A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs nhận ra các lỗi thường mắc phải khi dùng từ: lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm, cách tránh những lỗi ấy khi dùng từ.
- Rèn: kỹ năng dùng từ đúng văn cảnh, kỹ năng chữa lỗi dùng từ.
* Trọng tâm:- Chữa lỗi thường mức khi dùng từ.
* Tích hợp:- Các văn bản đã học. Giải nghĩa từ, từ mượn.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, chuẩn bị những lỗi HS thường mắc phải.
2/ HS: Học bài, làm BT.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày ý nghĩa của truyện Thạch Sanh?
3/ Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 25: Chữa lỗi dùng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/9/2013
Ngày dạy : 1/10/2013
Tiết 25: CHỮA LỖI DÙNG TỪ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs nhận ra các lỗi thường mắc phải khi dùng từ: lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm, cách tránh những lỗi ấy khi dùng từ.
- Rèn: kỹ năng dùng từ đúng văn cảnh, kỹ năng chữa lỗi dùng từ.
* Trọng tâm:- Chữa lỗi thường mức khi dùng từ.
* Tích hợp:- Các văn bản đã học. Giải nghĩa từ, từ mượn.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, chuẩn bị những lỗi HS thường mắc phải.
2/ HS: Học bài, làm BT.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày ý nghĩa của truyện Thạch Sanh?
3/ Bài mới:
Phương pháp
+ Hai VD trên giống nhau ở điểm nào?
+ Em có nhận xét gì vè cách diễn đạt của VD1?
- Theo em sự rườm rà lủng củng ấy là do đâu?
+ Cách diễn đạt của VD 2 có gì khác so với cách diễn đạt ở VD1?
- Qua VD này, em nhận thấy khi diễn đạt chúng ta thường mắc lỗi nào?
VD: Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích nó.
- HS quan sát ví dụ:
- Quan sát văn cảnh và giải nghĩa các từ: Thăng quan, nhấp nháy?
Có thể thay thế từ "thăm quan" và từ "nhấp nháy" bằng các từ nào?
- Với nghĩa của từ thăm quan và nhấp nháy như thế thì việc dùng 2 từ đó trong 2 văn cảnh này có đúng không?
Vậy có thể dùng từ nào?
- ở VD 2, cử động của ria mép phải dùng từ nào mới đúng?
- So sánh từ dùng sai với từ được thay thế?
- Vậy theo em, lỗi lẫn lộn các từ gần âm là do đâu?
- Có những cách nào để sửa và tránh lỗi này?
- Yêu cầu của bài tập 1?
Lược bỏ những từ ngữ trùng lặp à lặp lỗi từ
- Y/c của BT2?
Tìm nguyên nhân gây lỗi dùng từ, hay sửa lại bằng cách thay thế bằng từ khác?
Gợi ý: Muốn tìm nguyên nhân gây lỗi, dùng từ phải làm như thế nào?
Nội dung
I. Chữa lỗi dùng từ:
1/ Chữa lỗi lặp từ:
a) VD
b) Nhận xét
- Lỗi lặp từ: Do người viết, người nói dùng nhiều lần 1 từ trong 1 câu hoặc trong các câu kề nhau, tạo sự rườm rà, lủng củng.
- Cách sửa lỗi: Bỏ từ ngữ bị lặp, thay thế bằng từ cùng nghĩa.
VD: Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo.
à Con mèo nhà em rất đẹp nên em rât thích.
à Con mèo nhà em rất đẹp nên em rât thích nó.
* Lưu ý: Cần phân biệt lỗi lặp từ với việc việc lặp từ có dụng ý nghệ thuật, hoặc để diễn đạt chính xác 1 ý nào đó.
2/ Lẫn lộn các từ gần âm:
a) VD
b) Kết luận
-Thăm quan:là từ không có nghĩa à thay bằng tham quan.
- VD2: Nhấp nháy:= mấp máy
- Lỗi lẫn lộn các từ gần âm: Sử dụng nhầm các từ có hình thức ngữ âm gần giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
- Nguyên nhân: Do nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ hoặc chưa hiểu rõ nghĩa của từ.
-
II. Luyện tập:
1/ BT1:
a) Bỏ: bạn Lan, cả lớp, lấy làm, đều.
b) Bỏ: Câu chuyện này, những nhân vật ấy (họ, những người)
c) Bỏ: lớn lên.
2/ BT2:
a) Thay: linh động bằng sinh động.
b) Thay: bàng quang bằng bàng quan.
c) Thay: thủ tục bằng hủ tục.
3/ BT3:
- Ca dao hội tụ những gì…. nhất của tâm hồn người Việt Nam
- Trên bầu trời xuất hiện một vì …. .
4/ Củng cố: - Tại sao cần phải hiểu rõ nghĩa của từ khi dùng?
5/ Dặn dò:
- Tìm tiếp những từ lỗi dùng từ em thường mắc phải.
- Đọc lại bài văn em vừa viết, tìm lỗi dùng từ, tự sửa lại.
===========================================================
Ngày soạn: 1/10/2013
Ngày dạy: 4/10/2013
Tiết 26: CHỮA LỖI DÙNG TỪ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục giúp HS nhận ra những lôi thông thường khi dùng từ: HS thấy được nguyên nhân, cách tránh và cách sửa lỗi.
- Giáo dục: Có ý thức dùng từ hợp với văn cảnh, đúng nghĩa.
- Rèn: kỹ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi dùng từ.
* Trọng tâm: - Chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
* Tích hợp: - Giải nghĩa từ. Cách chữa lỗi dùng từ: lẫn lộn từ gần âm, lặp từ.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, tập hợp những lỗi dùng từ HS thường mắc phải trong bài TLV số 1.
2/ HS: Học bài, làm bài tập, phát hiện lỗi trong bài văn của mình.
C. Tiến trình các tổ chức hoạt động.
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: Chúng ta thường mắc phải ? Cách chữa?
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
- Gợi ý: Đây là từ mượn hay từ thuần Việt? (Từ mượn tiếng Hán)
- Vậy những từ này dùng các văn cảnh này có đúng nghĩa không?
- Hãy thay những từ dùng sai bằng những từ khác đúng nghĩa?
- Hãy tạo văn cảnh để dùng các từ yếu điểm, đề bạt, chứng thực, đúng nghĩa
- Vậy qua VD trên, em phát hiện dược thêm 1 lỗi nào chúng ta thường mắc phải khi dùng từ? Khi dùng từ cần làm như thế nào để tránh mắc lỗi này?
- Khi đã mắc lỗi này, phải làm như thế nào để sửa lỗi?
- Hãy đọc yêu cầu bài tập 1?
- Gợi ý: Muốn biết từ kết hợp đúng hay sai, ta làm như thế nào?
- Hãy áp dụng làm BT1.
- Bài tập 2 yêu cầu điều gì? (điền từ thích hợp). Muốn điền được phải làm như thế nào?
Nội dung cần đạt
I.Dùng từ không đúng nghĩa
1/ Ví dụ:
2/ Kết luận:
- Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: Dùng sai nghĩa của từ trong văn cảnh.
- Cách tránh: Tìm hiểu, nắm rõ nghĩa của từ trước khi dùng.
- Cách chữa: Thay bằng từ đúng nghĩa với văn cảnh.
II. Luyện tập:
1/ Bài tập 1:
- Bản tuyên ngôn.
- Tương lai xán lạn.
- Bôn ba hải ngoại.
- Bức tranh thuỷ mặc.
- Nói năng tuỳ tiện.
2/ BT 2:
a) Khủng khỉnh.
b) Khẩn trương.
c) Băn khoăn.
4/ Củng cố: Ngoài cũng nên tránh lặp từ kiểu: ngày sinh nhật…
5/ Dặn dò: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
===========================================================
Ngày soạn: 1/10/2013
Ngày dạy : 4/10/2013
TIẾT 27: EM BÉ THÔNG MINH (T1)
(TRUYỆN CỔ TÍCH)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS đọc, tìm hiểu các nhân vật, sự việc trong văn bản, kể tóm tắt văn bản và bước đầu tìm hiểu ý nghĩa của truyện.
- Giáo dục: Trân trọng trí tuệ của nhân dân lao động.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu nhân vật, ý nghĩa của truyện cổ tích.
* Trọng tâm:
- Đọc, tìm hiểu chú thích, kể, tìm hiểu văn bản.
* Tích hợp:
- Các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích.
- Từ mượn, giải nghĩa từ.
- Nhân vật, sự việc trong văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài.
2/ HS: Học bài, tập kể.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở soạn bài của học sinh?
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
- GV hướng dẫn đọc: diễn cảm, chú ý ngôn ngữ của nhân vật .
- Nhân vật chính là ai? Thuộc kiểu nhân vật nào?
- Viên quan đi tìm người tài đã gặp em bé trong hoàn cảnh nào?
- Viên quan hỏi như thế nào?
- Theo em lời hỏi này có phải là một câu đố không? Vì sao?
- Phản ứng của người cha?
- Khi người lớn chưa có câu trả lời, em bé đã đối đáp như thế nào? Có nhận xét gì về câu trả lời này?
- Phản ứng của viên quan?
- Theo em tại sao viên quan lại há hốc mồm sửng sốt?
- Việc em bé thông minh ở cạnh người cha là nông dân, đang làm việc cày ruộng, cuốc đất thể hiện quan niệm gì của người dân?
Nội dung cần đạt
I. Đọc, hiểu chú thích
1/ Đọc.
2/ Chú thích:
3. Bố cục:
Sự việc 1: Em bé giải câu đố của viên quan.
Sự việc 2: Em bé giải câu đố thứ 1 của vua .
Sự việc 3: Em bé giải câu đố thứ 2 của vua.
Sự việc 4: Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài.
II. Đọc, hiểu văn bản
1/ Em bé giải câu đố của viên quan:
- Hai cha con em đang làm ruộng.
- Viên quan: "này, lão kia! Trâu của lão cày 1 ngày được mấy đường?"…
à Là 1 câu đố vì bất ngờ, khó trả lời.
- Em bé: "Thế xin hỏi ông…"
=> Là một câu đố vì quá bất ngờ, không thể trả lời ngay được.
=> Em bé thông minh : Có trí tuệ tuyệt với khiến những người lớn phải thán phục.
=> Quan niệm: Đề cao trí tuệ của người lao động
4/ Củng cố: - Tại sao phải có nhiều thử thách?
5/ Dặn dò: Tập kể theo sự việc
File đính kèm:
- van 6 tuan 7 nam 20132014.doc