Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 32: Danh từ

A– MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Giúp học sinh nắm được các đặc điểm của danh từ, các loại danh từ, phân biệt được danh từ riêng, danh từ chung

- Khái niệm danh từ:

+ Nghĩa khái quát của danh từ.

+ Đăc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp).

- Nhận biết danh từ trong văn bản.

- Sử dụng danh từ để đặt câu.

B.CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: soạn bài, chuẩn bị bài

2.Học sinh: học bài chuẩn bị bài

C- CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1- Ổn định lớp học.

2- Kiểm tra bài cũ:? Nêu các trường hợp hay mắc lỗi khi sử dụng từ? lấy mỗi trường hợp một ví dụ?

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 32: Danh từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 13/10/2013. Ngày dạy: 15/10/2013 Tiết 32 : DANH TỪ A– MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Giúp học sinh nắm được các đặc điểm của danh từ, các loại danh từ, phân biệt được danh từ riêng, danh từ chung - Khái niệm danh từ: + Nghĩa khái quát của danh từ. + Đăc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp). - Nhận biết danh từ trong văn bản. - Sử dụng danh từ để đặt câu. B.CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: soạn bài, chuẩn bị bài 2.Học sinh: học bài chuẩn bị bài C- CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1- Ổn định lớp học. 2- Kiểm tra bài cũ:? Nêu các trường hợp hay mắc lỗi khi sử dụng từ? lấy mỗi trường hợp một ví dụ? 3 - Bài mới. Hoạt động của thầy và trò - Gv gọi hs đọc ví dụ sgk ? Em hãy chỉ ra danh từ trong cụm từ" ba con trâu ấy". ? Ngoài danh từ thì cụm từ còn có từ nào khác? - kết luận: "Trâu" hoặc "con trâu" là danh từ. Ngoài ra còn có các từ "ba"(đứng trước) từ "ấy"(đứng sau) để tạo thành cụm danh từ. Từ ba trong cụm từ mang ý nghĩa gì, đứng ở vị trí nào so với danh từ? - kết luận: mang ý nghĩa số lượng, đứng trước danh từ. ? Theo em danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu? Em hãy cho ví dụ? - kết luận: Danh từ thường giữ chức vụ chủ ngữ trong câu. Khi làm vị ngữ thường có từ "là" đứng trước. Ví dụ: Hùng đang học bài. ? Em hãy lấy thêm một số ví dụ về danh từ chỉ người, hiện tượng khái niệm? - kết luận: Chẳng hạn: nam, hải, loan(danh từ chỉ người). Nắng, Mưa(danh từ chỉ hiện tượng). Ngày, Đêm(danh từ chỉ khái niệm. -Hs đọc ghi nhớ sgk -Hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk. - Gv cho hs làm bài tập vào vở và gọi một hs lên bảng làm - Hãy quan sát các cụm danh từ. - Cho biết đâu là danh từ? - Những danh từ được gạch chân có nghĩa như thế nào? - Những danh từ đứng sau, về nghĩa có gì khác? - Vậy danh từ được chia thành mấy loại lớn, đó là những loại nào? Nêu đặc điểm của từng loại? - Hãy thay các danh từ chỉ đơn vị trong các VD, nhận xét? - Vậy danh từ chỉ đơn vị quy ước chia mấy nhóm nhỏ? - Hãy tóm tắt lại sự phân loại của danh từ? ? Hãy kể tên những danh từ chỉ đơn vị tự nhiên mà em biết? - Kể tên danh từ chỉ đơn vị quy ước? (lít, kg) - Hãy nêu yêu cầu BT 2, 3? (Liệt kê các loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ đơn vị, quy ước chính xác, đơn vị quy ước ước chừng). Nội dung I/ Đặc điểm của danh từ: 1. Ví dụ: sgk. 2.Nhận xét - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. - Danh từ thường kết hợp với một số từ khác để tạo cụm danh từ. - Thường giữ chức vụ chủ ngữ và khi làm vị ngữ thường kết hợp với từ là đứng trước. 3.Kết luận* Ghi nhớ:sgk/86. 2/ Phân loại danh từ: a. Ví dụ b. Nhận xét - Ba con trâu; một viên quan; ba thúng gạo. -Những dtừ con, viên, thúng có nghĩa chỉ đơn vị để tính, đến người, vật. -Những dtừ: trâu, quan, gạo… chỉ sự vật. -Danh từ được chia thành 2 loại lớn: Danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ sự vật - Danh từ chỉ đơn vị: con, ông, viên: đơn vị tính đếm không thay đổi: thúng, cân: đơn vị tính ,đếm có thay đổi. c. Kết luận: ghi nhớ II. Luyện tập: BT 2, 3. - Trước danh từ chỉ người: ông, bác, chú, chị… - Trước danh từ chỉ đồ vật: miếng, thảm, mảnh…. - Đơn vị quy ước chính xác: lít, kg, mét, tạ…. - Đơn vị quy ước ước chừng: bó, mớ, rá, gang… 4/ Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học. 5/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và làm bài tập 3,4. Chuẩn bị bài Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự. Ngµy so¹n: 15/10/2013 Ngày dạy : 17/10/2013 Tiết 33: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN A – Mục tiêu - Lập dàn bài nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn. - Biết kể miệng trước tập thể một câu chuyện. - Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị. - Lập dàn bài kể chuyện. - Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc. - Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật trực tiếp. B. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: soạn bài 2.Học sinh: chuẩn bị dàn bài C- Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp học 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của hs 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò ? Em hãy giới thiệu vè bản thân mình để cả lớp được biết? - Gv hướng dẫn các em khi giới thiệu về bản thân: Lời chào và lý do giới thiệu. Giới thiệu về tên tuổi và sở thích. Gia đình có mấy người. Bản thân là con thứ mấy trong gia đình. Công việc hàng ngày của bản thân là làm gì. Bản thân có nguyện vọng ntn? Sau cùng là lời cám ơn mọi người đã chú ý lắng nghe. Hs lần lượt trình bày bài nói của mình, các em khác lắng nghe, nhận xét. Giáo viên nhận xét chung. ? Em hãy kể về gia đình em? - Gv gợi ý cho hs trình bày được các ý sau: - Gv gọi hs dựa vào đó để kể về gia đình mình trước lớp Hs lần lượt trình bày bài nói của mình, các em khác lắng nghe, nhận xét. Giáo viên nhận xét chung. Nội dung I/ Giới thiệu về bản thân - Lời chào và lý do giới thiệu. - Giới thiệu về tên tuổi và sở thích. - Gia đình có mấy người. - Bản thân là con thứ mấy trong gia đình. - Công việc hàng ngày của bản thân là làm gì. - Bản thân có nguyện vọng ntn? - Sau cùng là lời cám ơn mọi người đã chú ý lắng nghe. II/ Giới thiệu về gia đình mình - Lời chào, lý do kể. - Giới thiệu chung về gia đình. - Lần lượt kể về từng người trong gia đình, và sở thích của từng người. - Tình cảm của mình đối với gia đình. 4/ Củng cố: Nội dung tiết học 5/ Dặn dò : GV dặn hs về nhà tập nói Chuẩn bị bài Ông lão đánh cá... ========================================================== Ngµy so¹n: 15/10/2013 Ngày dạy : 18/10/2013 Tiết 34: HDĐT ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG Truyện cổ tích của A. Pu-skin A – Mục tiêu - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. - Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì. - Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường. - Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì. Phân tích các sự kiện trong truyện. Kể lại được câu chuyện. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: soạn bài 2. Học sinh : học bài chuẩn bị bài mới ở nhà C- Các bước lên lớp 1- Ổn định lớp học 2- Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện cây bút thần ? 3- Bài mới Hoạt động của thầy và trò - Gv hướng dẫn hs cách đọc và đọc mẫu đoạn đầu của văn bản. - Gv gọi hs đọc tiếp đến hết văn bản. ? Theo em truyện có những nhân vật nào? Truyện có các nhân vật như: Ông lão đánh cá, bà vợ ông lão, con cá vàng và biển cả. ? Nhân vật ông lão đánh cá được tác giả giới thiệu qua cuộc sống ntn? ? Trong quá trình đánh cá ông lão đã gặp điều gì? Và ông đã làm gì đối với con cá vàng? -Nhận xét và kl: Ông lão bắt được cá vàng , với lời van xin của cá ông lão đã thả cá ra. ? Qua đó em hiểu ông lão là người ntn? - Kết luận: Ông lão là người nhân hậu, làm việc nghĩa mà không đòi sự trả ơn. ? Câu chuyện đó đã đến tai mụ vợ, mụ đã bắt ông làm gì? Việc làm đó của ông giúp ta hiểu ông là người ntn? ? Em hãy cho biết mụ vợ ông lão đã có những đòi hỏi nào? Và những đòi hỏi đó của mụ vợ khiến biển cả có những thái độ ra sao? ? Em có nhận xét gì về những đòi hỏi của mụ vợ ông lão và thái độ của biển cả? - kết luận: Đòi hỏi của mụ vợ ông lão ngày càng tăng dần, thái độ của biển cả ngày càng dữ dội hơn. ? Mụ vợ đó có những quan hệ nào với ông lão? ? Mụ vợ có thái độ ntn đối với ông lão? - kết luận: Mụ luôn quát mắng, dọa nạt ông lão. Xưng hô hỗn láo: mày, tao. Thậm chí còn đánh đập và đuổi ông đi ? Qua đó em có nhận xét gì về thái độ của mụ vợ với ông lão? Ông lão là chồng của bà, song bà có cách xưng hô bất nhã, thái độ hỗn láo. Hơn nữa ông lão là ân nhân của mụ, nhờ ông mà mụ có tất cả song mụ lại tỏ ra thiếu tôn trọng, coi thường ông. Mụ là người vong ân bội nghĩa. ? Qua đó em hiểu được ý nghĩa câu chuyện ntn? - Hs đọc ghi nhớ sgk. - Gv cho hs thực hiện phần luyện tập ? Nội dung I/Đọc- hiểu chú thích 1.Đọc 2.chú thích 3.Tóm tắt II/ Đọc- hiểu văn bản 1/ Nhân vật ông lão. " Cuộc sống nghèo khó. " Ông là người nhân hậu, giúp người bị nạn mà không đòi sự trả ơn - Mụ bắt ông đi gặp cá vàng để bắt cá đền ơn (5 lần) " Ông là người nhu nhược. 2/ Những đòi hỏi của mụ vợ và thái độ của biển cả. a, Đòi hỏi của mụ vợ. - Lần1: Đòi máng lợn - Lần 2: Đòi nhà rộng, đẹp. " Đòi về vật chất. - Lần 3: Đòi làm nhất phẩm phu nhân." Đòi danh vọng. - Lần 4: Làm nữ hoàng."Đòi quyền uy. - Lần 5: Làm Long Vương ngự trên mặt biển."Ảo tưởng. => Đòi hỏi của mụ vợ ngày càng tăng dần. Mụ là kẻ tham lam b, Thái độ của biển cả. - Lần1: Sóng êm ả - Lần 2: Nổi sóng xanh - Lần 3: Sóng dữ dội. - Lần 4: Sóng mù mịt. - Lần 5: Sóng ầm ầm. ->Sóng dữ dội hơn theo chiều tăng tiến. 3/ Thái độ của mụ vợ với ông lão. - Quan hệ vợ chồng. - Quan hệ ân nhân. "Luôn quát mắng và đánh đuổi ông lão. => Mụ là người tệ bạc, vong ân bội nghĩa. 4/ Ý nghĩa của câu chuyện. - Nghệ thuật đối lập, tăng tiến. - Ca ngợi những con người biết trọng ân nghĩa. - Phê phán kẻ vong ân bội nghĩa. III. Tổng kết * Ghi nhớ: sgk/96. IV. Luyện tập: Vẽ sơ đồ tư duy về nhân vật ông lão trong truyện 4/ Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học. 5/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài Ngôi kể trong văn tự sự. ========================================================= Ngµy so¹n: 15/10/2013 Ngày dạy : 18/10/2013 Tiết 35: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I – Mục tiêu - Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự - Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự. - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự. - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. - Đăc điểm riêng của mỗi ngôi kể. - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. - Vận dụng ngôi kể vào đọc - hiểu văn bản tự sự. B.Chuẩn bị 1.Giáo viên : soạn bài 2. Học sinh: chuẩn bị bài C. Các bước lên lớp 1- Ổn định lớp học 2- Kiểm tra bài cũ: 3 -Bài mới Hoạt động của thầy và trò - Gv gọi hs đọc đoạn văn sgk. ? Đoạn văn kể về nhân vật nào? Người kể ở đây có xuất hiện không? - Gv kết luận: Đoạn văn kể về em bé thông minh nhưng người kể ở đây không xuất hiện mà giấu mình đi nhưng lại biết tất cả mọi chuyện ở mọi nơi ? Em thấy cách kể này ntn? -Gv kết luận: Cách kể tự do, những gì xảy ra với nhân vật ở khắp mọi nơi. Cách kể này người ta gọi là cách kể thứ ba. - Gv gọi hs đọc đoạn văn thứ 2 trong sgk. ? Từ"tôi" trong đoạn văn giúp ta hiểu được người đang kể là ai? Người đó có xuất hiện không? - Gv kết luận: Người xưng "tôi" để kể trong đoạn văn này chính là Dế Mèn. Người đó kể tất cả những gì về chính mình. Cách kể đó thuộc ngôi thứ nhất. ? Em hiểu thế nào là ngôi kể và có mấy ngôi kể? - Gv kết luận: Nội dung I/ Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. 1. Ngôi kể - Người kể không xuất hiện mà có mặt ở khắp nơi. " kể theo ngôi thứ ba. - xưng tôi khi kể chuyện. "kể theo ngôi thứ nhất. => Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. 4/ Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học 5/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài cbị phần còn lại

File đính kèm:

  • docvan 6 tuan 9 nam 20132014(1).doc
Giáo án liên quan