bị: bảng phụ III. Tiến trình dạy và học : 1. Ổn định. 2. Bài cũ. : H: Nhắc lại: khái niệm, phương pháp thuyết minh . 3. Bài mới . * Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm và phương pháp thuyết minh. Hôm nay chúng ta cùng luyện tập “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh”để có dịp phát hiện chỗ sai, sửa lại cho đúng. HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG Hoạt động 1:Tìm hiểu cách sắp xếp trong đoạn văn thuyết minh. H đọc đoạn văn (a). G:Đặt vấn đề ? đoạn văn có mấy câu, nội dung của đoạn ? xác định câu chủ đề ? H: Thảo luận trả lời : - Câu 1 là câu chủ đề. - Các câu còn lại nêu ý cụ thể. H: Đọc đoạn (b). G: Đặt vấn đề : ? Xác định từ chủ đề. H: Thảo luận trả lời : từ chủ đề là Phạm Văn Đồng các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liêt kê các hoạt động đã làm. Hoạt động 2 : Nhận xét và sửa lại đoạn văn thuyết minh bút bi. H: Đọc đoạn văn viết về cây bút bi. H: Xác định nội dung từng câu, nội dung từng đoạn . G: Đặt vấn đề : Nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu thế nào ? Đoạn văn trên nên tách đoạn và mỗi đoạn viết lại thế nào ? G:Yêu cầu H làm bố cục ra giấy, giáo viên kiểm tra và cho H sửa lại đoạn văn trên. H:Nhóm lớp thảo luận sửa lại cho hợp lý đoạn văn. G:Định hướng. - Phần văn bản (a) có thể thành hai đoạn văn. + Đoạn 1: Phần vỏ bút bi. + Đoạn 2: Phần ruột bút bi. Hoạt động 3:Nhận xét và sửa lại đoạn văn viết về đèn bàn. G:Yêu cầu H chỉ rõ những chỗ không hợp lý. H: Nêu cách sửa và viết lại. G: - Nên giới thiệu đèn bàn bằng phương pháp nào ? Từ đó nên cách ra làm mấy đoạn ? H:Thảo luận trả lời : - (Mỗi đoạn nên viết như thế nào) - Đoạn 1: Phần đèn . - Đoạn 2: Phân chao đèn . - Đoạn 3: Phần đế đèn. G: Đặt vấn đề: Mỗi đoạn nên viết như thế nào ? Cho H lập dàn bài vào vở bài tập rồi G kiểm tra xem học sinh có làm không, sau đó hướng dẫn cách sửa và viết lại. H: Đọc phần ghi nhớ . Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. H: Chọ một hay hai bài để làm . - Bài 1:Viết đoạn mở bài và kết bài . - Bài 2: Có thể nào mô phỏng đoạn văn viết về Phạm Văn Đồng để viết tiếp về chủ tịch HCM . Bài tập 1: Đối tượng trung bình, yếu Bài tập 2: HS khá giỏi viết 5 phút Bài tập 3 :về nhà I. Bài tập: 1/ Nhận dạng đoạn văn: Ví dụ a: Câu 1 câu chủ đề. Câu 2-5 nêu lí giải cụ thể về việc thiếu nước. Ví dụ b: Đối tượng nh/v Phạm Văn Đồng. 2/ Sửa lại các đoạn văn, thuyết minh chưa chuẩn : a. - Vỏ bút ống nhựa, nắp đậy, lò so. - Ruột bút: Ống nhựa, đầu bi. àViết thành hai đoạn văn b. - Phần đèn. - Chao đèn. - Đế đèn : àViết thành 3 đoạn II. Bài học : à Khi viết đoạn văn thuyết minh, cần xác định ý lớn . Hình thành câu chủ đề, từ chủ đề. Sắp xếp các ý theo thứ tự III. Luyện tập 4. Củng cố : - Đọc bài viết hay của HS. 5. Dặn dò : - Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài :Thuyết minh về một phương pháp. Tuần 20 QUÊ HƯƠNG Ngày soạn: Tiết 77 ( Tế Hanh ) Ngày dạy: I. Mục tiêu: Giúp hs : Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. II. Chuẩn bị: III. Tiến trình dạy và học 1. Ổn định: 2. Bài cũ : - Đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn 1, 4, 5 bài thơ “Nhớ rừng”, phân tích tư thế tâm trạng của con hổ bị nhốt trong vườn bách thú. - Đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn 2 phân tích vẻ đẹp tạo hình của hai câu thơ : “ ta bước lên … sóng cuộn nhịp nhàng”. Đọc 1 - 4 bài “ Nhớ rừng của Thế Lữ” - Phân tích tâm trạng của con hổ. Đọc khổ 2 - 3 phân tích hình ảnh con hổ ở rừng già. 3. Bài mới : Giới thiệu bài: - Nhà thơ Giang Nam khi viết về quê hương ông gắn liền với tình cảm của mình với những kỷ niệm. “ Tuổi thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ Ai bảo chăn trâu là khổ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao” - Nhà thơ Đỗ Trung Quân, quê hương với những vật bình thường. “Quê hương là chùm khế ngọt … Quê hương là con diều biếc… Quê hương là cầu tre nhỏ - Tế Hanh tình yêu quê hương của ông là cái làng chài đầy ắp cuộc sống sôi nổi, trẻ trung … HOẠT ĐỘNG. NỘI DUNG Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm. H : Đọc chú thích ( A ). Giáo viên lưu ý vài nét về tác giả. Liên hệ với bài “ Nhớ con sông quê hương” của tác giả. Cái làng chài ven sông luôn luôn trở đi trở lại trong bài thơ ông ( quê hương, lời con đường, một làng thương nhớ ) sau này, thơ Tế Hanh mở rộng về đề tài, nhưng được biết nhiều nhất vẫn là những bài viết về quê hương miền biển. Trong thời kỳ ( 1954 – 1975 ) ông viết nhiều về quê hương miền Nam ( cho H xem chân dung ) - Bài thơ “ Quê hương” viết 1939, khi nhà thơ tròn 18 tuổi đang học trung học tại Huế. Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu Đọc hiểu văn bản. H : Đọc qua 4 chú thích sgk. H : Đọc 1 lần bài thơ sau đó phân chia bố cục. - Hai câu đầu : Giới thiệu chung về “ làng tôi”. - 6 câu kế : Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá. - 8 câu tiếp theo : là cảnh thuyền cá trở vào bến. - 4 câu cuối : Nỗi nhớ làng của tác giả. Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. H : Đọc 2 câu đầu. G : Đặt vấn đề : Nhà thơ giới thiệu chung về làng quê của mình như thế nào ? G : Hướng dẫn H phân tích những từ ngữ : - “ Làng tôi” vang lên âm điệu thân mật, yêu thương, tự hào. Cách giới thiệu tự nhiên mộc mạc nêu rõ : nghề nghiệp truyền thống của làng : làng đánh cá, vị trí của làng : “ sống chung với nước . ” H : Đọc 6 câu : G : Nêu câu hỏi : ? Cảnh làng chài ra khơi đánh cá được miêu tả ra sao ? H : - Trả lời : Hình ảnh con thuyền cùng trai tráng của làng ra khơi được miêu tả trong buổi sớm mai hồng, gió nhẹ, trời trong. G : Nêu câu hỏi : Trong khổ thơ có những hình ảnh nào đáng chú ý. H : Trả lời : Hai hình ảnh đáng chú ý là con thuyền và cánh buồm. G : Hướng dẫn H phân tích phép so sánh : so sánh con thuyền với con tuấn mã, cùng với tính từ “ hăng” động từ : phăng, vượt đã diễn tả thật ấn tượng cảnh thiên nhiên tươi sáng vừa tả bức tranh lao động đầy hứng khởi. G : ? So sánh Cánh buồm giương to như một mảnh hồn làng hay và ấn tượng như thế nào? H : Thảo luận trả lời : cánh buồm to biểu tượng cho hình bóng và sức sống quê hương. Nó tượng trưng cho sức mạnh, lao động sáng tạo ước mơ về ấm no hạnh phúc của quê nhà. Nó còn tiêu biểu cho chí khí và khát vọng chinh phục biển của trai tráng. - Cánh buồm được nhân hóa 3 chữ “ rướn thân trắng” gợi tả một cuộc đời qua nhiều mưa nắng. H : Đọc 8 câu tiếp theo. G : ? Không khí bến cá. Khi thuyền đánh cá từ biển trở về được tái hiện như thế nào ? H : - Được miêu tả trong không khí ồn ào, tấp nập, đông vui, niềm vui tràn ngập lòng người. G : Giảng : câu thứ 3 của đoạn được đặt trong dấu ngoặc kép tác giả miêu trích nguyên văn lời cảm tạ trời yên biển lặng cho dân chài trở về an toàn cho chuyến ra khơi đầy thắng lợi. G : ? Người dân chài và con thuyền ở đây được miêu tả như thế nào ? câu thơ “ cả thân hình nồng thở vị xa xăm” có điều gì vô lý. H : - Hình ảnh người dân chài khoẻ mạnh, can trường được tôi luyện trong sóng gió đại dương. Hai chữ “ nồng thở” rất thân tình làm nổi bật nhịp sống lao động hăng say, dũng cảm của những dân chài mang tình yêu biển. Hình tượng thơ mang vẻ đẹp lãng mạn. - Con thuyền nằm yên trên bến giống như hình ảnh con người đang mệt mỏi say sưa hài lòng sau những ngày lao động miệt mài trên biển . Con thuyền được nhân hóa thành nhân vật có hồn - một tâm hồn tinh tế. G : Liên tưởng câu thơ của Nguyễn Trãi . “ Con thuyền trên bến suốt ngày ngơi” G : So sánh hình ảnh “ con thuyền” trong Nguyễn Trãi có sự u hoài chờ đợi nơi con thuyền có niềm vui trong thơ Tế Hanh. H : Đọc lại 4 câu thơ cuối . G : ? Nhớ làng, người thanh niên Tế Hanh nhớ những gì ? Tại sao tác giả nhớ nhất cái mùi nồng mặn của quê mình. H : Thảo luận trả lời : - Điệp từ “ nhớ” : diễn tả cái nhớ thiết tha sâu lắng. - Tưởng nhớ quê hương là nhớ màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu vôi của buồm. Chữ “ thoáng” vừa gợi tả hình ảnh con thuyền ra khơi mà dừng cuối chân trời, dòng sông, vừa thể hiện niềm “ tưởng nhớ trong hoài niệm”. - Nhớ cái mùi nồng mặn là mùi vị nồng nàn đặc trưng của quê hương à tấm lòng vô cùng yêu quý quê hương của mình nói có cách diễn đạt hay như vậy. Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập. G : Yêu cầu H đọc phần ghi nhớ sgk. H : Viết đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình về quê hương. I. GIỚI THIỆU 1. Tác giả : Tế Hanh sinh 1921, quê Quảng Ngãi. Thơ của ông mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. 2. Tác phẩm : - Bài “ Quê hương” viết năm 1939 rút ra trong tập “nghẹn ngào”, sau in lại trong “hoa niên”. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Thể loại: 2. Bố cục : Chia làm bốn đoạn. III. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Các dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá. - Bằng cách nói trực tiếp tác giả đã giới thiệu cụ thể vị trí và nghề nghiệp của làng quê bé nhỏ giữa bốn bề sông nước. - Hình ảnh so sánh, động tác mạnh mẽ thể hiện một niềm tin lớn của người làng chài. “ Chiếc thuyền … Trường Giang” - So sánh vật độc đáo cánh buồm như mang nặng tâm hồn phóng khoáng dáng dấp hiên ngang đầy sinh khí của người dân làng chài. à Chỉ vài nét phát họa hình ảnh quê hương hiện lên thật bình dị, ngọt ngào, chứa đựng niềm tin và sức sống mãnh liệt. Cảnh đoàn thuyền về bến. - Đoàn thuyền về bến trong không khí hết sức rộn ràng vui tươi thỏa mãn. - Hình ảnh người dân làng chài với “làn da đen rám nắng”. Cần mẫn chịu đựng thử thách với mưa nắng. Mùi “nồng mặn” cảm nhận tinh tế tô điểm sự gần gũi, thân thương. à Cuộc sống vui tươi, ấm no hạnh phúc. 3. Nỗi nhớ quê của tác giả : - Hình ảnh quen thuộc : cá bạc, thuyền, buồm vôi gắn liền với điệp từ “ nhớ”. Gợi tả cảm xúc thương nhớ đằm thắm mênh mang. IV. Tổng kết : Ghi nhớ sgk. V. Luyện tập. 4. Củng cố : Đọc thêm bài “ Nhớ con sông quê hương” (Tế Hanh ). 5. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị bài “ Khi con tu hú”- Tố Hữu Tuần 20 KHI CON TU HÚ Ngày soạn: Tiết 78 ( Tố Hữu ). Ngày dạy: I. Mục tiêu: Giúp hs cảm nhận được lòng yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, và thể thơ lục bát bình dị tha thiết. II. Chuẩn bị: tranh III. Tiến trình dạy và học 1. Ổn định. 2. Bài cũ. - Đọc thuộc lòng 8 câu thơ đầu phân tích hai câu thơ : “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thu góp gió” - Đọc thuộc lòng 12 câu thơ sau phân tích hai câu “ Dân chài lưới làn da đen rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Tu hú đẻ nhờ, tu hú là chú bồ các … tu hú báo hiệu mùa hè mùa vải chín đã tới, tu hú còn gợi sự nhớ nhung trong thơ của Bằng Việt “ Tu hú ơi sao không ở cùng bà Kêu chi hoài trên cánh đồng xa”. Còn tiếng tu hú trong bài thơ “ Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu ngoài việc báo tin mùa hè, còn tác động như thế nào đến tâm trạng của người tù trẻ tuổi à dẫn vào tiết học. HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm H : Đọc phần chú thích (* ) sgk, rút ra những nét chính về tác giả, tác phẩm. G : cung Cấp thêm : - Cho hs xem chân dung Tố Hữu. - Tình yêu Đảng và sự cống hiến bản thân : “Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ phần để em yêu” …Là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ. ” Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản: H : Xem sgk. G : Cung cấpthêm : bầy ( đàn ) lúa chiêm ( lúa cấy vào tháng 11 - 12 gặt vào tháng 4 - 5 ). H : Bố cục : 6 câu đầu : Tiếng chim tu hú thức dậy mùa hè rực rỡ trong lòng nhà thơ. 4 câu cuối : Tiếng chim tu hú bừng lên khát vọng tự do cháy bỏng trong lòng người tù. G : Giúp hs tìm hiểu nhanh tiêu đề “ Khi con tu hú” nhan đề chỉ là vế đầu của các vế chính làm thành câu thơ bài thơ (là thành phần trạng ngữ ) Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết: H : Đọc 6 câu đầu G : Nêu câu hỏi : Tiếng chim tu hú đã thức dậy cái gì trong tâm hồn của người chiến sĩ trẻ lần đầu tiên nếm mùi tù ngục của thực dân Đế quốc ? H : Trả lời : Tiếng chim tu hú gợi lên khung cảnh mùa hè. H : Phát hiện hình ảnh, màu sắc, hoạt động …và phân tích giá trị biểu cảm, miêu tả làm bật khung cảnh mùa hè. - Âm thanh tiếng ve ran, tiếng sáo ( diều ). - Hình ảnh cánh đồng lúa, cánh diều, nắng đào. - Màu sắc : gam màu vàng ( bắp vàng, nắng vàng) - Từ ngữ chỉ sự vận động; chỉ thời gian hiện tại : ngọt / dần, đang / chín, dậy, ngàn, rây vàng hạt, lộn nhào. =>Bức tranh mùa hè sống động, đầy màu s

File đính kèm:

  • docgiao an van 8 nguyenkhanh dongngu tienyen.doc