Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 102 - Bài 24 Văn bản: Lượm - Tố Hữu

I. Mục tiêu

* Mức độ cần đạt

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm.

- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ

- Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm

* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

1. Kiến thức

- Vẻ đẹp hồn nhiên vui tươi trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của Lượm.

- Tình cảm yêu mến trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm

- Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó.

- Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm bài thơ

- Đọc - hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm

- Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ.

- Có thái độ trân trọng, cảm phục tấm gương thiếu niên dũng cảm.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

III. Chuẩn bị

- GV: Tranh Lượm

IV. Phương pháp

Dạy học hợp tác, đàm thoại, giảng bình, đọc sáng tạo

V. Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra (5’)

H: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Nêu cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ

ĐH: HS tự bộc lộ

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13840 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 102 - Bài 24 Văn bản: Lượm - Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:2. 3. 2013 Tiết 102- Bài 24 NG: 6A: 5. 3 Văn bản: LƯỢM 6B: 7. 3 - Tố Hữu - I. Mục tiêu * Mức độ cần đạt - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm. - Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ - Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức - Vẻ đẹp hồn nhiên vui tươi trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của Lượm. - Tình cảm yêu mến trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó. - Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc. 2. Kĩ năng - Đọc diễn cảm bài thơ - Đọc - hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm - Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ. - Có thái độ trân trọng, cảm phục tấm gương thiếu niên dũng cảm. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài III. Chuẩn bị - GV: Tranh Lượm IV. Phương pháp Dạy học hợp tác, đàm thoại, giảng bình, đọc sáng tạo V. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra (5’) H: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Nêu cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ ĐH: HS tự bộc lộ 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của GV - HS TG Nội dung HĐ 1: Khởi động H: Kể tên một vài tấm gương thiếu niên anh dũng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta? GV: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng. Trang sử vẻ vang của dân tộc ta thấm đẫm máu đào của các anh hùng liệt sĩ đã vì nước quên thân, vì dân phục vụ để bảo vệ nền độc lập tự do cho nước nhà. Trong đó, có một phần đóng góp không nhỏ của các thiếu niên dũng cảm: Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám… Mặc dù tuổi nhỏ nhưng chí của các em không nhỏ, tiếp bước cha anh, những người chiến sĩ ấy đã hăng hái tham gia cách mạng, nhiều thiếu niên đã hi sinh anh dũng. Lượm là một trong những thiếu niên như thế... HĐ 2: Hướng dẫn đọc và thảo luận chú thích * Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm bài thơ, nêu được những nét chính về tác giả, tác phẩm và giải thích được một số chú thích quan trọng. GV hướng dẫn cách đọc: + Từ đầu -> cháu đi xa dần: nhịp điệu nhanh, giọng vui tươi nhấn mạnh vào các từ láy tượng hình. Câu cuối “Cháu đi xa dần” đọc chậm, thấp giọng xuống. + Khổ 7, 8, 9, 10 : thể hiện sự hồi tưởng. + Các câu: Ra thế - Lượm ơi! ; Lượm ơi, còn không? và Thôi rồi, Lượm ơi! Đọc chậm, nghỉ lâu hơn giữa các dòng thơ, ngắt nhịp 2/2 giọng trầm thể hiện sự đau xót khi nghe tin Lượm hi sinh + 2 khổ cuối đọc giọng nhanh, tươi vui tái hiện hình ảnh Lượm GV đọc đoạn đầu, hai HS đọc tiếp H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả? GV bổ sung: + Tố Hữu (1920 – 9/12/ 2002). Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, mẹ của Tố Hữu thuộc rất nhiều thơ ca dân gian. Kế thừa và chịu ảnh hưởng truyền thống của gia đình nên từ 6, 7 tuổi ông đã làm thơ + Thơ Tố Hữu có sức truyền cảm mạnh mẽ, giàu tính dân tộc, dễ thuộc, dễ nhớ (Chủ yếu là thơ lục bát) + Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam. ở Tố Hữu sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp Cách mạng + Một số tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy, Gió lộng, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? (Ngày 20. 12. 1946 ta và Pháp đánh nhau ở Huế, đến tháng 2. 1947 mặt trận Huế tan vỡ, quân ta chuyển lên chiến khu, đánh du kích. Lúc đó nhà thơ Tố Hữu vừa ở Hà Nội vào Huế, tình cờ gặp Lượm - chú bé liên lạc. It lâu sau nhà thơ nghe tin Lượm hy sinh anh dũng trên đường đi công tác. Trong nỗi xúc động, nhớ thương nhà thơ đã sáng tác bài thơ này.) H: Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào? Đặc điểm của thể thơ này? (số chữ trong một câu? Số câu trong một khổ? Gieo vần? Nhịp?) GV: Nhịp phổ biến 2/2, gieo vần chân, vần cách, vần bằng- trắc H: Bài thơ có sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Đan xen giữa tả, kể và bộc lộ trực tiếp tình cảm của nhà thơ. Thể thơ bốn chữ thích hợp với lối thơ kể chuyện và thể hiện dòng cảm xúc. HS đọc thầm chú thích GV kiểm tra một số chú thích : 5, 6, 7, 9 H: Bài thơ kể, tả về ai? Trong bài thơ, ai là người kể chuyện? (Câu chuyện về Lượm được kể thông qua sự hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả). HĐ 3: HD tìm hiểu bố cục văn bản * Mục tiêu: Xác định được ranh giới và nêu được nội dung chính của từng phần trong văn bản H: Hãy xác định bố cục của bài thơ? GV kết luận + Phần 1. Từ đầu -> “Cháu đi xa dần”: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu. + Phần 2. Tiếp -> “Hồn bay giữa đồng”: Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm. + Phần 3. còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi. HĐ 4. HD tìm hiểu văn bản * Mục tiêu: HS cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của Lượm qua việc phát hiện và phân tích những chi tiết miêu tả hình ảnh chú bé Lượm. Biết được đặc điểm của thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự. HS đọc 5 khổ thơ đầu H: Tác giả gặp chú bé Lượm trong hoàn cảnh nào? H: Ngày Huế đổ máu gợi cho em liên tưởng đến sự kiện nào? Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gay go, ác liệt - năm 1947. GV: Mượn sự việc ngày Huế xảy ra chiến sự để giới thiệu cuộc gặp gỡ -> phép hoán dụ dựa trên quan hệ dấu hiệu giữa sự vật - sự vật sẽ học ở bài sau H: Hình ảnh Lượm trong bốn khổ thơ tiếp theo được miêu tả qua những phương diện nào? HS kết hợp quan sát tranh minh hoạ SGK H: Khi miêu tả trang phục của Lượm tác giả chú ý đến những chi tiết nào? GV: Trang phục của Lượm giống trang phục của anh vệ quốc quân trong kháng chiến chống Pháp bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực sự. H: Từ “xinh xinh” gợi cho em liên tưởng tới cái xắc của Lượm như thế nào? (nhỏ bé, xinh xắn, phù hợp với dáng điệu của Lượm). H: Chiếc mũ calô đội lệch gợi hình ảnh một chú bé như thế nào? H: Nhận xét cách miêu tả của nhà thơ? Tác dụng? H: Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả dáng điệu, cử chỉ của Lượm trong cuộc gặp gỡ với nhà thơ? H: Loắt choắt là dáng người như thế nào? Thoăn thoắt nghĩa là gì? (rất nhanh, vụt chỗ này, vụt chỗ khác, ẩn hiện bất ngờ…) Em hiểu “cái đầu nghênh nghênh” là thế nào? (ngó nghiêng, nhìn ngang, nhìn dọc) H: Em hiểu như thế nào về hình ảnh: đường vàng? Con đường trong hồi tưởng của nhà thơ: con đường đầy nắng vàng, con đường bên cánh đồng lúa vàng, con đường tươi sáng của tương lai -> hình ảnh thơ đa nghĩa mang tính tượng trưng. H: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và nghệ thuật miêu tả của nhà thơ? H: Phân tích tác dụng của nghệ thuật so sánh trong câu thơ? So sánh có giá trị gợi hình và biểu cảm - Chim chích: nhỏ, nhanh nhẹn, hiền lành, có ích, gợi tả hình dáng, tính cách của Lượm: nhỏ nhắn, hiếu động, nét mặt tươi vui giữa không gian cánh đồng lúa vàng… thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ đối với Lượm H: Nhận xét về nhịp thơ, cách gieo vần? H: Qua các từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh em thấy hình ảnh chú bé Lượm hiện lên như thế nào? GV: Đọc khổ thơ miêu tả Lượm ta có thể hình dung ra cả dáng đi, nét mặt và những cử chỉ của Lượm trong mỗi lần đi công tác. Lượm thật là đáng yêu. HS chú ý lời đối thoại giữa hai chú cháu H: Trong cuộc gặp gỡ Lượm đã nói gì với nhà thơ? H: Nhận xét giọng điệu câu thơ? (tự nhiên, chân thật) H: Qua lời kể của Lượm về công việc giúp em hiểu thêm điều gì về Lượm? GV: Hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch năm 1946, cả nước dù già, trẻ gái, trai… đều hăng hái tham gia cánh mạng. Có lẽ vì thế mà giọng điệu, suy nghĩ của Lượm cũng rất hồn nhiên, trong sáng. Phải chăng đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau cách mạng tháng Tám chứ không phải của riêng bé Lượm. H: Qua năm khổ thơ đầu, em cảm nhận gì về hình ảnh chú bé Lượm? Lượm là một em bé liên lạc nhí nhảnh, hồn nhiên, yêu đời, say mê công tác kháng chiến... Lượm thật đáng mến, đáng yêu) GV tích hợp với làm văn miêu tả người. 2’ 14’ 5’ 16’ I. Đọc và thảo luận chú thích 1. Đọc văn bản 2. Thảo luận chú thích a. Tác giả - Tố Hữu (1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam b.Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ sáng tác năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống Pháp. (in trong tập Việt Bắc.) - Thể loại: Thơ 4 chữ b. Chú thích khác 5, 6, 7, 9 II. Bố cục: 3 phần + Phần 1. Từ đầu -> “Cháu đi xa dần”: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu. + Phần 2. Tiếp -> “Hồn bay giữa đồng”: Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm. + Phần 3. còn lại-> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi. III. Tìm hiểu văn bản 1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ với nhà thơ * Trang phục: + Cái xắc xinh xinh + Ca lô đội lệch -> Chi tiết chọn lọc, từ láy gợi tả - ta thấy trang phục của Lượm giống trang phục của các chiến sĩ Vệ quốc thời kháng chiến chống Pháp và thể hiện dáng vẻ hiên ngang, hiếu động của chú bé. * Dáng điệu cử chỉ: Chú bé loắt choắt chân thoăn thoắt đầu nghênh nghênh mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng cười híp mí ... má đỏ bồ quân - >Từ láy gợi tả, hình ảnh tượng trưng, nghệ thuật so sánh nhịp thơ nhanh, gieo vần linh hoạt (vần trắc, bằng, vần liền, vần cách) làm nổi bật hình ảnh một chú bé liên lạc nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi, yêu đời. * Lời nói: Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à …Thích hơn ở nhà! -> Lời nói tự nhiên, chân thật, thể hiện niềm tự hào, lòng say mê tham gia công việc kháng chiến của Lượm. 4. Củng cố (1’) HS đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ GV khái quát nội dung bài qua sơ đồ tư duy 5. HD học bài (1’) - Học thuộc bài thơ, tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghệp của Tố Hữu - Trả lời các câu hoit còn lại trong phần đọc hiểu văn bản.

File đính kèm:

  • docTiet 102 Bai 24 Van ban LUOM.doc
Giáo án liên quan