A.Mục tiêu: *GV giúp HS:
+ Cảm nhận vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được tác giả miêu tả trong văn bản.
Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
+ Bồi dưỡng tình yêu đất nước, con người Việt Nam.
+ Rèn kỹ năng đọc, phân tích VB miêu tả. Bồi dưỡng kỹ năng quan sát, miêu tả khi viết văn miêu tả.
B. Chuẩn bị:
- GV: Sgk, sgv, TLTK.
- Trò: Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn SGK: Tìm hiểu cảnh mặt trời lên trên đảo và cảnh sinh hoạt của người lao động trên đảo Than Luân.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vài nét về tác giả và văn bản Cô Tô ?
- Những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp Cô Tô sau cơn bão ?
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6548 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 103 văn bản: Cô tô (tiếp) (Nguyễn Tuân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 1/ 3 / 2013
Giảng: 4 / 3/ 2013
Tiết 103 Văn bản:CÔ TÔ (tiếp)
(Nguyễn Tuân)
A.Mục tiêu: *GV giúp HS:
+ Cảm nhận vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được tác giả miêu tả trong văn bản.
Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
+ Bồi dưỡng tình yêu đất nước, con người Việt Nam.
+ Rèn kỹ năng đọc, phân tích VB miêu tả. Bồi dưỡng kỹ năng quan sát, miêu tả khi viết văn miêu tả.
B. Chuẩn bị:
- GV: Sgk, sgv, TLTK.
- Trò: Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn SGK: Tìm hiểu cảnh mặt trời lên trên đảo và cảnh sinh hoạt của người lao động trên đảo Than Luân..
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vài nét về tác giả và văn bản Cô Tô ?
- Những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp Cô Tô sau cơn bão ?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cơ bản
- GV: HDHS phân tích tiếp:
- Tác giả mieu tả cảnh mặt trời lên trên đảo theo trình tự nào?
? Nhà văn đón nhận cảnh mặt trời mọc như thế nào?
Nhà văn đón nhận cảnh mặt trời mọc công phu và trân trọng, như một nghệ sĩ săn lùng cái đẹp: Dậy từ canh tư, ra tận mũi đảo, ngồi rình mặt trời lên.
- Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ lên cảnh đẹp rực rỡ ấy ?
- Cảnh mặt trời mọc được đặt trong khung cảnh rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: “…Sau …chân trời, ngấn bể…”
- Em có nhận xét gì về từ ngữ và hình ảnh mà tác giả sử dụng để miêu tả?
- Qua cách miêu tả của nhà văn, em thấy quang cảnh Cô Tô lúc này như thế nào ? Em có đánh giá gì về tâm hồn và tài năng của Nguyễn Tuân ?
(GV có thể so sánh với nhà thơ Huy Cận đã tả cảnh bình minh trên biển: Mặt trời đội biển nhô màu mới).
- Cảnh sinh hoạt và lao động của con người trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn ?
- Em có cảm nghĩ như thế nào về cảnh ấy
- HS: Trả lời.
? Theo em, khi quan sát và miêu tả sự sống nơi đảo Cô Tô, nhà văn đã mang vào đó tình cảm nàocủa mình?
- GV: Nhận xét, bình: Nhà văn thể hiện tình cảm chân thành và thân thiện với con người và cuộc sống.
- Gv hướng dẫn HS tổng kết:
- Nhận xét nghệ thuật đặc sắc của bài kí ?
- Văn bản Cô Tô hấp đẫn người đọc bởi những nội dung gì?
- Bài văn đã ảnh hưởng như thế nào đến tâm hồn và tình cảm của em ?
- GVHDHS làm bài tập.
- HS viết, đọc đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương ( Chú ý miêu tả theo trình tự, sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh.)
b. Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.
- Thời gian: Dậy từ canh tư.
- Địa điểm: ra tận mũi đảo, ngồi rình mặt trời lên.
* Cảnh mặt trời mọc :
- Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi.
- Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ của một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
- NT: sử dụng ngôn từ chính xác, tinh tế, độc đáo, hình ảnh so sánh đặc sắc.
=>Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ.
- Nguyễn Tuân là một người giàu tình cảm. (lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc).
c. Cảnh sinh hoạt và lao động trong một buổi sáng trên đảo.
- Địa điểm: cái giếng nước ngọt trên đảo.
- Thời gian: buổi sáng.
- Hình ảnh: cái giếng, anh hùng Châu Hoà Mãn, lên xuống múc nước.......
- Cảnh sinh hoạt thật vui nhộn và tấp nập, thân tình.
=> Cuộc sống ở đây thật ấm êm, hạnh phúc, giản dị và thanh bình.
III. Tổng kết:
1) Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ điêu luyện,
- Sự miêu tả tinh tế, chính xác.
- Giàu hình ảnh, cảm xúc.
2) Nội dung:
- Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp.
III. Luyện tập.
- Viết đoạn văn ngắn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em.
IV. Củng cố:
- Cảnh sinh hoạt và lao động của con người trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn ?
- Em có cảm nghĩ gì về thiên nhiên và con người trên quần đảo Cô Tô ? (Thiên nhiên và con người trong sáng, vui tươi)
V. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm được những nét chính về tác giả và bài văn ?
- Những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp Cô Tô sau cơn bão ?
- Cảnh đảo Cô Tô hiện lên như thế nào ?
- Tìm những chi tiết miêu tả cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo.
- Tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật và nội dung chính của bài văn.
- Chuẩn bị viết bài Tập làm văn tả người.
……………………………………………….
Ngày soạn:3/3/2013
Ngày dạy: 7/8/2013
Tiết 104: HOÁN DỤ
A. Mục tiêu:
- Nắm đượckhái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
- Có ý thức sử dụng hoán dụ khi nói và viết.
- Bước đầu phân tích tác dụng của hoán dụ, tạo một số hoán dụ đơn giản.
- Trọng tâm: Nhận diện hoán dụ.
B. Chuẩn bị.
GV: Soạn bài, bảng phụ.
HS: huẩn bị bài.
C. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là ẩn dụ? Tác dụng của ẩn dụ?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV: Dùng bảng phụ, cho HS đọc VD, hướng dẫn trả lời câu hỏi:
- Các từ ngữ in đậm trong câu thơ chỉ ai ?
- Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào ?
- Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này ?
- Những cách nói như trên đã sử dụng phép hoán dụ. Vậy em hiểu thế nào là hoán dụ ?
+ HS: Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi.
+ GV: Chốt, cho HS đọc ghi nhớ, lấy VD, so sánh với ẩn dụ.
+GV:Dùng bảng phụ, HDHS thảo luận.
- Nhóm 1: (a)
- Nhóm 2: (b)
- Nhóm 3: (c)
- Nhóm 4: (I)
- Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào ?
- Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào ? Rút ra kiểu hoán dụ?
- HS: Đọc ví dụ và thảo luận:
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ cho thêm để học sinh xác định phép hoán dụ.
- Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ ?
- GV: Chốt, cho HS đọc ghi nhớ.
GV: HDHS luyện tập.
1. Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì ? (HS lên bảng làm).
2. Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ ? Cho ví dụ minh hoạ.
- GV treo bảng phụ cho HS so sánh.
(HS thảo luận)
- GV nhận xét, cho điểm.
I. Hoán dụ là gì?
1. Ví dụ
2. Nhận xét
+ áo nâu : chỉ người nông dân
+áo xanh : chỉ người công nhân
¦ Quan hệ gần gũi giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó.
+ nông thôn: chỉ người dân sống ở nông thôn.
+ thành thị : chỉ người sống ở thành phố.
¦ Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
Tác dụng : Thể hiện tinh thần đoàn kết và niềm tự hào dân tộc.
3. Kết luận : ghi nhớ (Sgk)
II. Các kiểu hoán dụ :
1. Ví dụ
2. Nhận xét
a. Bàn tay ta- người lao động
¦ Lấy bộ phận chỉ cái toàn thể.
b. Một : chỉ số ít (số lượng cụ thể)
Ba : chỉ số nhiều (số lượng cụ thể)
¦ Lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tượng
c. Đổ máu : chiến tranh
áo nâu: nông dân
áo xanh: công nhân
¦ Lấy dấu hiệu của sv để chỉ sv.
Nông thôn: người sống ở nông thôn
Thành thị: người sống ở thành thị.
¦ Lấy vật chưa đựng gọi vật bị chứa đựng
3. Kết luận : ghi nhớ (Sgk)
III. Luyện tập
1. Bài 1:
a. Làng xóm ta: người nông dân ¦ Lấy vật chứa đựng gội vật bị chưa đựng.
b. Mười năm: thời gian ngắn trước mắt
Trăm năm: thời gian lâu dài
¦ Lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tượng.
c. Áo chàm: đồng bào Việt Bắc ¦ Lấy dấu hiệu chỉ sv.
d. Trái đất: chỉ người sống trên trái đất ¦ Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.
2. Bài 2:
Điểm giống
Điểm khác
Gọi tên sự vật này bằng tên sv khác
Ẩn dụ Hoán dụ
- Dựa vào mối Dựa vào qhệ tương cận
quan hệ tương giữa cái cụ thể- trừu tượng,
đồng về cách vật chứa- vật bị chứa, dấu
thức, hình thức, hiệucủa sv- sv, toàn thể- bộ
phẩm chất, cảm phận.
giác
4. Củng cố: Gv khái quát nội dung bài học
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành bài tập, soạn bài mới Tập làm thơ 4 chữ.
File đính kèm:
- GA van 6 tuan 28.doc