Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 15 đến tiết 28

A- Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- HSY: Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ được diễn đạt trong đề)

-HSTB trở lên thấy được tầm qua trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.

- K_G: Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.

2. Kỹ năng:

-HSY_TB: Tìm hiểu đề: đọc lĩ đề, nhận ra những yêu cầu của và cách làm một bài văn tự sự.

- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết một bài văn tự sự.

3.Thái độ : Học tập nghiêm túc.

B- Chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò

- Sách giáo khoa.,đọc các tài liệu có liên quan, Bảng phụ

C- Tổ chức các hoạt động dạy học :

* ổn định lớp:

* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (SGK, vở ghi, vở BT.)

? Chủ đề của bài văn tự là gì?

? Dàn ý bài văn tự sự ?

* Giới thiệu bài mới :

* Tổ chức dạy học bài mới

 

doc36 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 15 đến tiết 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 14/09/2013 Ngày dạy: 09/2013 Tiết 15- 16 : Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự A- Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: - HSY: Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ được diễn đạt trong đề) -HSTB trở lên thấy được tầm qua trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự. - K_G: Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý. 2. Kỹ năng: -HSY_TB: Tìm hiểu đề: đọc lĩ đề, nhận ra những yêu cầu của và cách làm một bài văn tự sự. - Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết một bài văn tự sự. 3.Thái độ : Học tập nghiêm túc. B- Chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò - Sách giáo khoa.,đọc các tài liệu có liên quan, Bảng phụ C- Tổ chức các hoạt động dạy học : * ổn định lớp: * Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (SGK, vở ghi, vở BT...) ? Chủ đề của bài văn tự là gì? ? Dàn ý bài văn tự sự ? * Giới thiệu bài mới : * Tổ chức dạy học bài mới Công việc của thầy và trò Gv treo bảng phụ? Đọc 6 đề văn ? Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì? Chữ nào trong đề cho em biết điều đó? HS thảo luận nhóm HSK-G? Các đề văn 3,4,5,6 không có từ kể - Vậy có phải là đề văn tự sự không ? vì sao? HSTB? Xác định các từ trọng tâm của từng đề? HSTB? Các đề yêu cầu làm nổi bật vấn đề gì? HSY? Em hãy chỉ ra các đề thiên về kể việc, kể người, về tường thuật? HSTB? Chúng ta vừa tìm hiểu đề tự sự. Vậy khi tìm hiểu đề tự sự thì em phải làm gì? Luyện tập đề 1 Đề bài: Kể 1 câu chuyện em thích bằng lời văn của em. HSTB? Yêu cầu của đề bài là gì? Xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu cầu của đề HSTB? Như thế nào là lập ý? HSTB?Lập dàn ý là làm những thao tác gì? d. Viết bằng lời văn của em là như thế nào ? ? Từ những bước trên em rút ra cách làm văn tự sự như thế nào? Nội dung cần đạt I. Tìm hiểu văn tự sự -> Y/c: + Kể chuyện + Câu chuyện em thích + Bằng lời văn của em -> Phải là đề văn tự sự vì : có việc, có chuyện về những ngày ấu thơ, ngày sinh nhật, quê em đổi mới, em đã lớn như thế nào? -> Câu chuyện em thích, chuyện người ban tốt, kỷ niệm ấu thơ, sinh nhật em, quê em đổi mới, em đã lớn -> Câu chuyện từng làm em thích thú - Những lời nói ,việc làm chứng tỏ người bạn ấy là tốt - Một câu chuyện kỉ niệm khiến em không thể quên - Sự đổi mới cụ thể ở quê em - Những biểu hiện về sự lớn lên của em cả thể chất lẫn tinh thần -> - Kể việc : 3,4,5 - Kể người : 2,6 - Tường thuật : 3,4,5 -> Phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề (ghi nhớ 1 SGK) II. Cách làm đề văn tự sự a. Tìm hiểu đề : + Y/c: Kể lại 1 câu chuyện mà em thích Kể bằng lời văn của em b. Lập ý: + Chọn truyện nào? - Thích nhân vật nào? Sự việc nào? Thể hiện chủ đề gì? - Chọn cách diễn đạt Tiểu kết: Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: Nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện. c. Lập dàn ý: - Mở đầu - Diễn biến câu chuyện - Kết thúc Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sauđể người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. - Là suy nghĩ kĩ càng rồi viết bằng chính lời văn của em không sao chép của người khác. ->Viết thành bài văn cụ thể theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Đọc ghi nhớ SGK Chuyển tiết 16: III. Luyện tập : GV chia nhóm cho các em lập dàn ý: Nhóm 1: Truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh". Nhóm 2: " Thánh Gióng" Cho Hs làm giáo viên đôn đốc nhắc nhở, cử dại diện trình bày lên bảng. Cho hs nhận xét, Gv sửa lỗi cho các em. Văn bản : Sơn Tinh, Thủy Tinh Mở bài  Giới thiệu câu chuyện em định kể  ‘‘Sơn Tinh ,Thủy Tinh’’. Thân bài Diễn biến câu chuyện -Vua Hùng kén rể. -Sơn Tinh,Thủy Tinh đến cầu hôn. -Vua Hùng ra điều kiện kén rể. -Sơn Tinh đến trước được vợ. -Thủy Tinh đến sau,tức giận,dâng nước đánh Sơn Tinh. -Hai bên giao chiến hàng tháng trời,cuối cùng Thủy Tinh thua đành rút quân về. Kết bài  -Từ đó oán nặng thù sâu,hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại. -Suy nghĩ của em về câu chuyện. Văn bản : Thánh Gióng Mở bài  Giới thiệu câu chuyện em định kể  ‘‘ Thánh Gióng’’. Thân bài Diễn biến câu chuyện Hai vợ chồng hiền lành, chăm chỉ, khồng có con. - Người vợ ra đòng thấy vết chân to ướm thử. - Về nhà, thụ thai 12 tháng, sinh ra Gióng, ba năm không biết nói cười. - Đất nước có giặc ngoại xâm, vua tìm dũng sĩ giết giặc, Gióng nghe thấy liền muốn giết giặc cứu nước. - Gióng xin vua ban: áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt để giết giặc. - Gióng lớn nhanh như thổi, cả làng nuôi Gióng, Gióng vươn thành tráng sĩ. - Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc ngoại xâm. - Gióng bay về trời. - Nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ Thánh Gióng, vua phong là Phù Đổng Thiên Vương. - Những dấu tích còn đến ngày nay. IV. Giao bài tập về nhà : - Chọn 1 trong 2 đề trên viết thành bài văn hoàn chỉnh. - Bài mới: Chuẩn bị viết bài văn số 1( Văn tự sự) D. Đánh giá, điều chỉnh …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngày soạn : 15/09/2013 Ngày dạy : /09/2013 Tiết 17 + 18: Viết bài tập làm văn số 1 -văn tự sự( tại lớp) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - HS từ TB trở lên viết được một bài văn kể chuyện có nội dung: nhân vật, sự việc, thời gian, đặc điểm, nguyên nhân, kết quả. Mọi đối tượng HS lập được dàn ý ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. HSK_G: Viết bài có sự liên hệ, mở rộng, đánh giá. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: - Học sinh: Ra đề + đáp án Ôn tập + vở Tặp làm văn. C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới I. Đề bài: Hãy kể lại truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” theo lời văn của em. II/ Yêu cầu 1. Lập dàn ý: Lập được dàn ýcó đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 2.Làm bài: - Nội dung: Kể đúng nội dung câu chuyện theo lời văn của cá nhân, không được chép lại nguyên văn câu chuyện trong SGK. - Hình thức: Kể chuyện dựa vào văn bản có sáng tạo. * Lưu ý : Chọn đúng ngôi kể. - Phải nói được tình cảm của mình đối với nhân vật. - Bài viết phải có miêu tả chi tiết về hình dáng, hành động , việc làm của nhân vật. - Không viết lại nguyên văn SGK. III- Tiến hành - HS làm bài nghiêm túc - GV nêu yêu cầu, giám sát, nhắc nhở hs trong quá trình làm bài -Gv thu bài,nhận xét giờ dạy học. IV./ Dàn ý-Thang điểm 1.Lập dàn ý:(2đ) Mở bài ( 0.5 điểm) Giới thiệu câu chuyện em định kể  ‘‘Sơn Tinh ,Thủy Tinh’’. Thân bài(7 điểm) Cần đảm bảo được các ý sau : -Vua Hùng kén rể. -Sơn Tinh,Thủy Tinh đến cầu hôn. -Vua Hùng ra điều kiện kén rể. -Sơn Tinh đến trước được vợ. -Thủy Tinh đến sau,tức giận,dâng nước đánh Sơn Tinh. -Hai bên giao chiến hàng tháng trời,cuối cùng Thủy Tinh thua đành rút quân về. Kết bài ( 0.5đ điểm) -Từ đó oán nặng thù sâu,hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại. -Suy nghĩ của em về câu chuyện. Trình bày(1 điểm)Sạch sẽ,đầy đủ bố cục,văn bản mạch lạc. Cách chấm : 1- Điểm 9,10 : Đạt được tối đa yêu cầu Biết xây dựng bố cục, văn bản thể hiện sự mạch lạc. Trình bày sạch, đẹp. 2- Điểm 7,8 : - Chọn ngôn ngữ, vai kể phù hợp. - Bài làm còn hạn chế về trình bầy. 3- Điểm 5,6 : - Bài viết còn ở mức độ trung bình về câu chuyện. Tự sự còn hạn chế chưa có sức thuyết phục kỹ năng viết văn còn hạn chế. Sai lỗi chính tả 4- Điểm 3,4 : Bài viết quá yếu về kỹ năng viết văn nói chung và văn kể chuyện trình bày xấu, cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả 5- Điểm 0,1,2 : - Sai lạc đề. 4. Củng cố: - Ôn lại toàn bộ lý thuyết văn tự sự. 5. Dặn dò : - Về nhà tự viết đoạn văn tự sự. - Xem trước bài: “từ nhiều nghĩa….” D. Bổ sung, điều chỉnh kiến thức …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn :22/09/2013 Ngày dạy: 09/2013 Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ A- Mục tiêu cần đạt 1- Về kiến thức : CĐT:- Khái niệm từ nhiều nghĩa - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. HSK_G: Biết đặt câu có từ được dùng với từ nghĩa gốc, từ được dùng với nghĩa chuyển. 2- Về kỹ năng: HSY_TB: Nhận biết từ nhiều nghĩa. HS K_G: Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa. Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp. 3- Thái độ: Học tập nghiêm túc. B- Chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò - Sách giáo khoa, bảng phụ, từ điển Tiếng Việt C- Tổ chức các hoạt động dạy học : * ổn định lớp * Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (SGK, vở ghi, vở BT...) ? Nghĩa của từ là gì ? VD ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? * Giới thiệu bài mới: Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ. Khi mới xuất hiện, từ thường được dùng với một nghĩa nhất định. Khi xã hội phát triển, nhận thức con người phát triển, nhiều sự vật của thực kế khách quan được con người khám phá.Vì vậy, nảy sinh nhiều khái niệm mới. Để có tên gọi cho những sự vật mới được khám phá, biểu thị khái niệm mới được nhận thức đó, con người có thể có hai cách. - Tạo ra một từ mới để gọi sự vật. - Thêm nghĩa mới vào cho những từ đã có sẵn. Theo cách thứ 2 này, những từ trước đây chỉ có một nghĩa nay lại được mang thêm nghĩa mới, vì vậy nảy sinh ra hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Vậy để hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, là hiện tượng chỉ nghĩa của từ (tiết 19) bài học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu * Tổ chức dạy học bài mới Công việc của thầy và trò * Đọc bài thơ “Những cái chân” HSY? Có mấy sự vật có chân ? Đó là những sự vật nào ? HS trả lời độc lập HSY? Có mấy sự vật không có chân? HSK_G? Tại sao sự vật ấy vẫn được đưa vào bài thơ? HSK_G? Trong 4 vật có chân nghĩa của rừ chân có gì giống và khác nhau? HSK_G? Hãy nêu 1 số nghĩa khác của từ chân? HSTB? Em kết luận gì về nghĩa của từ chân? CĐT? Hãy tìm 1 số từ nhiều nghĩa? CĐT? Tìm 1 số từ chỉ có 1 nghĩa? ? Từ việc hiểu nghĩa của các từ trên em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ? HS thảo luận CĐT? Cho biết nghĩa đầu tiên của từ chân? HS trả lời độc lập HSTB? Nêu 1 số nghĩa chuyển của từ chân mà em biết? HSK-G? Nhận xét về mối quan hệ giữa các nghĩa của từ “chân “ với nhau? CĐT? Xác định nghĩa của từ xuân trong 2 câu? “ Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ” Nội dung cần đạt I. Từ nhiều nghĩa a, Ví dụ: => * Có 4 sự vật có chân : + Cái gậy + Chiếc compa + Cái kiềng + Cái bàn => * Có 1 vật không chân : Cái võng => * Để ca ngợi anh bộ đội => * Giống : Chân là nơi tiếp xúc với đất => * Khác : + Chân (gậy) để đỡ bà + Chân (compa) để compa quay được + Chân (kiềng )đỡ chân kiềng và xoong nồi đặt trên kiềng + Chân (bàn) đỡ chân bàn, mặt bàn => * Bộ phận dưới cùng của 1 số đồ vật - Chân giường , chân tủ, chân bàn => * Bộ phận dưới cùng của 1 số đồ vật có tác dụng đỡ cho các vật khác : - Chân tường, chân núi, chân răng… => * Như vậy : Từ chân là 1 từ nhiều nghĩa => * Mũi :+ Mũi người, mũi hổ + Mũi dao, mũi Cà Mau => * Chín : + Lúa chín, na chín, vá chín, suy nghĩ chín + Cơm chín , thịt chín => * Xe đạp, xe máy, compa… - Xe đạp : chỉ 1 loại xe phải đạp lúc đi được - Xe máy : chỉ 1 loại xe có động cơ, chạy bằng xăng - Compa : chỉ 1 loại đồ dùng học tập - Toán học : chỉ 1 môn học cụ thể - Cà pháo : chỉ 1 loại cà cụ thể - Hoa nhài : chỉ 1 loại hoa cụ thể b. Kết Luận: * Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa ( ghi nhớ SGK – học thuộc ) II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ a.Ví dụ: => * Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật - Nghĩa gốc : chân người, chân voi… => Nghĩa đầu tiên là nghĩa gốc (nghĩa đen, nghĩa chính) -> Nó là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển của từ. => * Chân gậy… - Bộ phận tiếp đất của sự vật nói chung - Bộ phận gắn liền với đất hoặc sự vật khác : chân tường, chân răng b. KL: * Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu tiên làm cơ sở để suy ra nghĩa khác. * Các nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. (ghi nhớ 2 SGK – học thuộc ) => * Xuân (1) chỉ thời điểm bắt đầu của 1 năm * Xuân (2) chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung =>Trong câu từ có thể được sử dụng với 1 nghĩa hoặc nhiều nghĩa. Muốn xác định đúng ta phải đặt vào văn cảnh cụ thể (ghi nhớ SGK ) III. Luyện tập : GV chia làm 4 nhóm Bài 1(HSY) 3 từ chỉ bộ phận của cơ thể người có cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển - Mắt :+ Mắt người, mắt hổ (gốc), mắt hột, mắt lác… + Mắt tre, mắt dứa…. - Đầu : + Đầu người, đầu hổ, đau đầu, nhức đầu + Đầu bảng, đầu máy, đầu nhà - Tay : + Tay người, đầu tay ,cánh tay + Tay tre, tay ghế, tay vịn cầu thang, tay anh chị, tay súng Bài 2(HSTB) Dùng bộ phận cây cối để tả cơ thể người - Lá: + Lá cây + Lá phổi, lá gan, lá lách, lá mỡ - Quả : + Quả bàng + Quả tim, quả thận Bài 3(HSK) Tìm hiện tượng chuyển nghĩa - Từ sự vật ->hành động : + Cái cày -> cày ruộng (ĐT) + Cái bào (DT) -> bào gỗ ( ĐT) - Từ hành động -> chỉ đơn vị : - Gánh củi đi chợ -> gánh 1 bó củi - Nắm muối -> 3 nắm muối Bài 4(HSG).a) Từ bụng có 3 nghĩa: + (1) bộ phận cơ thể người chứa dạ dày, ruột + (2) biểu tượng của ý nghĩa sâu kín không bộc lộ ra đối với việc nói chung + (3) phần phình to ở 1 số sự vật : bụng chứa b) Nghĩa của từ bụng trong : + ấm bụng (1) + Tốt bụng (2) + Bụng chân (3) 5) H/s về nhà viết chính tả (Học nhóm, chia người đọc bài) * Đọc thêm : Về từ ngọt trang 57 IV. BTVN Bài cũ : Học thuộc ghi nhớ tự lấy được VD cụ thể Bài mới : Lời văn, đoạn văn tự sự D. Đánh giá, điều chỉnh kiến thức. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngày soạn : 22/09/2013 Ngày dạy: 09/2013 Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự A- Mục tiêu cần đạt 1- Về kiến thức : CĐT: Lời văn tự sự:Dùng để kể người và kể việc. Đoạn văn tự sự: Gồm một só câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng. 2- Về kỹ năng: HSTB: Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc hiểu văn bản tự sự. CĐT: Biết viết đoạn văn tự sự, bài văn tự sự. 3- Thái độ: B- Chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò - Sách giáo khoa,bảng phụ… C- Tổ chức các hoạt động dạy học : * ổn định lớp: * Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (SGK, vở ghi, vở BT...) ? Hãy nêu cách tìm hiểu đề và các bước làm văn tự sự? * Giới thiệu bài mới :Một bài văn hoàn chỉnh gồm có các đoạn văn liên kết với nhau tạo thành. Một đoạn văn lại gồm những câu văn liên kết với nhau tạo thành. Vậy văn tự sự xây dựng nhân vật và kể việc như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu? * Tổ chức dạy học bài mới Công việc của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Tác giả truyện Thạc Sanh là ai ? ? Truyện Thạch Sanh được ai kể lại ? ? Trong lời kể lại đó có những yếu tố nào? ?Đó chính là lời văn? Vậy lời văn là gì? I.Lời văn, đoạn văn tự sự * Dân gian * Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan. * Giới thiệu, miêu tả, kể về sự việc, đối thoại, độc thoại … * Lời văn là cách thức diễn đạt dùng để người, kể việc. * Hôm nay chúng ta làm quen với 2 yếu tố : - Cách giới thiệu nhân vật - Cách kể sự việc *Đọc các đoạn văn SGK HSY? Đoạn văn 1 và 2 trang 58 giới thiệu những nhân vật nào? HSY? Đoạn văn còn giới thiệu sự việc gì ? HSTB? Mục đích giới thiệu để làm gì? HS làm việc độc lập HSY? Cụ thể đoạn 1 gồm mấy câu? GV : Cách giới thiệu dàn ý, đề cao, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu, yêu thương hết mực, muốn kén 1 người chồng… HSK? Qua đó em hiểu gì về vua Hùng và Mị Nương? HSY? Đoạn 2 gồm mấy câu. Mỗi câu có nhiệm vụ gì? HSTB? Qua lời giới thiệu này em hiểu gì về 2 nhân vật? HSK? Có thể đảo trật tự các câu 1, 2, 3 đó được không ? vì sao? HSK? Có thể đảo trật tự câu 2, 3 cho câu 4, 5 được không ? ? Em nhận xét gì về kiểu câu giới thiệu nhân vật? * Dù là truyện ngắn, tiểu thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện trung đại không ở đâu có thể thiếu được yếu tố giới thiệu nhân vật đó chính là yếu tố cơ bản của lời văn tự sự. Bên cạnh yếu tố giới thiệu nhân vật thì yếu cũng không thể thiếu được yếu tố kể sự việc? 1. Lời văn giới thiệu nhân vật a. Ví dụ: =>* Hùng Vương thứ 18, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương =>* Vua Hùng muốn kén rể, 2 thần đến cầu hôn Mị Nương =>* Để mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến của câu truyện. =>* Gồm 2 câu : - Câu 1 : 2 ý : + Về vua Hùng + Về Mị Nương - Câu 2 : 2 ý + Về tình cảm : yêu thương Mị Nương + Về nguyện vọng : Muốn kén rể =>- Lai lịch : Vua Hùng thứ 18 - Tình cảm : yêu con hết mực - Quan hệ : cha con - Tính tình : hiền dịu =>* Gồm 6 câu: * Nhiệm vụ : Câu 1 : Giới thiệu sự việc nối tiếp và 2 nhân vật chưa rõ tên Câu 2 + 3: Tiếp tục giới thiệu cụ thể hơn về Sơn Tinh Câu 4 + 5: Tiếp tục giới thiệu cụ thể hơn về Thủy Tinh Câu 6 : Nhận xét chung về 2 chàng =>* Tên : Sơn Tinh, Thủy Tinh * Lai lịch : Sơn Tinh : vùng núi Tản Viên Thủy Tinh : miền biển * Tài năng : có tài lạ (dự báo cuộc đấu tranh giữ dội về sau) =>* Không vì giữa các câu có quan hệ nhân quả -> nếu đổi sẽ ảnh hưởng đến nội dung. =>* Được vì giữa các câu không có quan hệ phụ thuộc nếu đảo không làm ảnh hưởng đến nội dung của câu. =>Thường theo kiểu C có V hoặc có V - HV thứ 18 có…- người ta gọi chàng là.... C V C V - Một hôm có … C V (thời gian trong truyện dân gian thường là phiếm chỉ) b. Kết luận: Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch,quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. 2.Lời văn kể sự việc * Đọc đoạn văn 3 SGK HSY? Các nv có những hành động gì? HSY? Kết quả của hành động? ?Lời kể trùng điệp (“nước ngập …. nước dâng”...), gây ấn tượng gì cho người đọc? HSK? Các hành động trên được thể hiện theo trật tự nào? HSK? Vậy lời văn kể sự việc là gì? ? Văn tự là loại văn như thế nào? HS trả lời theo bàn a. Ví dụ: =>* Thủy Tinh : Đem quân đánh Sơn Tinh, hô mưa gọi gió làm giông bão =>*Kết quả Thành Phong Châu: biển nước * Cuộc đấu tranh long trời đất lở,dữ dội -> Thủy Tinh vị thần hung dữ =>*Trước– sau ;nguyên nhân – kết quả GV : (các hành động trên chính là sự việc trong văn tự sự ) b. Kết luận: =>* Là kể hành động, việc làm, kết quả của hành động =>* Văn tự sự là loại văn chủ yếu kể về việc và người - Kể việc là kể cá hành động,việc làm, kết quả của hành động 3. Đoạn văn Văn tự sự chủ yếu kể về người và việc một bài văn tự sự hoàn chỉnh gồm các đoạn văn liên kết với nhau tạo thành ta cùng tìm hiểu đoạn văn. * Đọc lại đv ở trang 59 HSY? Đoạn văn gồm mấy câu HSY? Đọc bắt đầu từ đâu đến đâu? HSTB? Câu nào khái quát nội dung chính của toàn đoạn ? Gọi là câu gì? HSK? Các câu khác có quan hệ với câu chủ đề như thế nào? HSK? Từ việc tìm hiểu phân tích trên em hiểu thế nào là đoạn văn trong câu chủ đề của đoạn văn? HS trả lời theo bàn a. Ví dụ: =>* 3 câu =>* Đọc từ chỗ viết hoa lui đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm qua hàng. * Câu 1 =>* Gọi là câu chủ đề =>* Diễn đạt ý phụ giải thích cho ý chính làm cho ý chính nổi lên. => Mỗi đoạn văn thường có 1 ý chính diễn đạt thành 1 câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt ý phụ dẫn đến ý chính đó hoặc giải thích cho ý chính làm ý chính nổi lên. III. Luyện tập Bài 1(HSY_TB) a. Đoạn 1: Kể về việc SD làm thuê cho nhà phú ông (cả lớp) Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi - Câu 1: Hành động bắt đầu - Câu 2: Nhận xét chung về hành động - Câu 3, 4: Hành động cụ thể - Câu 5: Kết quả, ảnh hưởng của hành động b. Đoạn 2: Kể về thái độ của các con gái phú ông đối với SD Câu chủ đề: câu 2 c. Đoạn 3: Kể về tính nết cô Dần Câu chủ đề: câu 2 - Câu 1+2: Quan hệ nối tiếp - Câu 2: Nhận xét chung về hành động - Câu 3, 4 : Hành động cụ thể - Câu 5,6: Đối xứng Bài 2(HSTB- K) – Câu b đúng vì mạch lạc (về nhà) - Câu a sai vì sai mạch lạc (lộn xộn) không thể cưỡi ngựa rồi mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới bắt đầu đóng chắc yên ngựa (những từ gì, cụm từ gì) Bài 3(HSK): Viết câu giới thiệu các nhân vật : (xem ghi nhớ phải giới thiệu những gì, cách giới thiệu như thế nào câu văn dùng) - Thánh Gióng là vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc chúng ta (C là V) - LLQ- vua Rồng, chồng bà Âu Cơ,từng diệt ngư tinh, hồ tinh,mộc tinh giúp dân an cư lạc nghiệp (C - V) - Âu Cơ- mẹ tiên- vợ LLQ xinh đẹp tuyệt trần - Tuệ Tĩnh là nhà danh y lỗi lạc đời Trần - Hãy triển khai các câu trên thành 1 đoạn văn (về nhà) Bài 4(HSK) Viết đoạn văn kể chuyện TG đuổi giặc Ân bắt đầu từ khi sứ giả dắt ngựa sắt tới, TG vươn vai thành tráng sĩ (Xem ghi nhớ phải kể những gì, cách kể như thế nào, viết câu chủ đề của nó ) Bài 5(HSG) Hãy tập nói các đoạn văn : các câu mở đoạn sau là câu chủ đề – những câu tiếp theo phải nêu các sự việc minh họa cho chủ đề ấy. + Giới thiệu về mình, giới thiệu về các thành viên trong gia đình - Hằng ngày tôi rất bận … - Chị tôi là 1 người siêng năng, cần cù … - Anh tôi rât thích đọc truyện …. IV. Bài tập về nhà : Bài cũ: Học thuộc ghi nhớ làm bài tập còn lại. Bài mới: Tập luyện nói, kể chuyện : + Về bản thân + Về người bạn + Về gia đình + Về một ngày hoạt động của mình D. Đánh giá, điều chỉnh kiến thức. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn : /10/2013 Ngày soạn 10/2013 Tiết21+ 22 Văn bản Thạch Sanh (Truyện cổ tích) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Về kiến thức: CĐT: Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sỹ. HSTB: Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian. HSK_G: Nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh. 2. Kỹ năng: CĐT: Bước đầu biết cách đọc hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. -HSTB: Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩa của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện. HSK_G: Kể chuyện cổ tích một cách biểu cảm. 3.Thái độ : Có lòng nhân hậu, bao dung với mọi người. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Tranh về Thạch Sanh - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy kể các tên gọi từng có của Hồ Gươm từ xưa đến nay ? ? Việc đòi gươm, trả gươm ở Hồ Gươm có những ý nghĩa gì ? 3. Bài mới Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích VN, được nhân dân ta rất yêu thích. Cuộc đời và những chiến công của TS cùng với sự hấp dẫn của truyện và của nhiều chi tiết thần kì đã làm xúc động, xay mê rất nhiều thế hệ người đọc, người nghe. Để hiểu sâu hơn về truyện và nhân vật TS, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu... Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Đọc và tìm hiểu chung: CĐT? Thế nào là truyện cổ tích ? - GV nêu yêu cầu đọc - Đọc mẫu 1 đoạn - Gọi HS đọc tiếp HSTB? Hãy tóm tắt lại truyện TS bằng một chuỗi sự việc chính? HSTB_K? Các từ : Thái tử, thiên thần, xét về nguồn gốc thuộc lớp từ nào mà chúng ta đã học? 1. Truyện cổ tích : - Một loại truyện dân gian, rất phổ biến, được mọi người nhất là trẻ em rất ưa thích. - Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật. + Nhân vật bất hạnh, mô côi, em út.. + Nhân vật dũng sĩ, có tài năng lạ (Thạch Sanh, Mã Lương) + Nhân vật thông minh, ngốc nghếch (em bé thông minh, chàng ngốc). + Nhân vật là động vật. - Thường có yếu tố hoang đường. - Thể hiện ước mơ và niền tin của nhân dân. 2. Thể loại: Cổ tích ngợi ca người dũng sĩ 3.Tác giả: Dân gian. 4. Đọc và kể túm tắt - Yêu cầu: Chậm, rõ ràng, gợi không khí cổ tích, chú ý phân biệt giọng kể và giọng nhân vật. - Kể tóm tắt: Các sự việc chính - Thạch Sanh ra đời - Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông - Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông - Mẹ con Lí Thông lừa TS đi chết thay cho mình. - Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công. - TS diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công. - TS diệt hồ tinh, cứu thái tử bị vu oan vào tù. - TS được giải oan lấy công chúa. - TS chiến thắng quân 18 nước chư hầu. TS lên ngôi vua. 3. Chú thích: Giải nghĩa các chú thích: 3,6,7,13 Hoạt động 2: II. Tìm hiểu văn bản: HSY?Tìm những chi tiết nói về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh? HSTB?Trong những chi tiết ấy, em thấy những chi tiết nào là bình thường, chi tiết nào mang tính chất khác thường? HSK_G?Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch sanh như vậy nhằm mục đích gì? 1. Nhân vật Thạch sanh: a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh: - Là thái tử con Ngọc Hoàng. - Mẹ mang thai trong nhiều năm. - Lớn lên mồ côi cha mẹ, sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi. - Được thiên thần dạy đủ võ ng

File đính kèm:

  • docgiao an 6.doc