A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs nắm được khái niệm và vai trò của 2 yếu tố then chốt trong văn tự sự: sự việc và nhân vật.
- Rèn kỹ năng: Làm văn tự sự.
* Trọng tâm: - KN, vai trò của nhân vật, sự việc.
* Tích hợp: Các văn bản đã học, kn về văn bản tự sự` .
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài
2/ HS: Học bài , làm bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ:
Văn bản viết theo phương thức tự sự có đặc điểm gì?
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3957 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/9/2013
Ngày dạy 10/9/2013
Tiết 12: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs nắm được khái niệm và vai trò của 2 yếu tố then chốt trong văn tự sự: sự việc và nhân vật.
- Rèn kỹ năng: Làm văn tự sự.
* Trọng tâm: - KN, vai trò của nhân vật, sự việc.
* Tích hợp: Các văn bản đã học, kn về văn bản tự sự` .
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài
2/ HS: Học bài , làm bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ:
Văn bản viết theo phương thức tự sự có đặc điểm gì?
Phương pháp
? Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, phát triển, cao trào và kết thúc?
? Chỉ ra mối quan hệ của chúng?
-Cái trước là nguyên nhân của cái sau,cái sau là kết quả và lại là nguyên nhân của cái sau nữa
? Do ai làm?
?Sự việc xảy ra ở đâu?
?Xảy ra lúc nào?
?Vì sao lại xảy ra?
?Xảy ra như thế nào?
?Kết quả ra sao?
?Hãy chỉ ra 6 yếu tố trên trong truyện?
?Có thể bỏ yếu tố thời gian, địa điểm không?
?Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể có được không?
?Sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể với ST và vua Hùng?
?ST thắng TT nhiều lần có ý nghĩa gì?
Nội dung
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
1. Sự việc trong văn tự sự
a) VD: truyền thuyết Sơn tinh - Thuỷ tinh.
SV1: Vua Hùng kén rể.
SV2: Sơn tinh - Thuỷ tinh đến cầu hôn.
SV 3: Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
SV4: Sơn tinh đến trước được vợ.
SV5: Thủy tinh tức giận, dâng nước…
SV6: Hai bên giao chiến, Sơn Tinh cthắng.
SV7: Hàng năm TT dâng… đều thua.
=> SV 1 : Mở đầu.
SV2, 2, 3, 4, 5: Phát triển.
SV6: Cao trào.
SV7: Kết thúc.
- Các sự việc tiếp nối nhau trong mqh chẹt chẽ không đảo lộn không thêm bớt
* b. -Ai làm? (nhân vật)
-Xảy ra ở đâu ? (không gian địa điểm)
-Vì sao lại xảy ra? (nguyên nhân)
-Xảy ra như thế nào? (diễn biến, quá trình)
-Kết quả ra sao?
* Sáu yếu tố đó là
-Vua Hùng, ST- TT
-Ở Phong Châu, đất vua Hùng
-Thời vua Hùng
-Sự ghen tuông dai dẳng của Thủy Tinh
-Những trận đánh hàng năm
-TT thua mà không chịu những trận đánh hàng năm....
+Không xóa bỏ yếu tố thời gian, vì bỏ yếu tố đó cốt truyện sẽ không thuyết phục, không có tính truyền thuyết
-Không bỏ điều kiện kén rể
-TT nổi giận vì kiêu ngạo vì ghen tuông
*c.
-Kể trang trọng khi nhắc tới ST,Vua Hùng
-Con người luôn khác phục vượt lũ lụt
b) Kết luận:- ghi nhớ
4/ Củng cố:
Sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự có quan hệ với nhau ntn?
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Xác định các nhân vật, các sự việc trong các văn bản đã học.
- Soạn: sự tích Hồ Gươm.
===========================================================
Ngày soạn: 9/9/2013
Ngày dạy 12/9/2013
Tiết 13 :SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs nắm được khái niệm và vai trò của 2 yếu tố then chốt trong văn tự sự: sự việc và nhân vật.
- Rèn kỹ năng: Làm văn tự sự.
* Trọng tâm: - KN, vai trò của nhân vật, sự việc.
* Tích hợp: Các văn bản đã học, kn về văn bản tự sự` .
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài
2/ HS: Học bài , làm bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ:
?Thế nào là sự việc trong văn tự sự?
3.Bài mới
Phương pháp
?Ai là nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất?
? Ai được nói tới nhiều nhất?
? Ai là nhân vật phụ?
Nhân vật phụ có vai trò gì?
?Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
?ST thắng TT nhiều lần có ý nghĩa gì?
Bài 1
Học sinh đọc bài
Hướng dẫn học sinh làm bài
Học sinh lên bảng trình bày
Giáo viên nhận xét, đnhs giá
Nội dung
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
1. Sự việc trong văn tự sự
2/ Nhân vật trong văn tự sự
-Nhân vật chính: ST-TT
-Nhân vật được nói tới nhiều nhất là TT
-Nhân vật Phụ: Hùng Vương, Mị Nương
-Không thể bỏ nhân vật phụ
*Ghi nhớ
II. Luyện tập
1/ BT1:
a.Vai trò ý nghĩa của các nhân vật
b.Tóm tắt truyện
c.Vì tên hai thần là nhân vật chính
-Không nên đổi tên khác
2/ BT 2:
- Kể việc gì? không vâng lời mẹ
-Diễn biến : truyện xảy ra bao giờ, chiều chủ nhật
-Ở đâu, ở nhà và ở trường, không vâng lời mẹ cứ đi tắm sông
-Nhân vật chính là ai? là bảo
4/ Củng cố: Sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự có quan hệ với nhau ntn?
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Xác định các nhân vật, các sự việc trong các văn bản đã học.
- Soạn: sự tích Hồ Gươm.
=========================================================
Ngày soạn 10/9/2013
Ngày dạy: 13/9/2013
Tiết 14: HDĐT : SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
(Truyền thuyết)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện, thấy được vẻ đẹp của 1 số hình ảnh trong truyện.
- GD: ý thức trân trọng những vị anh hùng dân tộc, truyền thống của dân tộc.
- Rèn: Kỹ năng tìm hiểu ý nghĩa của những yếu tố kỳ ảo trong truyền thuyết.
* Trọng tâm: Đọc , tìm hiểu ý nghĩa của truyện.
* Tích hợp: Khái niệm về truyền thuyết, từ mượn, sự việc trong văn tự sự, dàn bài của bài văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài.
2/ HS: Học bài, soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
SV và nhân vật trong văn tự sự có những đặc điểm gì?
3/ Bài mới:
Phương pháp
- Đọc diễn cảm, chú ý lời dẫn truyện phải có sức hấp dẫn, lời thoại phải thể hiện tính cách nhân vật, quyết tâm dứt khoát.
- Truyền thuyết này phản ánh thời kỳ lịch sử nào
- Văn bản có thể chia làm mấy phần?
- Hãy tìm bố cục của văn bản
- TT ra đời vào thời kỳ lịch sử nào? Thời kỳ đó lịch sử dân tộc có sự kiện gì lớn?
- Vậy TT có liên quan tới sự thật lịch sử nào?
- Tại sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân LS mượn gươm thần?
- Chi tiết kỳ ảo này thể hiện mong ước gì của nhân dân?
- Hãy kể vắn tắt những chi tiết, kể lại LL được gươm thần?
- Theo em tại sao Lê Thận lại suy tôn Lê Lợi là Minh Công?
- Trong việc Lê Lợi có được gươm thần có rất nhiều yếu tố kỳ ảo, theo em những yếu tố kỳ ảo ở đây mang ý nghĩa gì?
+ Việc lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng có ý nghĩa gì?
+ Lưỡi gươm và chuôi gươm khi tra vào vừa in thể hiện nguyện vọng gì của nhân dân?
- Trong tay Lê Lợi, gươm thần đã phát huy sức mạnh ntn?
- Theo em chiến thắng này là do sức mạnh nào làm nên?
- Gươm thần được trao trả trong hoàn cảnh nào?
- Tại sao Thần lại đòi gươm trong hoàn cảnh như vậy?
- Quan sát bức tranh SGK, bức tranh này ứng tới phần nào trong tác phẩm?
- Tại sao Lê Lợi có được gươm ở TH, trả gươm lại ở Thăng Long?
Nội dung
I. Đọc, hiểu chú thích
1/ Đọc:
2/ Chú thích:
3/ Bố cục
-P1: từ đầu.....đất nước : Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần
P2 : còn lại gươm sau khi đất nước hết giặc
II. Đọc hiểu văn bản
1. Lê Lợi nhận gươm
- Giặc Minh đô hộ nước ta.
- Nghĩa quân Lam Sơn đã nổi dậy nhưng còn non yếu nên luôn bị thua
- Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần, chiến thắng kẻ thù
-Ý nghĩa kgawngr định tính chính nghĩa,quyết tâm cứu nước cứu dân của Lê Lợi, Lê Thân và dân đại Việt
-Có gươm thần sức mạnh của nghĩa quân được tăng lên đánh đâu thắng đấy, thắng lợi vang dội.Là thắng lợi của chính nghĩa, lòng dân, ý trời
2/ Lê Lợi trả gươm và sự tích Hồ Gươm
* Hoàn cảnh Long Quân cho đòi gươm
- Giặc tan đất nước thái bình
-Lê Lợi lên ngôi dời đô về Thăng Long
-Để lại cho hồ Tả Vọng cái tên Hồ Hoàn Kiếm
3. Ý nghĩa truyện
Ca ngợi tính nhân dân, tính toàn dân, tính chính nghĩa
-Đề cao cao suy tôn Lê Lợi và nhà Lê
Giải thích tên Hồ Hoàn Kiếm
III. Luyện tập:
1/ BT2:
-> Nếu nư vậy không thể hiện được t/c toàn dân, trên dưỡi 1 lòng của nhân dân ta.
-> Mất đi tính ND của cuộc khởi nghĩa.
2/ BT 3:
-> TL là thủ đô, là biểu tượng của cả nước.
-> Thể hiện tinh thần yêu hoà bình của nhân dân.
4/ Củng cố: Thế nào là truyền thuyết? Kể tên những truyền thuyết đã học?
5/ Dặn dò: Ôn văn tự sự.
Ngày soạn 10/9/2013
Ngày dạy : 13/9/2013
Tiết 15:Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
- Rèn kỹ năng làm văn tự sự.
* Trọng tâm:- Khái niệm về chủ đề trong bài văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài.
2/ HS: Học bài , làm bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: - Yếu tố sự việc trong văn tự sự có đặc điểm gì?
3/ Bài mới:
Phương pháp
- HS đọc văn bản SGK.
- Văn bản chia mấy phần? (3phần).
- phần (a) tác giả giới thiệu điều gì?
- ở phần thân bài có mấy sự việc chính? đó là những sự việc nào?
- Những sự việc này đều do nhân vật nào thể hiện? Vậy ai là nhân vật chính?
- Hai sự việc trong phần thân bài này đều hướng về chủ đề nào? thể hiện tư tưởng gì cua người kể?
- Vậy chủ đề thể hiện trực tiếp ở câu văn nào?
- ở phần kết bài, tác giả kể sự việc gì?
- Sự việc này có liên quan gì tới chủ đề được nói tới ở mở bài, thân bài?
- Qua tìm hiểu VD, em rút ra kết luận gì về chủ đề trong văn tự sự?
- Dàn bài trong bài văn tự sự thường gồm mấy phần? Nhiệm vụ cụ thể của từng phần?
- Em đã học những văn bản tự sự nào?
- Hãy nêu chủ đề của từng văn bản?
- Có nhận xét gì về cách nêu chủ đề của văn bản?
- Vậy chủ đề của 1 văn bản thường được thể hiện bằng những hình thức nào?
- HS đọc truyện.
- Nêu yêu cầu của đề bài?
- Xem lại văn bản: STTT và STHG nêu cách mở bài và kết bài của 2 văn bản này?
- Hãy so sánh với cách mở bài và kết bài của bài về TT - Nhận xét vè các cách viết mở bài và kết bài ?
(Có mấy cách viết mở bài, mấy cách viết kết bài)
Nội dung
I. Bài học:
1- Ví dụ: Văn bản SGK.
a) Mở bài:
- GT: danh y TT đời Trần .
- Hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.
b) Thân bài:
- TT từ chối chữa cho nhà giầu trước, chữa ngay cho con trai người nông dân vì bệnh của chú ta hiểm nghèo hơn.
- Nói với người nông dân: "Con người ta cứu nhau lúc hoạn nạn…"
=> TT là nhân vật chính: Thể hiện chủ đề của văn bản và tư tưởng của người kể.
-> Chủ đề: Hết lòng thương yêu giúp đỡ người bệnh.
-> Tư tưởng: Ca ngợi y đức của TT.
c) Kết bài:
- Trời tối TT lại vội vã tới nhà quý tộc không kịp nghỉ ngơi.
=> Khẳng định tấm lòng vì người bệnh của TT.
-> Cả 3 tên truyện đều thích hợp.
2/ Kết luận: Ghi nhớ SGK - 45.
II. Luyện tập
1/ BT1: phần thưởng.
a) Chủ đề: Tố cáo tên cận thần tham lam, biểu dương sự thông minh của người nông dân.
- Sự việc thể hiện chủ đề: người nông dân xin được thưởng 50 roi…
b) Bố cục 3 phần:
- Mở : Câu 1
- TB: Các sự việc.
- KB: Câu cuối.
2/ BT 2:
a) MB:- STTT: Nêu tình huống.
- Sự tích hồ gươm: nêu tình huống có dẫn giải.
b) KB:- STTT: nêu sự việc tiếp diễn.
- Sự tích hồ gươm: nêu sự việc kết thúc.
=> Có 2 cách viết mở bài:
+Nêu chủ đề+ Kể tình huống.
=> Có 2 cách kết bài:
+ Kể sự việc kết thúc.
+ Kể sự việc tiếp diễn.
4/ Củng cố:
- HS đọc phần đọc thêm (SGK).
Các cách làm mở bài ở đây thuộc về cách nào đã học? ( nêu tình huống)
5/ Hướng dẫn:
Học bài, tập viết mở bài, kết bài.
File đính kèm:
- van 6 tuan 4 nam 20132014.doc