LÀM VĂN: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS nắm đặc điểm của hai loại ngôi kể, ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất, tác dụng của từng loại ngôi kể trên
- Tích hợp với phần Văn bản qua bài Ong lão đánh cá và con cá vàng, với Tiếng Việt ở bài Danh từ
- Bước đầu rèn kỹ năng kể chuyện theo ngôi
- Giáo dục tính cẩn thận trong làm văn tự sự
B.CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị nội dung bài học
- Xem trước các nội dung trong bài
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5652 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 33 - Làm văn: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Ngày soạn: 01/11/07
Tiết: 33 Ngày dạy: 03/11/07
LÀM VĂN: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS nắm đặc điểm của hai loại ngôi kể, ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất, tác dụng của từng loại ngôi kể trên
- Tích hợp với phần Văn bản qua bài Ong lão đánh cá và con cá vàng, với Tiếng Việt ở bài Danh từ
- Bước đầu rèn kỹ năng kể chuyện theo ngôi
- Giáo dục tính cẩn thận trong làm văn tự sự
B.CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị nội dung bài học
- Xem trước các nội dung trong bài
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
- GV ngôi kể là gì?
- HS ngôi kể là vị trí giao tiếp mà nhà văn sử dụng khi kể chuyện
- Khi người kể xưng tôi thì đó là ngôi kể thứ nhất, khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể, thì đó là ngôi thứ ba.
- GV gọi HS đọc đoạn văn số 1
- Người kể gọi tên các nhân vật là gì?
- HS Người kể gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng (vua, thằng bé, hai cha con), tự giấu mình đi, coi như là không có mặt.
- Khi sử dụng ngôi kể như thế, tác giả có thể làm những gì?
- Gọi HS đọc đoạn văn thứ hai
Trong đoạn văn này, người kể tự xưng mình là gì?
- HS đọc và so sánh hai đoạn văn trên
Trong hai đoạn văn tren “ tôi” có phải là chính tác giả Tô Hoài không?vì sao? Ưu điểm và nhược điểm của ngôi kể này?
- Nếu ta đổi ngôi kể của đoạn hai thành ngôi kể tứ ba, thay đổi “ tôi” bằng Dế Mèn , chúng ta sẽ có đoạn văn như thế nào?
- HS thay đổi ngôi kể: “Bởi Dế Mèn ăn uống có điều độ….giòn giã”
- GV có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn một thành ngôi kể thứ nhất không?xưng tôi được không?vì sao?
- HS không nên đổi như vậy, vì kết cấu của đoạn văn sẽ bị phá vỡ, nội dung chuyện cũng phải thêm bới mới phù hợp.
- Gv gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- Hoạt đông 3: luyện tập:
- GV thay đổi ngôi kể thứ nhất thành ngôi kể thứ ba và nhận xét ngôi kể mới đem lại điều gì mới cho đoạn văn?
- Thay đổi ngôi kể thứ ba thành ngôi kể thứ nhất và nhận xét ngôi kể mới?
Nội dung bài học
I/NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ:
1.Ngôi kể thứ ba:
- Người kể tự giấu mình, gọi sự vật bằng chính tên của chúng
- Với cách kể này, người kể có thể kể một cách linh hoạt tự do những gì diễn ra với nhân vật
2.Ngôi kể thứ nhất:
- Nhân vật Dế Mèn tự xưng là tôi
- Người kể có thể trức tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.
- Vai trò của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba trong văn bản tự sự
“ tôi” là nhân vật Dế Mèn chứ không phải là tác giả
- Ưu điểm của ngôi kể thứ nhất: tính chủ quan
Ưu điểm của ngôi kể thứ ba: tính khách quan
- Điểm yếu của ngôi kể thứ ngất: tính khách quan
- Điểm yếu của ngôi kể thứ ba: tính chủ quan
“Bởi Dế Mèn ăn uống có điều độ….giòn giã”
- Không nên đổi như vậy, vì kết cấu của đoạn văn sẽ bị phá vỡ, nội dung chuyện cũng phải thêm bới mới phù hợp.
3.Ghi nhớ: SGK
II/ LUYỆN TẬP:
Bài số 1: thay đổi ngôi kể trong đoạn văn:
- Thay “ tôi” bằng danh từ Dế Mèn
Bài số 2: ngôi kể từ ngôi thứ ba sang ngôi kể thứ nhất:
- Thay những từ thanh bằng tôi ta sẽ có đoạn văn mới
- Nhận xeát: đoạn văn mới nhiều tính khách quan như đã xảy ra.
- Đoạn cũ nhiều tính chủ quan như đang xảy ra, thể hiện trước mắt người đọc như là qua giọng kể của người trong cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Thế nào là ngôi kể trong văn tự sự?
- Kể theo ngôi thứ nhất, kể theo ngôi thứ ba có đặc điểm gì?
- Dặn HS về nhà học bài, soạn bài: Ong lão đánh cá và con cá vàng
--------------------------------------------------@----------------------------------------
File đính kèm:
- TUAN 9 TIET 33.doc