Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19 đến tiết 24

A. MỤC TIÊU:

1. Giúp HS:- Nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa; Hiện tượng chuyển nghĩa của từ; Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

2. Rèn luyện cho HS kỹ năng nhận biết và sử dụng tốt từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong văn bản.

B. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn ;

- Phân tích, tổng hợp.

C. CHUẨN BỊ: Thầy: Giáo án; Trò: Bài soạn

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ôn định: (1p)

II. Bài cũ : (5p) Kiểm tra việc chuẩnbị bài của HS.

III Bài mới: (39p)

1. Dẫn vào bài: Để có tên gọi cho những sự vật mới được khám phávà biểu thị khái niệm mới, con người có thể thêm những nghĩa mới vào cho những từ đã sẳn có (vốn chỉ có một nghĩa). Việc làm ấy làm nảy sinh hiện tượng nhiều nghĩa của từ.

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19 đến tiết 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /08 Ngày giảng: / / 08 Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ A. Mục tiêu: 1. Giúp HS:- Nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa; Hiện tượng chuyển nghĩa của từ; Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. 2. Rèn luyện cho HS kỹ năng nhận biết và sử dụng tốt từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong văn bản. B. Phương pháp: - Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn ; - Phân tích, tổng hợp. C. Chuẩn bị: Thầy: Giáo án; Trò: Bài soạn D. Tiến trình lên lớp: I. Ôn định: (1p) II. Bài cũ : (5p) Kiểm tra việc chuẩnbị bài của HS. III Bài mới: (39p) 1. Dẫn vào bài: Để có tên gọi cho những sự vật mới được khám phávà biểu thị khái niệm mới, con người có thể thêm những nghĩa mới vào cho những từ đã sẳn có (vốn chỉ có một nghĩa). Việc làm ấy làm nảy sinh hiện tượng nhiều nghĩa của từ. 2. Tiến trìn h bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Từ nhiều nghĩa HS: Đọc VD, văn bản Những cái chân, tr.55 GV:- Có mấy sự vật có chân được nhắc tới trong bài thơ? Hãy tìm một số sự vật có chân khác mà em biết? HS:- 4 sự vật: chân gậy, chân compa, chân kiềng, chân bàn. - bàn chân, chân núi, chân đê… GV: Em hãy giải thích các nghĩa của từ chân? HS: - Trả lời theo nhận thức của mình. GV:Nhân xét, bổ sung, giải thích. HS:Vậy, từ chân là từ có một nghĩa hay nhiều nghĩa?. GV:Em hãy tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân? HS:- Mắt: đôi mắt, quả na mở mắt, thân cây bàng đầy mắt; - Mũi: mũi người, mũi tàu, mũi dao; - Chín: quả chín, cơm chín, suy nghĩ chín chắn. GV: Hãy tìm những từ chỉ có một nghĩa như: compa, kiềng. HS:bút, toán học, học sinh, xe đạp. Hoạt động 2: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ GV:HD HS xem lại từ chân ở VD mục I. - Hãy tìm hiểu mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân? Theo em nghĩa nào của từ chân được dùng phổ biến và thông thường nhất? HS:- Nghĩa đầu tiên, phổ biến: Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người và động vật. - Các nghĩa khác được suy ra từ nghĩa đầu tiêncủa từ chân. GV: Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa? HS: Trong một câu cụ thể, từ chỉ được dùng với 1 nghĩa. HS: Đọc ghi nhớ sgk. GV:Từ lợi trong răng lợi và trong lợi ích có phải là từ nhiều nghĩa không? HS:Suy nghĩ, trả lời. c.Hoạt động 3: Luyện tập GV: Hãy tìm 3 từ chỉ bộ phận trên cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng? HD: HS làm theo mẫu: Chân: nghĩa gốc: - Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi , đứng. - chân bàn, chân núi, chân đê. GV: Tìm một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ TV: a. Chỉ sự vật chuyển thành hành động: cái cưa- cưa gỗ. b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: gánh củi đi- một gánh củi I.Từ nhiều nghĩa 1.Ví dụ: Chân: + Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi , đứng (đau chân, bàn chân) + Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác (chân bàn, chân giường, chân kiềng) + Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.(chân tường, chân núi, chân đê) KL: Chân là từ có nhiều nghĩa 2. ghi nhớ SGK tr.56 II.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Từ có nhiều nghĩa: + Nghĩa gốc: nghĩa thường dùng, xuất hiện đầu tiên. + Nghĩa chuyển: được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. - Trong một câu cụ thể, từ chỉ được dùng với một nghĩa. Ghi nhớ: SGK tr.56 Lưuý: Cần phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm khác nghĩa.(Từ đồng âm: không có cơ sở chung giữa nghĩa của các từ.) II/Luyện tập Bài tập 1 tr.56 - Đầu: + cái đầu người, đau đầu. + đầu sông, đầu nhà, đầu đường + đầu đàn, đầu mối. - Tay: + cánh tay, đau tay + tay ghế, tay vịn cầu thang + tay súng, tay vợt, tay cày. - Mũi:+ mũi tẹt, sổ mũi + mũi kim, mũi kéo. + mũi đất, mũi Ca Mau Bài tập 3 tr.57. a. hộp sơn- sơn cửa, cái bào- bào gỗ, cân muối- muối dưa; b. đang bó lúa- ba bó lúa, cuộn bức tranh- ba cuộn tranh, đang gói bánh- ba gói bánh IV. Cũng cố: (3 phút) - Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho ví dụ minh hoạ V. Dặn dò về nhà: (3 phút) - Về nhà làm bài tập 4 sgk - Học thuộc ghi nhớ - Soạn bài mới D. Phần bổ sung: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -- & ›--- Ngày soạn: / /08 Ngày giảng: / / 08 Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự A. Mục tiêu: 1. Giúp HS:- Nắm được đặc điểm của lời văn, đoạn văn tự sự khi dùng để kể về người, sự việc. - Nắm được cách xây dựng đoạn văn trong văn bản tự sự. 2. Rèn luyện cho HS kỹ viết lời văn, đoạn văn tự sự về người, về sự việc. B. Phương pháp: - Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn ; - Phân tích, tổng hợp. C. Chuẩn bị: + Thầy: Giáo án + Trò: Bài soạn D. Tiến trình lên lớp: I. Ôn định: (1p) II. Bài cũ : (5p) Nêu tiến trình các bước làm bài văn tự sự. III. Bài mới: (32p) 1. Dẫn vào bài: Lời văn, đoạn văn tự sự trong bài văn kể về người, về việc được xây dựng như thế nào? 2. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Lời văn, đoạn văn tự sự HS: Đọc 2 đoạn văn SGK tr.58. GV:Các câu văn giới thiệu về ai? Giới thiệu như thế nào? Thường dùng những từ, cụm từ nào? HS:Đ.1: - Câu 1: giới thiệu VH, MN. - Câu 2: giới thiệu tình cảm, nguyện vọng của Vua Hùng. Đ.2: - Câu1: giới thiệu chung. - Câu 2,3: giới thiệu ST. - Câu 4,5: giới thiệu TT. - Câu 6: kết luận. + Giới thiệu tên, lai lịch, tài năng, + Câu văn thường dùng các từ: là, gọi là, có.. HS: Đọc đoạn văn sgk tr. 59. GV: Đoạn văn trên dùng những từ gì để kể hành động của nhân vật? Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? HS: - Dùng các động từ - Thứ tự trước , sau. - Lũ lụt lớn xảy ra, thành Phong Châu ….biển nước. HS: Đọc lại đoạn văn 1, 2, 3 tr.58, 59. GV:Hãy xác định ý của mỗi đoạn văn? Tìm câu biểu đạt ý chính đó? HS:- Đ.1: Vua Hùng kén rể. - Đ.2: Hai người đến cầu hôn tài năng như nhau. - Đ.3: TT dâng nước đánh ST. GV: Các câu khác trong đoạn văn có tác dụng gì? HS:giải thích, làm rõ ý chính. Đọc ghi nhớ SGK tr. 59. Hoạt động 2: Luyện tập GV:HD HS 3 đoạn văn tr. 59 - Mỗi đoạn văn kể về điều gì? Tìm câu chủ đề? Các câu khác triển khai chủ đề như thế nào? HS: làm BT theo HD của GV. GV: HD HS đọc 2 câu trong sgk tr.60 - Theo em, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao? HS: trả lời theo gợi ý của GV. I.Lời văn, đoạn văn tự sự 1. Lời văn giới thiệu nhân vật. - Giới thiệu tên, lai lịch, tài năng… - Thường dùng các từ: là, gọi là, có… 2.Lời văn kể sự việc - Kể về việc làm, hành động của nhân vật, dẫn đến một kết quả. 3. Đoạn văn: - Có câu chủ đề: diễn đạt ý chính của đoạn văn. - Các câu khác trong đoạn làm rõ cho ý chính. * Ghi nhớ: SGK tr.56 II.Luyện tập Bài tập 1 tr.60 Gợi ý: - Đoạn 1: Sọ Dừa làm thuê trong nhà phú ông. + Câu chủ đề: Sọ Dừa chăn bò rất giỏi - Đoạn 2: Thái độ của các cô con gái phú ông đối với Sọ Dừa. + Câu chủ đề: câu 2. - Đoạn 3:Tính nết cô Dần + Câu chủ đề: C2. Bài tập 2 tr.60 a. Sai, vì thiếu tính mạch lạc, các hành động sắp xếp chưa hợp lí. b. Đúng, vì các hành đọng được sắp xếp mạch lạc. IV. Cũng cố: (3 phút) - Học sinh đọc lại ghi nhớ sgk tr59 - Nắm lời văn, đoạn văn tự sự V. Dặn dò về nhà: (4 phút) - Học thuộc ghi nhớ - Làm tiếp bài tập 3,4 sgk tr60 - Soạn bài: Thạch Sanh. D. Phần bổ sung: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -- & ›--- Ngày soạn: / /08 Ngày giảng: / / 08 Tiết 20: Văn bảN - THạch sanh (Truyện cổ tích) A. mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ. - Kể lại được chuyện một cách sinh động - GD học sinh lòng yêu chính nghĩa, ghét gian tà. B. Phương pháp: Đàm thoại, phân tích. C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: - Bộ tranh Thạch Sanh, Nghiên cứu bài, soạn giáo án 2. Học sinh: - Học thuộc bài cũ, soạn bài mới. D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: () II. Kiểm tra bài cũ: () - Mục đích chính của việc tác giả dân gian đưa yếu tố kì ảo vào trong truyện cổ tích là gì? khoanh tròn chử cái đầu câu em đồng ý - Nhân vật chính của truyện Sọ Dừa là loại người có hình dạng như thế nào? và phẩm chất bên trong như thế nào? truyện Sọ Dừa đề cao cái gì? III. Triển khai bài: 1. Đặt vấn đề: (1 phút) Giờ học hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về truyện cổ tích Việt Nam. Truyện có nhan đề lấy tên nhân vật chân chính là một dũng sĩ dân gian thật thà, nhân hậu, tài năng vô địch, từng lập nhiều chiến công phi thường vì dân, vì nước. Câu chuyên Thạch Sanh hôm nay chúng ta học là biểu tượng tuyệt đẹp của người Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình. 2. Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung: GV: Tác phẩm thuộc loại truyện cổ tích kể về nhân vật nào? HS:- Kể về nhân vật dũng sĩ, tài năng GV:HD HS đọc văn bản: giọng đọc chậm rãi, bình tĩnh; lưu ý thay đổi giọng điệu phù hợp với từng nhân vật. HS: Đọc bài theo HD của GV. - Kể tóm tắt truyện. - Xem chú thích tr.65,66 GV: Truyện được chia làm mấy phần ? Nêu nội dung mỗi phần? HS: Chia làm 3 phần: -P1: Từ đầu…..phép thần thông. -P2: tiếp……bọ hung. -P3: phần còn lại. Hoạt động 2: Phân tích HS: Đọc phần 1 của văn bản. GV: Em hãy tìm những chi tiết bình thường và khác thường về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh? Qua các chi tiết đó, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì? HS:- Chi tiết bình thường: + Thạch Sanh là con một gia đình nông dân tốt bụng, rất nghèo. - Chi tiết không bình thường: + Thạch Sanh chính là thái tử do ngọc hoàng sai xuống đầu thai. + Người vợ mang thai khá lâu. + Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ môn võ nghệ và phép thần thông. - Qua các chi tiết đó, tác giả dân gian muốn khẳng định: Thạch Sanh là con của nông dân bình thường, nhưng vẫn có những tính cách, tài năng đẹp đẽ, kì lạ, phi thường. GV: Đọc phần 2 của văn bản. Hãy kể tên những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua? Em có nhận xét gì về tính chất của các thử thách đó? HS:Các thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua:+ Mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi trong cảnh nghèo khổ dưới gốc đa. + Đánh nhau với chằn tinh, giết chết nó, bị Lí Thông lừa phải trốn đi. + Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị lấp cửa hang. +Bị bắt vào ngục, bị chằn tinh báo thù. +Bị các nước chư hầu đem quân tiến đánh. - Các thử thách càng tăng dần mức độ nguy hiểm, khó khăn. GV: Giới thiệu tranh Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh. GV:Qua những thử thách đó Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì? HS:- Thật thà, chất phác. - Dũng cảm, tài năng. - Vị tha, rộng lượng. GV: Hãy nêu những chi tiết thần kì trong truyện Thạch Sanh và phân tích ý nghĩa của chi tiết tiiéng đàn và niêu cơm thiết đãi quân sĩ 18 nước chư hầu? HS:Chi tiết thần kì: sự ra đời của Thạch Sanh, có cung tên vàng, có cây đàn, có niêu cơm. - Tiếng đàn: giải oan cho Thạch Sanh - Niêu cơm: sự yêu chuộng hoà bình của người dũng sĩ. GV: Đối lập với tính cách và hành động của Thạch Sanh là tính cách và hành động của nhân vật nào? HS: Nhân vật Lí Thông. GV:Nhân vật Lí Thông đã có những hành động gì? HS:- Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình; lừa Thạch Sanh để cướp công giết chằn tinh; lấp cửa hang, cướp công cứu công chúa. GV: Hãy chỉ ra sự đối lập giữa tính cách và hành động của hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông? HS: Thạch Sanh Lí Thông - chất phác, thật thà - mưu mô, giả dối - tin người, trung thực - lừa lộc, gian trá - vị tha, rộng lượng - ích kỉ, hẹp hòi => Cái thiện. => Cái ác GV:HD HS thảo luận nhóm các câu hỏi: - Truyện Thạch Sanh có những kết cục khác nhau dành cho các nhân vật: Mẹ con Lí Thông phải chết, Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc ấy nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Cho ví dụ. HS: Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận Hoạt động 3: Tổng kết, luyện tập HS: Đọc ghi nhớ. GV: Yêu cầu HS đọc phần đọc thêm. GV: Vẽ một bức tranh minh hoạ cho truyện Thạch Sanh. Hướng dẫn: Em sẽ lựa chọn chi tiết nào để vẽ minh hoạ? Đặt tên cho bức tranh ấy là gì? I/ Tìm hiểu chung: 1. Tác phẩm - Truyện kể về nhân vật dũng sĩ, tài năng. 2. Đọc VB, tìm hiểu từ khó. 3.Bố cục : 3 phần Phần 1: Sự ra đời và lớn lên của TS Phần 2: Những thử thách TS phải trải qua; Tài năng của Thạch Sanh. Phần 3: Kết thúc câu chuyện. II/ Phân tích 1.Nhân vật Thạch Sanh. a. Nguồn gốc xuất thân. - Sự bình thường: là con một gia đình nông dân nghèo, tốt bụng. - Sự khác thường: do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai, bà mẹ mang thai trong nhiều năm, TS được thần dạy võ nghệ và phép thần thông. KL: Thạch Sanh xuất thân từ một gia đình nghèo khó, tốt bụng; đồng thời cũng là người có phẩm chất đẹp đẽ, tài năng kì lạ, phi thường. b. Những thử thách mà Thạch Sanh phải vượt qua: - Thạch Sanh phải trải qua nhiều thử thách rất khó khăn và nguy hiểm. - Qua đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của chàng: + Thật thà chất phác, luôn tin tưởng vào người khác. + Dũng cảm, tài năng. + Bao dung, vị tha, rộng lượng. => Đây là những phẩm chất tiêu biểu, đáng trân trọng của người dân lao động. * ý nghĩa của những chi tiết thần kì: - Tiếng đàn: có ý nghĩa công lí, trả lại sự công bằng cho người có công; vạch mặt kẻ cói tội. - Niêu cơm: Thể hiện sự rộng lượng, tượng trưng cho tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hoà bình của người dũng sĩ và nhân dân lao động. 2. Nhân vật mẹ con Lí Thông. - Là kẻ mưu mô, giả dối, gian trá, lộc lừa, ích kỉ, hẹp hòi. => Đại diện cho thế lực gian ác trong xã hội cũ. 3. ý nghĩa của truyện: - ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. - Thể hiện đạo lí: ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão (GV dùng dẫn chứng minh hoạ: ý nghĩa của truyện thể hiện đạo lí truyền thống của nhân dân ta: ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão) III/ Tổng kết, luyện tập 1. Ghi nhớ SGK tr.34 2. Bài tập1 Vẽ bức tranh minh hoạ cho truyện. IV. Cũng cố: (4 phút) - Nắm được nội dung, cốt truyện, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh - Tập kể diễn cảm chuyện Thạch Sanh - Nói về sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh, nhân dân muốn thể hiện điều gì? V. Dặn dò về nhà: (4 phút) - Học bài cũ, chuẩn bị tiếp tiết 2 văn bản Thạch Sanh - Soạn: Chữa lỗi dùng từ. D. Phần bổ sung: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -- & ›--- Ngày soạn: / /08 Ngày giảng: / / 08 Tiết 22 - Văn bảN : THạch sanh (Truyện cổ tích) A. Mục tiêu : 1.Giúp HS : Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Sọ Dừa. 2. Rèn luyện cho HS kỹ năng đọc, tóm tắt, kể, phân tích truyện dân gian. 3. Giáo dục HS biết đề cao, quí trọng sự chân thành; căm ghét sự giả dối, phản bội. B. Phương pháp :- Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, phát vấn - Phân tích tổng hợp. C. Chuẩn bị : - Thầy : Giáo án, tranh minh hoạ. - Trò: Bài soạn D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định (1p) II. Bài cũ (5p) : Truyện Sọ Dừa đã phản ánh ước mơ gì của người lao động? III. Bài mới ( 32p) 1. Dẫn bài : Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có loại truyện kể về người dũng sĩ có tài năng kì lạ, diệt trừ yêu quái, đánh bại quân xâm lược, câu chuyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo. “Thạch Sanh” là một câu chuyện như thế. 2. Triển khai bài: (1 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 2: ( ) Tìm hiểu văn bản Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua ? Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch sanh đã trải qua những thử thách như thế nào? ? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì? qua các lần thử thách đó ? Hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động? Hãy chỉ ra sự đối lập này? ? Truyện có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc biệt nhất là tiếng đàn và niêu cơm đải quân sĩ 18 nước chư hầu. Hãy nêu ý nghĩa chi tiết đó? Cho học sinh quan sát tranh Thạch Sanh và niêu cơm thần kì Học sinh thảo luận nhóm 3phút ? Tất cả câu chuyện nhằm ngợi ca cái gì? đồng thời muốn thể hiện điều gì? Hoạt động 3: ( ) Luyện tập II. Tìm hiểu văn bản: a. Sự ra đời và lớn lên của thạch sanh b. những thử thách Thạch Sanh phải trải qua. 1. Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ thế mạng. Thạch Sanh diệt được chằn tinh 2. Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp của hang 3. Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù. 4. Sau khi kết hôn với công chúaàhoàng tử thứ 18 nước chư hầu bị công chúa từ hôn àtức giậnàkéo quân sang đánh ð Sự chất phác, thật tà, vị tha đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người. c. Sự đối lập giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông * Thạch Sanh: 1. vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm 2. Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng cứu công chúa * Lý Thông: 1.Lùa lộc, xảo trá, vụ lợi và vô cùng độc ác 2. Đẩy Thạch Sanh xuống cứu mạng cho mình, khi Thạch sanh lập được công lớn thì lại cướp công ðSự đối lập giữa cái thiện – cái ác, chính nghĩa – gian tàà sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác. cái xấu. d. ý nghĩa của một số chi tiết thần kì: 1. Tiếng đàn của Thạch Sanh: 2. Tiếng đàn giúp nhân vật được giải oan, giải thoátàthể hiện quan niệm và ước mơ về công lí. 3. Tiếng đàn làm quân chư hầu phải cuốn giáp xin hàngà tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần ưa chuộng hoà bình của nhân dân 4. Niêu cơm thần kì: 5. Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng(ở hiền gặp lành) sẽ được sung sướng, hạnh phúc kẽ ác tất yếu phải bị trừng trị. 6. Tư tưởng và nghệ thuật. 7. Đội hình nhân vật đông dảo 8. kết cấu cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình tiết rất khéo léo, hoàn chỉnh 9. Hai nhân vật đối lập tương phản xuyên xuốt truyện, tạo cho cốt truyện vững chắc, tập trung 10. chi tiết thần kì rất có ý nghĩa tư tưởng – thẩm mĩ * Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập: Bài tập 1: IV. Cũng cố: (3 phút) - Thạch Sanh có những phẩm chất gì đáng quý? - Nêu ý nghĩa của truyện V. Dặn dò về nhà: (3 phút) - Học bài cũ. Làm bài tập 2, đọc phần đọc thêm - Soạn bài mới: Chữa lổi dùng từ. D. Phần bổ sung: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -- & ›--- Ngày soạn: / /08 Ngày giảng: / / 08 Tiết 23 - Chữa lỗi dùng từ A. Mục tiêu: 1. Giúp HS:- Nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn giữa những từ gần âm. 2. Rèn luyện cho HS kỹ nhận biết và có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ. B. Phương pháp: - Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn ; - Phân tích, tổng hợp. C. Chuẩn bị: Thầy: Giáo án; - Trò: Bài soạn D. Tiến trình lên lớp: I. Ôn định: (1p) II. Bài cũ : (5p) KT việc chuẩn bị bài của HS. III. Bài mới: (39p) 1. Dẫn vào bài: 2. Tiến trìn h bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: HS: Đọc 2 đoạn văn SGK tr.68. GV:- Gạch dưới những từ ngữ giống nhau trong các câu đã cho? - Việc lặp lại từ tre ở vd.a có gì khác việc lặp từ ở vd.b - Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ. HS:Đ.a: từ tre -> biện pháp tu từ: nhấn mạnh sức mạnh và tác dụng của cây tre. Đ.b: Cụm từ: truyện dân gian -> lặp từ. - Sửa lai: bỏ cụm từ truyện dân gian ở cuối câu. Hoạt động 2: HS: đọc các vd ở mục II.1. GV: Trong những câu ấy những từ nào dùng không đúng? Vì sao lại dùng sai? Sửa lại như thế nào? HS:a. Từ sai: thăm quan -> tham quan b. nhấp nháy -> mấp máy. - Đây là những từ gần âm. Hoạt động 3: GV: HD HS đọc các câu tronh BT 1. - Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong những câu đã cho. GV:Tìm những từ sai trong những câu đã cho? Thay các từ dùng sai bằng các từ đúng. I.Lặp từ: - Dùng từ ngữ lặp lại vì thiếu vốn từ, câu văn diễn đạt lủng củng, thiếu mạch lạc II. Lẫn lộn các từ gần âm. - Có những từ phát âm, khi dùng tránh sự lẫn lộn. - Nếu dùng nhầm -> sai nghĩa của câu. III.Luyện tập Bài tập 1 tr.68 Gợi ý: Bỏ từ: rất lấy làm, bạn Lan. Bỏ cụm từ: Câu chuyện ấy, vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật. Bỏ từ: lớn lên. Bài tập 2 tr.69 a. Từ sai: linh động -> sinh động b. bàng quang -> bàng quan. c. thủ tục -> hủ tục IV. Cũng cố: (3 phút) - Những lỗi chúng ta thường mắc phải là gì? nguyên nhân ? - Biết cách tránh các lỗi lặp từ, lẫn lộn giữa các từ gần âm.? V. Dặn dò về nhà: (3 phút ) - Mở vở tập làm văn xem những câu nào còn sai và chữa những lỗi đó. - Học bài cũ, Tiết sau trả bài tập làm văn số 1. D. Phần bổ sung: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -- & ›--- Ngày soạn: / /08 Ngày giảng: / / 08 Tiết 24 - Trả bàI Tập làm văn số 1 A. Mục tiêu: 1. Giúp HS: Đánh giá kết quả và chất lượng bài làm của mình về các mặt: kiến thức, kĩ năng làm bài, hình thức diễn đạt… 2. Rèn luyện cho HS kỹ năng nhận diện các lỗi sai, biết sửa lỗi - Rèn các kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn, phát triển đoạn thành bài, sửa chữa bài viết. B. Phương pháp: - Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn. - Phân tích, ttổng hợp C. Chuẩn bị: Thầy: - Giáo án, đồ dùng. - Trò: Bài soạn: ( Sọan trước dàn bài bài viết số 1) D. Tiến trình lên lớp: I. Ôn định: (1p) II. Bài cũ : (3p) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. III. Bài mới: (36p) 1. Dẫn vào bài: 2. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV: Yêu cầu HS nhắc lại đề bài. - Hãy xác định nội dung và thể loại của đề ra? HS:- Thể loại: văn tự sự. - Nội dung: Kể sáng tạo một câu chuyện đã học. GV:Bố cục bài văn tự sự gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ chính của phần mở bài? GV: Nhiệm vụ chímh của phần thân bài là gì? (GVHD: câu chuyện có những nhân vật, sự việc chính nào? diễn biến ra sao? Kết quả như thế nào?) Họạt động 2: GV: nhận xét chung về bài làm của HS (Bài của em: ......................................... ............................................................. .............................................................. ............................................................. Hoạt động 3: GV: yêu cầu HS đọc bài văn mẫu (điểm 9,..............................................) I Tìm hiểu đề, lập dàn ý: 1. Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện truyền thuyết (hoặc cổ tích) mà em đã học bằng lời văn của em. 2. Dàn bài: a. Mở bài: - Giới thiệu chung về câu chuyện em kể b. Thân bài: - Kể về nhân vật, sự việc chính. - Diễn biến sự việc - Kết quả của sự việc. c. Kết bài: Khẳng định vai trò , ý nghĩa của câu chuyện II. Nhận xét chung: 1.Uu điểm: - Đa số HS năm được yêu cầu đề ra, nắm đươc phương pháp làm bài. - Biết viết câu, dựng đoạn trong bài văn tự sự; một số em có bài viết sắc sảo, lập luận súc tích. - Biết cách kể sáng tạo một câu chuyện. 2. Tồn tại : - Một số em chưa xác định được nội dung yêu cầu của đề ra. - Chưa có yếu tố sáng tạo trong bài viết. - Sai lỗi diễn đạt, dùng từ, dấu câu, chính tả. III. Trả bài, đọc bài văn mẫu IV.Củng cố 1- Văn tự sự chủ yếu là kể gì? khi kể người ta kể như thế nào? kể việc thì kể như thế nào? 2. Mỗi đoạn văn thường có mấy ý ? các câu khác diễn đạt như thế nào? V. Dặn dò về nhà - Nắm được cách làm bài văn tự sự theo lối sáng tạo - Sửa lỗi sai bằng bút chì vào lề hoặc ở cuối bài. - Soạn: Em bé thông minh D. Phần bổ sung: ..........................................

File đính kèm:

  • docGA NGU VAN 6 T1724(1).doc