A. Mục tiêu bài học:
Qua tiết 1, HS nắm được:
- Tác giả, tác phẩm, thể loại kí khác với truyện
- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
B. Đồ dùng phương tiện: Máy chiếu, máy tính.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra:
Câu 1:Em hãy cho biết nhà thơ TĐK là tác giả của tác phẩm nào?
A. Lượm. B. Đêm nay Bác không ngủ.
C. Mưa. D. Cây tre Việt Nam.
Câu 2: Nêu nội dung bài thơ “ mưa” của TĐK.
- HS- GV nhận xét.
- Đèn chiếu đáp án.
3. Bài mới.
HĐ 1: GTB:
- GV dẫn dắt từ văn bản “ Mưa” của Trần Đăng Khoa( đi từ cảnh sắc thiên nhiên trong Mưa đến với Cô Tô của Nguyễn Tuân.
- GV chiếu lược đồ VN, giới thiệu quần đảo Cô Tô .
? Em biết gì về quần đảo này?
- GV chiếu hình ảnh Cô Tô phóng to.
- GV vừa chỉ bản đồ vừa nói: Các em ạ, đây là quần đảo khoảng hơn 50 đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long ( thuộc vịnh Bắc Bộ) cách bờ biển QN khoảng 100km.Cảnh sắc và con người nơi đây ntn, hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu qua VB “ Cô Tô”.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8150 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 103: Cô tô - Nguyễn Tuân - Trường THCS Vệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người dạy: Nguyễn Thị Chiến.
Giáo viên trường THCS Vệ An.
Thành phố Bắc Ninh.
Ngày dạy: 8/3/2012
Tiết 103: CÔ TÔ
Nguyễn Tuân.
Mục tiêu bài học:
Qua tiết 1, HS nắm được:
- Tác giả, tác phẩm, thể loại kí khác với truyện
Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
Đồ dùng phương tiện: Máy chiếu, máy tính.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
Ổn định.
Kiểm tra:
Câu 1:Em hãy cho biết nhà thơ TĐK là tác giả của tác phẩm nào?
A. Lượm. B. Đêm nay Bác không ngủ.
C. Mưa. D. Cây tre Việt Nam.
Câu 2: Nêu nội dung bài thơ “ mưa” của TĐK.
HS- GV nhận xét.
Đèn chiếu đáp án.
Bài mới.
HĐ 1: GTB:
- GV dẫn dắt từ văn bản “ Mưa” của Trần Đăng Khoa( đi từ cảnh sắc thiên nhiên trong Mưa đến với Cô Tô của Nguyễn Tuân.
- GV chiếu lược đồ VN, giới thiệu quần đảo Cô Tô .
? Em biết gì về quần đảo này?
- GV chiếu hình ảnh Cô Tô phóng to.
- GV vừa chỉ bản đồ vừa nói: Các em ạ, đây là quần đảo khoảng hơn 50 đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long ( thuộc vịnh Bắc Bộ) cách bờ biển QN khoảng 100km.Cảnh sắc và con người nơi đây ntn, hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu qua VB “ Cô Tô”.
Hoạt động của Gv và HS.
Yêu cầu cần đạt.
HĐ 2: HD tìm hiểu chung.
Chiếu chân dung tác giả.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Tuân ?
- GV bổ sung tư liệu: Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài danh, là cây văn xuôi hàng đầu của thế kỉ 20 nhất là thể truyện ngắn và bút kí, tùy bút. Từng là tổng thư kí hội Văn nghệ VN( 1948-1958), ủy viên ban chấp hành hội liên hiệp văn học nghệ thuật VN, là nhà văn được nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật đợt 1( 1996)
Chiếu nhận xét về tác giả.
GV kể tên những tác phẩm của nhà văn NT.
Phóng sự: Ngọn đèn dầu lạc( 1939)
Truyện ngắn: Vang bóng một thời ( 1940 )
Một chuyến đi( 1941)
Tùy bút: Chiếc lư đồng mắt cua( 1941)
Bút kí: Tình chiến dịch( 1950)
Tùy bút: Hà nội ta đánh Mĩ giỏi( 1972)
Tuyển tập NT(…)
Chiếu hình ảnh một số tác phẩm .
?Bài văn “ CT” được viết theo thể loại nào? Hiểu ntn về thể kí?
GV : CT là bài kí đầu tiên trong cụm bài kí hiện đại. Trong chương trình NV 6 kì 2 có 4 bài kí đó là Lao xao- hòi kí tự truyệncủa Duy Khán; Cây tre VN của Thép Mới là bài kí có chất tùy bút , còn tùy bút chính luận Lòng yêu nước của nhà văn Liên Xô I li a, Ê ren bua.
Đầu học kì 2 các em đã được học một số truyện. Em hãy kể tên một số truyện đã được học.( Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, Sông nước Cà Mau trong Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi; Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh; Vượt thác trong Quê nội của Võ Quảng…; )
? Nét khái quát của truyện là gì? ( có tưởng tượng sáng tạo của nhà văn)
? Vậy kí khác với truyện ở chỗ nào?
Truyện: dựa vào sự tưởng tượng và sáng tạo của nhà văn.
Kí: ghi lại những gì có thật đã xảy ra có kèm theo bộc lộ cảm xúc.
? Nêu thời gian sáng tác và xuất xử bài viết và vị trí văn bản trích học
“ Cô Tô”?
? Theo em, ptbđ chính của VB Cô Tô là gì? Miêu tả là chính. Vậy giọng đọc ntn cho phù hợp với ptbđ đó?
( nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả..)
- GV hướng dẫn đọc: rõ ràng chú ý nhấn mạnh các tính từ chỉ màu sắc.; lam biếc, vàng giòn, xanh mượt. Câu văn Nt thường dài bởi có nhiều mệnh đề phụ bổ sung nên khi đọc cần chú ý ngừng nghỉ đúng chỗ và đảm bảo sự liền mạch của từng câu, từng đoạn.
- Gv đọc mẫu đoạn 1.
- 2 HS luân phiên đọc + giải thích từ:
? Em hiểu ntn về từ giã đôi, Trường thọ?nó thuộc lớp từ nào? Từ thuần việt hay từ mượn? ( từ mượn )
? Em biết gì về con hải sâm? Cá hồng?
Gv chiếu hình ảnh con hải sâm và cá hồng.
- GV: Cá hồng, hải sâm là hai loại hải sản quí của vùng đảo Cô Tô.
?Ptbđ chính của bài viết Cô Tôlà miêu tả. Vậy đối tượng được tác giả miêu tả là gì?
GV: Cảnh vật, con người đảo Cô Tô được cô khái quát thành 3 nội dung sau:
Quang cảnh Cô Tô sau trận bão.
Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.
Cảnh sinh hoạt buổi sáng và hình ảnh người lao động chuẩn bị ra khơi.
? Hãy tìm các đoạn tương ứng với nội dung trên?
GV chiếu bố cục nội dung ba đoạn.
HS tìm đoạn tương ứng với nội dung trên.
Gv chiếu bố cục.
HĐ 3: Đọc, tìm hiểu VB.
- Chiếu đoạn 1.
- HS đọc đoạn 1 và nhắc lại nội dung đoạn.
Các em đã học văn tả cảnh, biết được trình tự miêu tả thường là: tả bao quát đến cụ thể, tả không gian kết hợp với thời gian….
? Vậy em hãy cho biết , khi miêu tả cảnh CT sau trận bão tác giả đã quan sát và tả cảnh Cô Tô theo một trình tự nào ?( không gian và thời gian)
? Tác giả NT đã đứng ở vị trí nào để quan sát và miêu tả ?( nóc đồn biên phòng). Câu văn nào cho em biết điều đó ?( trèo lên nóc đồn...Cô Tô).
- Chiếu hình ảnh nóc đồn
Ở vị trí đó có tác dụng gì ?( từ trên cao có thể bao quát được toàn cảnh CT)
- GV : quả thật với vị trí nóc đồn tuyệt vời , lí tưởng đó, người quan sát đã bao quát được toàn bộ cảnh đảo...
? Từ trên tầng cao ấy, cảnh Ct đã ùa vào tầm người ngắm và người ngắm áy đã chọn những đối tượng nào để tả và tả ntn ?Bầu trời, cây trên núi đảo, nước biển, cát đã được NT miêu tả ra sao ?
? Nhận xét trình tự miêu tả ?( từ cao xuống thấp)
?Những từ trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, vàng giòn thuộc từ loại nào ?
? Cây trên núi đảo được ông miêu tả xanh mượt, cát thì vàng giòn. Em hiểu ntn về xanh mượt , vàng giòn ?
Xanh mượt : rất xanh, tràn đầy sức sống.
vàng giòn tả đúng sắc vàng khô của cát biển, một thứ sắc vàng có thể tan ra được. Đó là sắc vàng riêng của cát Cô Tô trong cảm nhận của tác giả.
GV : thông thường màu sắc cảnh vật được cảm nhận qua thị giác. Vậy mà khi miêu tả cát biển CT tác giả có sử dụng thị giác không ? ( thị giác + thính giác)
? Vậy biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ?( ẩn dụ chuyển đỏi cảm giác)/
Em hãy chú ý thêm các từ : lại, thêm, hơn.Những từ ngữ đó khi đi kèm với các tính từ trên có tác dụng gì ?
( nhấn mạnh đặc điểm tính chất đối tượng được miêu tả trên đảo CT.
? Để miêu tả cảnh đảo Ct sau trận bão, tác giả đã lựa chọn 4 dối tượng : bầu trời, cây, nước biển, cát. Em có nhận xét gì về việc lựa chọn đối tượng đó ?
? Qua cách miêu tả trên giúp em hình dung ra cảnh đảo CT sau trận bão ntn ?
- Chiếu toàn cảnh Cô Tô.
* GV bình :Chúng ta chưa được vinh hạnh đi theo NT để ngắm toàn cảnh Cô Tô sau trận bão. Song qua đoạn văn vừa tìm hiểu tác giả giúp ta biết được phần nào toàn cảnh CT. Đó là một bức tranh phóng khoáng tinh khôi, đầy màu sắc. Nào thì bầu trời trong sáng, cây trên núi đảo xanh mượt, nước biển lam biếc, cát vàng giòn. Tất cả như xôn xao, sống dậy sau cơn dông tố dập vùi. Đoạn văn cũng cho ta thấy sự tài hoa của NT khi sử dụng ngôn từ, tài quan sát.Ông quả là bậc thầy trong việc tả cảnh.
? Trước cảnh đẹp của đảo CT, cảm xúc nào của tác giả được bộc lộ ? (yêu mến). Tình cảm yêu mến đảo được ông thể hiện bằng cách nào ? ( so sánh).Hãy đọc to câu văn biểu lộ tình cảm của ông ? So sánh tình cảm của mình với tình cảm của người dân chài có tác dụng gì ?
? Chúng ta thử tìm hiểu xem :Tại sao trước cảnh biển đảo CT, tác giả lại cảm thấy yêu mến như bất cứ người dân chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây ?
- HS trả lời.
- Chiếu đáp án ;
+ Vì cảnh CT đẹp, có sức hấp dẫn.
+ Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp của tác giả.
+ Tình yêu mến, sự gắn bó máu thịt với thiên nhiên, đất nước.
? Phần đầu Vb Cô Tô, tác giả đã giúp ta cảm nhận cảnh đảo CT rất đẹp sau cơn bão. Để miêu tả được vẻ đẹp đó, người viết phải có năng lực gì ?Chúng ta học tập được gì ở nhà văn khi làm văn tả cảnh ?
HĐ 4 : HD luyện tập.
- HD HS làm trò chơi ô chữ.
1. Ô chữ gồm 3 chữ cái, một đối tượng được NT miêu tả trong VB.
( cát).
2. Ô chữ gồm 6 chữ cái, một loại phương tiện để dánh bắt cá ?( giã đôi)
3. Ô chữ gồm 9 chữ cái, khái quát bầu trời CT ? ( trong trẻo)
4. Ô chữ gồm 5 chữ cái, một hòn đảo nhỏ nằm phía bắc CT ? ( Tô Bắc)
? Căn cứ vào hàng ngang, hàng dọc, hãy tìm ra một từ có 4 chữ cái, tên một địa danh được nói đến trong VB ? ( Cô Tô)
I.Tìm hiểu chung.
1.Tác giả, tác phẩm.
a.Tác giả: Nguyễn Tuân ( 1910- 1987)
- Quê : Hà Nội.
- Nhà văn nổi tiếng, sở trường về tùy bút và kí.
b. Tác phẩm: Văn bản “ Cô Tô”
- Thể loại: kí.
- Viết năm 1976, sau chuyến ra thăm đảo.
- Đoạn trích: phần cuối bài kí.
2. Đọc hiểu chú thích, bố cục.
* Đọc hiểu chú thích.
* Bố cục: 3 phần.
a. Từ đầu đến “mùa sóng ở đây”/ 88:
Cảnh Cô Tô sau trận bão.
b. Tiếp dến “ là là nhịp cánh” /89.
Cảnh mặt trời trên đảo Cô Tô.
c. Còn lại: Cảnh sinh hoạt buổi sáng
và hình ảnh người lao động chuẩn bị
ra khơi.
II. Tìm hiểu văn bản.
1.Cảnh Cô Tô sau trận bão.
-Bầu trời: trong trẻo, sáng sủa.
- cây : xanh mượt.
- Nước biển: lam biếc.
- Cát: vàng giòn.
* Tính từ chỉ màu sắc tươi sáng,
ẩn dụ
- quan sát tinh tế, chính xác.
* Khung cảnh Cô Tô đẹp , trong sáng.
*Luyện tập.
- Trò chơi ô chữ.
- Có thể làm BTTN ( nếu còn thời gian)
Bài 1:Em hãy cho biết, tác giả NT quê ở đâu? Sở trường của ông là gì?
A.Quê HN, sở trường về tuỳ bút và truyện ngắn.
B. Quê HN, sở trường về kí và truyện dài.
C. Quê HN, sở trường về tuỳ bút
D. Quê HN, sở trường về tuỳ bút và kí.
Bài 2:Bài văn Cô Tô thuộc phần nào của bài kí?
Phần cuối.
Phần giữa.
Phần đầu.
Bài 3:em hãy cho biết tác giả đứng ở vị trí nào để quan sát cảnh Cô tô?
trên một mỏm đá.
Trên tầng của một ngôi nhà.
Trên nóc đồn Cô Tô.
Trên ngọn hải đăng.
Bài 4: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp CT sau cơn bão bằng một đoạn văn từ 3-5 câu?
4.Củng cố:
- Chiếu một số hình ảnh Cô Tô.
- GV khái quát.
Đoạn văn mở đầu bài kí CT dựng lại khung cảnh CT sau trận bão đẹp như một bức tranh phóng khoán, tinh khôi, đầy màu sắc, ĐV cũng cho thấy nghệ thuật miêu tả với tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của nhà văn… Sắp tới các em viết bài văn số 6, số 7, hy vọng rằng với tiết học hôm nay các em sẽ phần nào vận dụng kiến thức văn miêu tả vào bài viết của mình. Chúc các em thành công.
5. HDVN: Học bài, đọc kĩ phần còn lại để tìm hiểu cảnh mặt trời mọc trên biển và cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo CT….
File đính kèm:
- Tiet 103 Co To Tiet 1 .doc