I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Biết tránh các lỗi trên.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
2. Kỹ năng:
- Phát hiện các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
- Sửa được lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
III. CHUẨN BỊ
- Học sinh : Soạn bài
- Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị một số bài tập
IV. LÊN LỚP:
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở bài tập
3. Bài mới :
HĐ1.
Giới thiệu bài
Khi nói và viết, cần tránh những câu viết thiếu chủ ngữ và vị ngữ , bên cạnh các lỗi về ngữ pháp còn có các câu sai về mặt ngữ nghĩa. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về cách chữa các câu sai các lỗi đó .
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 19422 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 127: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 127 Ngày soạn: 17/4/2012
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
( Tiếp theo )
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Biết tránh các lỗi trên.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
2. Kỹ năng:
- Phát hiện các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
- Sửa được lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
III. CHUẨN BỊ
- Học sinh : Soạn bài
- Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị một số bài tập
IV. LÊN LỚP:
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở bài tập
3. Bài mới :
HĐ1.
Giới thiệu bài
Khi nói và viết, cần tránh những câu viết thiếu chủ ngữ và vị ngữ , bên cạnh các lỗi về ngữ pháp còn có các câu sai về mặt ngữ nghĩa. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về cách chữa các câu sai các lỗi đó .
HĐ2
* Học sinh đọc và phân tích ví dụ .
? Theo em, câu trên đã phải là một câu chưa? Vì sao?
- Đây chưa thành câu vì thiếu CN và VN; mới chỉ có trạng ngữ.
? Nguyên nhân nào khiến người viết viết sai câu này?
? Em hãy nêu cách chữa?
- Thêm CN và VN
* Học sinh chữa lại. Thêm CN và VN
* Học sinh có thể thêm nhiều cách .
HĐ3
* Học sinh đọc ví dụ
? Bộ phận in đậm nói về ai ?
- Nói về dượng Hương Thư; nhưng nếu viết như thế, người đọc lại hiểu các bộ phận đó là của ta( người thấy Dượng Hương Thư)
- Đây là câu sai về quan hệ ngữ nghĩa, bởi mỗi bộ phận in đậm trong câu là nói về dượng Hương Thư
I. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên.
TN
b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng.
TN
* Nguyên nhân: Người viết không nắm vững cấu tạo câu lầm tưởng TN là cụm từ có độ dài nhất định là câu hoàn chỉnh nên đã đặt dấu chấm ở cuối cụm từ
* Cách chữa: Thêm CV vào sau TN để câu hoàn chỉnh
a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi / đều
C
say mê ngắm nhìn màu xanh của bãi mía, bãi dâu. V
b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, công nhân nhà máy xe tơ/ đã hoàn thành
C V
60% kế hoạch năm.
II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu .
- Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nẩy lửa, ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
* Nguyên nhân: Do người viết thiếu tư duy lôgic, thiếu chặt chẽ. Không nắm chắc, hiểu kĩ nội dung cần thể hiện.
* Cách chữa: Xác lập lại mqh lôgic, sắp xếp lại trật tự từ, có thể thay thế một vài từ sao cho phù hợp
-> Ta / thấy dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh, hùng vĩ …
HĐ4 III. Luyện tập :
- GV cho hs làm theo nhóm sau đó gọi đại diện nhóm lên bảng làm.
- Có thể làm nhiều câu, nhiều cách sau đó phân tích và kết luận câu đúng, sai...
Bài 1 : Xác định CN-VN
a. Năm 1945, cầu / được đổi tên thành cầuLong Biên
CN VN
- Câu hỏi: Cái gì được đổi tên?
- Trả lời: Cầu được đổi tên...
b. ………..lòng tôi / lại nhớ....
CN VN
- Câu hỏi: Cái gì lại nhớ?
- Trả lời: ...lòng tôi lại nhớ...
c..... tôi / cảm thấy …
CN VN
- Câu hỏi: Ai cảm thấy?
- Tả lời: tôi cảm thấy.
Bài 2 : Viết thêm chủ ngữ và vị ngữ để tạo thành câu hoàn chỉnh.
a. Mỗi khi tan trường, học sinh / nhanh chóng trở về các ngả đường
TN C V
b. Ngoài cánh đồng, bà con nông dân / đang gặt lúa.
TN C V
c. Giữa cánh đồng lúa chín, em và các bạn/ đặt rất nhiều thằng bù nhìn.
TN C V
d. Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, cả làng / kéo ra xem.
TN C V
Bài 3: Chỉ ra chỗ sai và chữa lại câu.
Cả ba câu đều sai và chúng chỉ có thành phần phụ là TN được phát triể kéo dài, chưa có chủ ngữ và vị ngữ.
a. Giữa hồ, nơi có toà tháp cổ kính, có đàn chim sâm cầm đang dập dềnh trên mặt nước
b. Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng, nền độc lập của dân tộc đã được giữ gìn.
c. Nhằm ghi lại những chiến công lịch sử của quân và dân Hà Nội bảo về cây cầu trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, nhân dân quận Long Biên đã xây dựng tượng đài tưởng niệm.
Bài 4 : Chỉ ra chỗ sai và nêu cách chữa.
* Đây là những câu sai vì: quan hệ về nghĩa giữa một số bộ phận trong câu không tương hợp. GV cho hs phân tích.
a. Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh .
- CN: Cây cầu.
- VN1: đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông.
- VN2: bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
à CN Cây cầu chỉ tương hợp với VN1 đưa những chiếc xe vận tải qua sông không tương hợp với VN2 bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh. Cây cầu không thể bóp còi rộn vang
cả dòng sông yên tĩnh được.
* Cách chữa:
- Chuyển câu thành câu ghép:
Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông; tiếng còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
- Chuyển thành hai câu đơn:
Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông. Xe bóp còi rộn vang cả mặt sông.
b. Thúy vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em. Thúy vội cất cặp rồi đi ngay .
* Đây là câu sai: TN vừa đi học về trong câu này không có sự tương hợp với CN mẹ bởi người đi học về là Thuý chứ không phải là mẹ
* Cách chữa:
- Chuyển câu thành câu ghép, điều chỉnh TN thành vế câu:
Thuý vừa đi học về, mẹ đã bảo Thuý sang đón em
c. Khi em đến cổng trường thì Tuấn đã gọi em và được bạn ấy cho một cây bút mới
TN CN VN1 VN2
* Về mặt nghĩa, CN Tuấn chỉ tương hợp với VN gọi em không tương hợp với VN được bạn ấy cho một cây bút mới
* Cách chữa: Điều chỉnh VN cho phù hợp với CN:
-> Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và cho em một cây bút mới
4. Củng cố: GV nhắc lại các kiến thức vừa học
5. Hướng dẫn về nhà :
- Xem lại bài và làm lại bài tập
- Soạn: Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi .
File đính kèm:
- Chua loi ve chu ngu va vi ngu tiep.doc