I- Mục tiêu bài học.
- Học sinh cảm nhận được sự phong phú của thiên nhiên qua hình ảnh các loài chim. Tâm hồn nhạy cảm và long yêu thiên nhiên, làng quê của tác giả.
- Khả năng quan sát và miêu tả sinh động cvác loài chim dựa trên vốn hiểu biết phong phú của tác giả
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật làng quê.
II- Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Soạn bài + Nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh: Học bài cũ + Soạn bài mới.
III. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ. (4)
? Tại sao lòng yêu nước lại bắt nguồn từ lòng yêu những vật tầm thường nhất?
3. Nội dung bài mới.
ã Vào bài( 1) Cảnh làng quê với hình ảnh thiên nhiên, sinh hoạt con người tưởng như đơn giản không có gì. Vậy mà trơt thành kỉ niệm sây sắc của mỗi nhà văn, nhà thơ đi vào lòng ngừi và mỗi chúng ta lớn tự bào giờ ? Văn bản Lao Xao của nhà văn Duy Khán se giúp chúng ta hiểu được phần nào trong tiết học hôm nay
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2878 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 114: Lao xao - Duy Khán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/03/2009.
Ngày giảng: 02/04/2009.
Tiết : 114.
Lao xao.
- Duy Khán-
I- Mục tiêu bài học.
Học sinh cảm nhận được sự phong phú của thiên nhiên qua hình ảnh các loài chim. Tâm hồn nhạy cảm và long yêu thiên nhiên, làng quê của tác giả.
Khả năng quan sát và miêu tả sinh động cvác loài chim dựa trên vốn hiểu biết phong phú của tác giả
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật làng quê.
II- Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Soạn bài + Nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh: Học bài cũ + Soạn bài mới.
III. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ. (4’)
? Tại sao lòng yêu nước lại bắt nguồn từ lòng yêu những vật tầm thường nhất?
3. Nội dung bài mới.
Vào bài( 1’) Cảnh làng quê với hình ảnh thiên nhiên, sinh hoạt con người tưởng như đơn giản không có gì. Vậy mà trơt thành kỉ niệm sây sắc của mỗi nhà văn, nhà thơ đi vào lòng ngừi và mỗi chúng ta lớn tự bào giờ ? Văn bản Lao Xao của nhà văn Duy Khán se giúp chúng ta hiểu được phần nào trong tiết học hôm nay…
Hoạt Động 1:
2. Lao xao thế giới các loài chim.
?
Khi miêu tả thế giới loài chim tác giả đã nhắc đến những loài chim nào?
- Diều hâu, Bồ các, sáo sậu, sáo đen….
?
Em thấy Duy Khán đã miêu tả thế giới loài chim theo thứ tự nào?
Theo 3 nhóm:
+ Chim mang tim vui đến cho đất trời.
+ Chi ác, chim xấu.
+ Chim trị ác.
a) Chim mang tim vui đến cho đất trời. (10’)
?
Trong số các loài chim mang tin vui đến tác giả tập trung kể về các loài chim nào?
Bồ các: Kêu các các…vừa bay vừa kêu.
Tu hú: kêu: …mùa tu hú chín.
Sáo đen: Tọ toẹ học nói…
?
Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
Lựa chon những nét đặc điểm tiêu biểu về “ tiếng kêu” và hoạt động của các loài chim.
> Có sự kết hợp giữa kể và tả.
?
Tại sao tác giả lại có thể kể và tả một cách tỉ mỉ về các loài chim như vậy?
- Tác giả có vốn hiểu biết phong phú về các loài chim và tình cảm yêu mến gắn bó với thiên nhiên…
?
Vì sao tác giả lại gọi chúng là chim mang vui đến đến cho đất trời?
* Tiếng hót mang lại niềm vui cho đất trời, con người.
?
Tiếng chim Tu hú khắc khoải trên những cánh đồng xa gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
- Báo hiệu mùa vải chím, báo hiệu mùa hè đến.
Gv
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần…
b) Chim ác, xấu. (10’)
?
Khi miể tả chim ác xấu tác giả chủ yếu miêu tả những loài chim nào?
- Diểu hâu, quạ, cắt…
?
Diều hâu, quạ, cắt được miêu tả qua những chhi tiết nào?
Diều hâu: …múi khoằm…đánh hơi tinh…hay bắt gà con…vút lên mây xanh…
Quạ: Lia lia láu láu …bắt gà…trộm trứng.
Cắt; cánh nhọn như mũi dao chọc tiết lợn, đánh nhau xỉa bằng cánh vút đến, vút biến.
?
Em hãy nhận nghệ thuật miêu tả của tác giả?
- Kết hợp tả, kể nhận xét, bình luận…chủ yếu miêu tả qua hành động và sự dữ dằn của chúng…
?
Cảm nhận của em về thế giới loài chim dữ qua nghệ thuật của tác gả?
* Chim dữ ăn trộm, ăn cướp, phá hoại tài sản của con người.
?
Tại sao tác giả gọi chúng là loài chim ác,chim xấu?
- Cách gọi có kèm theo thái độ yêu ngét của dân gian chỉ các loài vật ăn thịt dữ dằn.
c) Chim trị ác. (15’)
?
Chèo bẻo đã chứng tỏ là chim ác qua những đặc điểm nào về hình dáng và hoạt động?
Hình dáng: Như mũi tên đen hình đuôi cá
Hoạt động: Lao vào đánh diểu hâu túi bụi khiến diều hâu như con mồi hú vía…
Vây tứ phía đánh quạ…
Cả đàn vây vào đánh chim cắt…cứu bạn…
?
Tại sao tác giả gọi chim chèo bẻo là chim trị ác?
* Đánh lại các loại chim ác, bảo vệ các loại các loại chim mang tin vui đến cho con người.
?
Đang kể chuyện Chèo Bợo diệt ác tác giả viết : “ Chèo bẻo ơi chèo bẻo!” điều đó có ý nghĩa gì?
- Tác giả muốn thể hiện tình cảm của mình với loài chim này. Ca ngợi hoạt động dũng cảm của chèo bẻo.
?
Trong bài tác gỉ có sử dụng chất liệu VHDG như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện cổ tích. Em hãy tìm các dẫn chứng?
Đồng dao: Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già, Dây mơ dễ má…
Cổ tích: Sự tích chim bìm bịp.
Sự tích chim chèo bẻo…
?
Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xứng đáng?
- Đó là cách nhìn chúng triong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là những thiện cảm hay ác cảm với từng loài chim , là quan niệm lâu đời trong văn học dân gian.
- Tuy nhiênđó là cách nhìn mang tính định kiến thiếu căn cứ khoa học ( Ví dụ: Cách gọi chèo bẻo là kẻ cắp rồi nhận xét rằng: người có tội khi trở thành người tôt thì tôt lắm…:”
?
Em thử đặt tên cho chèo bẻo theo cách cảm nhận của em?
Chim hảo hán
Chim dũng sĩ…
Hoạt động 2
III. Tổng kết - ghi nhớ. (5’)
?
Nét thành công trong nghệ thuật miêu tả của tác gả?
* Đậm chất dân gian, quan sát tinh tế đối tượng miêu tả, kể chuyện lồng cảm xúc, thái độ…
?
Em hiểu biết gì về thế giới tự nhioên và con người qua văn bản lao xao ?
* Hiểu thêm về một số loài chim ở làng quê nước ta. Thấy được sự quan tâm của con người tới loài vật.
IV.
?
Hãy quan sát và miêu tả 1 loài chim ở quê em?
( H) quan sát và miêu tả.
IV. Hướng dẫn về nhà. (2’)
Học thuộc lòng phần ghi nhớ trong sách giáo khoa . Nắm chắc nghệ thuật và nội dung của bài.
Vết đoạn văn miêu tả về thế giới loài chim theo cảm nhận của em.
Sưu tầm các đoạn văn viết về loài chim.
Đọc và soạn bài: Ôn tập truyện và ký.
File đính kèm:
- tiet 114.doc