TIẾNG VIỆT CHỮA LỖI DÙNG TỪ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS nắm được phép lặp và lỗi lặp, các từ gần âm, khác nghĩa
- Tích hợp với phần văn bản truyện cổ tích Thạch Sanh, với Tập làm văn với bài viết số 1
- Rèn luyện kỹ năng phát hiện lỗi, các cách chữa lỗi dùng từ
- Giáo dục tình cảm yêu mến từ loại tiếng Việt
B.CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị kỹ nội dung bài học
- HS: Chuẩn bị nội dung bài học
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Bài cũ: Thế nào là từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho ví dụ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 23 - Tiếng việt: Chữa lỗi dùng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:6 Ngày soạn: 14/10/07
Tiết: 23 Ngày dạy: 16/10/07
TIẾNG VIỆT CHỮA LỖI DÙNG TỪ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS nắm được phép lặp và lỗi lặp, các từ gần âm, khác nghĩa
- Tích hợp với phần văn bản truyện cổ tích Thạch Sanh, với Tập làm văn với bài viết số 1
- Rèn luyện kỹ năng phát hiện lỗi, các cách chữa lỗi dùng từ
- Giáo dục tình cảm yêu mến từ loại tiếng Việt
B.CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị kỹ nội dung bài học
- HS: Chuẩn bị nội dung bài học
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Bài cũ: Thế nào là từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho ví dụ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Gv hướng dẫn HS gạch dưới những từ ngữ có nghĩa giống nhau có trong đoạn trích?
Việc lặp đi lặp lại từ tre ở ví dụ (a) có gì khác việc lặp từ ở ví dụ(b)
Hãy chữa lại câu mắc lỗi lặp từ
HS thảo luận trả lời
Sửa lại như sau: con rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Gv trong các câu sau, những từ nào dùng không đúng, tại sao có lỗi dùng từ sai âm như vậy? Nêu cách khắc phục lỗi đó?
HS thảo luận, trả lời:
Gv nhấn mạnh: từ có hai mặt hình thức và nội dung( như đã học ở bài 3) hai mặt này luôn luôn gắn bó lẫn nhau. Vì vậy sai về hình thức sẽ dẫn tới sai về nội dung
Hãy lược bỏ từ ngữ trùng lăp trong ví dụ SGK
Hs: câu a:bỏ từ: bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, bạn, lan
Câu b: bỏ câu chuyện ấy
Câu c: bỏ từ lớn lên
Nội dung bài học
I/ TỪ NGỮ GIỐNG NHAU:
a, - Tre – tre (7 lần)
- Giữ – giữ (4 lần)
- Anh hùng - Anh hùng(2 lần)
=>có tác dụng nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa như một bài thơ cho văn xuôi
b.Truyện dân gian - truyện dân gian (2 lần)
đây là lỗi lặp từ.
- Sửa lại như sau: con rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
II/ LẪN LỘN TỪ GẦN ÂM
1.Dùng từ không đúng nghĩa:
- Thăm quan thay bằng tham quan
- Nhấp nháy thay bằng mấp máy
2.Nguyên nhân mắc lỗi:
Lẫn lộn từ gần âm, khác nghĩa
3. khăc phục những lỗi sai:
HS tự viết lại những câu trên cho đúng.
III/ LUYỆN TẬP:
Bài 1:
- Câu a: bỏ từ: bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, bạn, Lan
=>còn lại: Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến
- Câu b: bỏ câu chuyện ấy
- Câu c: bỏ từ lớn lên
Bài 2: tìm từ thay thế:
- Câu a: thay linh động bằng sinh động
- Câu b: thay từ bàng quang bằng bàng quan
- Câu c: thay từ thủ tục bằng hủ tục
4. Củng cố – dặn dò:
- Giáo viên chốt lại một số nội dung chính trong bài học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài, làm các bài tập còn lại.
---------------------------------------------@----------------------------------------
File đính kèm:
- TUAN 6 TIET 23.doc