A.Mục tiêu: Giúp HS:
+ Bước đầu nắm được đặc điểm của thơ 4 chữ.
+ Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
B. Chuẩn bị:
- GV :Soạn bài và nghiên cứu kĩ bài soạn, chuẩn bị một số đoạn thơ 4 chữ.
- HS : Chuẩn bị bài tập trang 84, 85, 86.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4565 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 105 tập làm văn: Tập làm thơ bốn chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 9/ 3 / 2013
Giảng:11/ 3/ 2013
Tiết 105: Tập làm văn:
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
A.Mục tiêu: Giúp HS:
+ Bước đầu nắm được đặc điểm của thơ 4 chữ.
+ Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
B. Chuẩn bị:
- GV :Soạn bài và nghiên cứu kĩ bài soạn, chuẩn bị một số đoạn thơ 4 chữ.
- HS : Chuẩn bị bài tập trang 84, 85, 86.
C. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cơ bản
- GV: Dùng bảng phụ, HDHS trả lời các bài tập 1,2,3,4 để tìm hiểu đặc điểm thơ 4 chữ:
+ Số câu.
+ Số chữ trong câu.
+ Cấu tạo khổ thơ.
+ Nhịp.
+ Vần.
- HS: Đọc các đoạn thơ và trả lời câu hỏi tìm hiểu đặc điểm thể thơ bốn chữ.
- GV: Bổ sung, giải thích kỹ từng khái niệm vần.
- HS xác định cách gieo vần ở các khổ thơ .
- Đọc các đoạn thơ bốn chữ đã học.
- GV cho HS đọc những câu thơ, đoạn thơ đã làm, sửa lại cho hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, cho điểm.
I. Một vài đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
+ Số câu: không hạn định.
+ Số chữ trong câu: 4 chữ.
+ Cấu tạo khổ thơ theo nội dung hay cảm xúc.
+ Nhịp: 2/2
+ Vần: chân, lưng, liền, cách, bằng chắc.
- Xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè…
II. Một vài thuật ngữ cần nắm.
1. Vần lưng: còn gọi là yêu vận, là loại vần được gieo vào giữa dòng thơ. Ví dụ:
Tôi lại về thăm mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãI cát.
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
2. Vần chân: còn gọi là cước vận, vần được gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ. Ví dụ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
- Gieo vần liền: Khi các câu thơ có vần liền tiếp giống nhau ở cuối câu như ví dụ vừa nêu (Tây Tiến).
- Gieo vần cách (gián cách): các vần tách ra không liền nhau. Ví dụ:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước.)
- Gieo vần hỗn hợp: gieo vần không theo trật tự nào. Ví dụ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
(Tố Hữu, Lượm)
III. Luyện tập.
1. Bài tập 4 Tr. 85:
Gợi ý:
- Đoạn thơ của Lưu Trọng Lư, sửa lại hai chữ:
+ Câu: Để em ngồi sưởi
Sửa lại là: Để em ngồi cạnh.
+ Câu: Cách mấy con đò.
Sửa lại là: Cách mấy con sông.
2. HS đọc bài thơ bốn chữ đã làm ở nhà.
3. Chỉ ra các đặc điểm của thơ bốn chữ.
4. Các bạn nhận xét được và chưa được ở chỗ nào.
5. Sửa lại bài làm.
4. Củng cố:
- Thống kê các bài thơ 4 chữ đã học.
- Muốn làm thơ 4 chữ phải nắm được đặc điểm nào ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm được đặc điểm của thơ bốn chữ.
- Tập làm thơ 4 chữ.
- Soạn bài: Các thành phần chính của câu
Soạn : 9/ 3 / 2013
Giảng: 14/ 3/ 2013
Tiết 106: Tiếng Việt:
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
A.Mục tiêu: * Giúp HS:
+ Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu.
+ Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính.
+ Rèn luyện kĩ năng viết câu cho học sinh.
B. Chuẩn bị:
- GV: Sgk, sgv, bảng phụ.
- Trò: Soạn bài và nghiên cứu kĩ bài soạn, sgk.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là hoán dụ? Nêu các kiểu hoán dụ?
- Làm bài 1 (d)?
III. Bài mới:
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung cơ bản
- GV: Dùng bảng phụ ghi VD, HDHS phân tích VD:
- Nhắc lại các thành phần câu đã học ở tiểu học ?
- Nhìn ví dụ trên cho biết cấu tạo NP của câu?
- Thành phần nào của câu bắt buộc phải có mặt trong câu ? Vì sao?
- Những thành phần nào không bắt buộc phải có trong câu ? Vì sao?
- Vậy em hiểu thế nào là thành phần chính và thành phần phụ ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, KL, cho HS đọc GN, lấy VD, xác định TP chính, TP phụ.
- GV: HDHS thảo luận nhóm về các y/c sau:
- Vị ngữ có thể kết hợp với từ nào ở trước ? - Nó trả lời cho câu hỏi nào ?
- Phân tích các câu văn ở bài tập 2 ?
- Vị ngữ thường do những từ loại, cụm từ nào đảm nhiệm ?
- Nhìn vào các bài tập trên, em hãy nhận xét số lượng vị ngữ trong câu ?
- Đọc ví dụ đã phân tích, cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, trạng thái…nêu ở vị ngữ là quan hệ gì ?
- Chủ ngữ trả lời cho những câu hỏi nào ?
- Phân tích cấu tạo của chủ ngữ trong các câu đã phân tích ở trên ?
HS: Thảo luận, báo cáo KQ, rút ra KL.
GV: Chuẩn xác, nhận xét, cho HS đọc ghi nhớ.
- GVHDHS làm bài tập luyện tập.
- Bài 1: HS lên bảng làm.
* HS tự làm các phần còn lại.
- Bài 2: 3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm 1 phần.
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ.
1. Ví dụ:
Chẳng bao lâu, tôi /đã trở thành một chàng dế ...
TN CN VN
( không bắt buộc) (bắt buộc)
TP phụ TP chính
- Thành phần chính là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh.
- Thành phần phụ là thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu.
2. Ghi nhớ: tr.92.
II. Vị ngữ.
1) Ví dụ:
- VN là thành phần chính của câu.
- Có thể kết hợp với: đã, sẽ, đan, sắp, từng, vừa, mới….
- Trả lời câu hỏi: làm sao? Như thế nào ? làm gì ?
a) 1CN - 2VN (CĐT)
b) 1CN - 4VN (CĐT, TT)
c) 1CN - 1VN (CDT)
4CN - 1VN (CĐT)
- Là động từ, tính từ, danh từ, (các cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ) đảm nhiệm.
- Câu có thể có một vị ngữ hay nhiều vị ngữ.
2. Ghi nhớ:( Tr. 93)
III. Chủ ngữ.
1. Ví dụ
- Thành phần chính, nêu tên sự vật, hiện tượng...
- Trả lời cho các câu hỏi ai ? cái gì ? con gì
- CN có thể là đại từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
- Trong câu có thể có một chủ ngữ hoặc nhiều chủ ngữ.
2. Ghi nhớ: (Tr. 93.)
IV. Luyện tập.
Bài 1.
- CN: tôi (đại từ)
- VN: đã trở thành một anh chàng dế thanh niên rất cường tráng. (cụm động từ).
- CN: đôi càng tôi (cụm danh từ)
- VN: mẫm bóng (tính từ).
Bài 2.
Đặt câu theo yêu cầu:
a. VN trả lời câu hỏi: Làm gì ?
b. VN trả lời câu hỏi: Như thế nào ?
c. VN trả lời câu hỏi: Là gì ?
4. Củng cố:
- Nêu đặc điểm của CN, VN trong câu.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm chắc ghi nhớ.
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị cho tiết : Viết bài tập làm văn ta người.
Soạn : 9/ 3 /2013
Giảng: 15/ 3/ 2013
Tiết 107+108 Tập làm văn:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
A.Mục tiêu:
+ Trên cơ sở các em đã được học về văn miêu tả, các em sẽ làm bài văn tả người.
+ Giáo dục ý thức làm bài độc lập, tự giác, cố gắng.
+ Rèn luyện kĩ năng viết văn tả người.
B. Chuẩn bị:
- GV: ra đề có biểu điểm rõ ràng.
- Trò: Ôn lại văn miêu tả.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1) Đề bài: Người em yêu quý nhất.
2) Yêu cầu và biểu điểm:
a.Yêu cầu chung:
* Thể loại: Miêu tả người.
* Hình thức:
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, có liên kết.
- Chữ viết rõ ràng, đẹp, không sai chính tả, câu đúng ngữ pháp, chính xác.
- Diễn đạt tốt, không mắc lỗi. Văn có hình ảnh, cảm xúc, sáng tạo trong diễn đạt.
* Nội dung:
- Mở bài:
+ Giới thiệu nhân vật sẽ tả (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, thầy, cô giáo...).
+ Lí do chọn để tả.
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình : dáng người, khuôn mặt, nước da, quần áo…
+ Tả tính cách và hành động tiêu biểu (giọng nói, cử chỉ, việc làm, tình yêu
thương.....).
- Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em về người đó.
b. Biểu điểm:
- Điểm 9, 10: Đạt các y/c trên, văn viết giàu hình ảnh, diễn đạt tốt, không mắc lỗi.
- Điểm 7, 8 : Đạt các y/c trên, còn sai sót nhỏ.
- Điểm 5, 6 : Đạt phần lớn các y/c trên, có sai sót về diễn đạt, chưa sáng tạo.
- Điểm dưới 5: Không đạt các thang điểm trên, không sáng tạo, sai chính tả, diễn đạt
yếu.(Tuỳ mức độ bài làm, sai sót mà trừ điểm. Khuyến khích những bài viết có nhiều
sáng tạo).
IV. Củng cố:
- Thu bài.
- Nhận xét giờ làm bài.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại văn miêu tả.
- Làm lại bài vào vở.
- Chuẩn bị cho tiết : Thi làm thơ 5 chữ.
File đính kèm:
- GA van 6 tuan 29.doc