Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 34 - 35: Ông lão đánh cá và con cá vàng (truyện cổ tích của a.pu-Skin)

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh

-Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện.

-Kể lại được câu chuyện.

-Rèn cách đọc văn bản.

II-CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, bảng phụ, tranh ảnh

2.Học sinh: Học bài, xem bài mới

III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5155 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 34 - 35: Ông lão đánh cá và con cá vàng (truyện cổ tích của a.pu-Skin), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34-35 Ngày soạn:12/10/08 Ngày dạy:20/10/08 Văn bản: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG (Truyện cổ tích của A.PU-SKIN) (Hướng dẫn đọc thêm) I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh -Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện. -Kể lại được câu chuyện. -Rèn cách đọc văn bản. II-CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, bảng phụ, tranh ảnh 2.Học sinh: Học bài, xem bài mới III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Tiết 1 HOẠT ĐỘNG 1 (5’) ²Khởi động -Oån định -Kiểm tra bài cũ -Bài mới -Kiểm tra sỉ số lớp HỎI: 1/Kể tóm tắt văn bản Cây bút thần 2/Hãy nêu nội dung và ý nghĩa truyện Cây bút thần? -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét và công bố điểm Oâng lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian Nga-Đức được A.Pu-skin đại thi hào Nga viết lại bằng 205 câu thơ và được Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn dịch qua văb bản tiếng Pháp mà tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu -Ghi tựa bài lên bảng -Báo cáo sỉ số -Cá nhân trả lời: 1/Tóm tắt văn bản Cây bút thần 2/Nội dung, ý nghĩa truyện Cây bút thần: Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. - HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Ghi tựa bài vào tập HOẠT ĐỘNG 2 (40’) ²Đọc và hiểu văn bản I-TÌM HIỂU CHUNG A.PU-SKIN (1799-1837) -GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản: +Đọc diễn cảm +Đọc thể hiện sự lặp lại, tăng tiến tình huống cốt truyện -Y/c HS đọc văn bản -GV nhận xét chung về cách đọc văn bản của học sinh -Y/c HS đọc và tìm hiểu các chú thích: 2-4-5-9-14 -Y/c HS kể tóm tắt lại văn bản -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung về cách tóm tắt văn bản HỎI:Truyện có những nhân vật nào? HỎI:Nhân vật chính trong truyện này là ai?.Vì sao gọi đó là nhân vật chính? -Lắng nghe -Cá nhân đọc văn bản -Lắng nghe -Cá nhân đọc và tìm hiểu -Cá nhân kể tóm tắt lại văn bản -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Cá nhân trả lời:mụ vợ, ông lão, cá vàng, biển. -Cá nhân trả lời: là mụ vợ.Vì được kể đến nhiều nhất. Tiết 2 II-PHÂN TÍCH 1.Nhân vật mụ vợ. -Tham lam -Hành hạ chồng 2.Nhân vật ông lão. -Tốt bụng và thật thà. -GV treo tranh mụ vợ ngồi trước máng lơn ăn bị sứt mẻ HỎI:Em hãy nêu nội dung bức tranh này? HỎI:Theo dõi văn bản, em thấy có mấy lần mụ vợ đòi cá vàng đền ơn?.Đó là những lần nào? HỎI: Trong các lần đó thì lần nào được cảm thông? HỎI:Lần nào đáng ghét nhất?.Vì sao? -GV treo tranh mụ vợ đuổi ông lão ra biển HỎI:Em có nhận xét gì về tính chất và mức độ đòi đền ơn của mụ vợ? HỎI:Em có nhận xét gì về tính cách nhân vật mụ vợ? HỎI:Ngoài lòng tham lam, mụ vợ còn có những biểu hiện nào nữa? HỎI:Hãy tìm các sự việc chứng tỏ mụ vợ hành hạ chồng? HỎI:Thông qua nhân vật này, nhân dân ta muốn phê phán điều gì? HỎI:Em có cảm nghĩ gì trước tính cách của mụ vợ? HỎI:Theo em mụ vợ bị trừng trị vì tội gì? HỎI:Em thấy nhân vật mụ vợ có tính cách giống nhân vật nào trong các truyện cổ tích Việt Nam? -GV treo tranh mụ vợ ngồi trước máng lợn ăn bị sứt mẻ HỎI:Cuối cùng nhân vật mụ vợ đã bị trừng trị như thế nào?.Nhân vật mụ vợ đã ứng với những câu thành ngữ nào trong cuộc sống? HỎI:Qua nhân vật mụ vợ, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? HỎI:Vì sao khi bắt được cá vàng, ông thả cá mà không cần đền ơn? HỎI:Theo em cá vàng đền ơn cho ông hay là cho mụ vợ?.Vì sao? (Oâng lão ra biển gọi cá vàng) HỎI:Cá vàng trừng trị mụ vợ tội tham lam hay bội bạc? HỎI: Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng? -Quan sát tranh -Cá nhân trả lời: mụ vợ ngồi trước máng lợn ăn sức mẻ... -Cá nhân trả lời: Có 5 lần đòi cá vàng đền ơn: đòi máng lợn ăn, nhà mới, bà nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng, Long Vương. -Cá nhân trả lời: đòi máng lợn ăn ð vì bình thường, cảm thông -Cá nhân trả lời: các lần còn lại ð vì tham lam -Quan sát tranh -Cá nhân trả lời:tăng dần, từ chuyển giàu sang ð đòi quyền lực -Cá nhân trả lời:tham lam vô độ -Cá nhân trả lời:hành hạ chồng -Cá nhân trả lời: bắt ra biển bắt cá vàng đền ơn, quát, mắng, tát, đuổi đi... -Cá nhân trả lời: phê phán lòng tham lam, sự bội bạc. -Cá nhân trả lời:đáng căm ghét và khinh bỉ. -Cá nhân trả lời:tham lam và bội bạc. -Cá nhân trả lời: ruyện Cây khế, Tấm Cám... -Quan sát tranh -Cá nhân trả lời:trở lại cuộc sống nghèo khổ như xưa.Ứng những câu: được voi đòi tiên, tham thì thâm, ăn cháo đá bát... -Cá nhân trả lời:tham thì thâm, ở ác thì gặp ác.... -Cá nhân trả lời:là người tốt bụng, không tham lam. -Cá nhân trả lời: bên ngoài thì đền ơn cho mụ vợ nhưng bên trong thì đền ơn cho ông lão vì ông là người tốt bụng và thật thà... -Cá nhân trả lời:cả tham lam và bội bạc -Cá nhân trả lời: là sự biết ơn, tấm lòng của nhân dân với người nhân hậu, đại diện cho lòng tốt, cái thiện, trừng trị thích đáng kẻ tham lam, bội bạc... HOẠT ĐỘNG 4 (5’) III-TỔNG KẾT -Nội dung: Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc -Nghệ thuật:Sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường HỎI:Nêu nội dung và ý nghĩa của văn bản? HỎI:Em có nhận xét gì về nghệ thuật truyện? -Cá nhân trả lời: Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc -Cá nhân trả lời: Sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường. HOẠT ĐỘNG 5 (5’) ²Củng cố-Dặn dò -Về nhà học bài và chuẩn bị bài Thứ tự kể trong văn bản tự sự cần nắm: +Thứ tự kể trong văn bản tự sự +Luyện tập -Nhận xét lớp học -Nghe tiếp thu để chuẩn bị

File đính kèm:

  • docong lao danh ca va con ca vang.doc