VĂN BẢN: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
(Hướng dẫn đọc thêm)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Ong lão đánh cá và con cá vàng và một số chi tiết đặc sắc tiêu biểu của truyện
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm danh từ, với Tập làm văn ở Thứ tự kể trong văn bản tự sự
- Rèn luyện kỹ năng kể chuyện cổ tích một cách diễn cảm
- Giáo dục tính lương thiện, phê phán thói tham lam, bội bạc của con người
B.CHUẨN BỊ:
- GV tranh vẽ tranh Ong lão đánh cá và con cá vàng
- HS chuẩn bị tranh mụ vợ và túp lều nát
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Bài cũ: ý nghĩa của truyện cây bút thần?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 34, 35 - Văn bản: Ông lão đánh cá và con cá vàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Ngày soạn: 05/11/2007
Tiết: 34,35 Ngày dạy: 07/11/2007
VĂN BẢN: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
(Hướng dẫn đọc thêm)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Ong lão đánh cá và con cá vàng và một số chi tiết đặc sắc tiêu biểu của truyện
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm danh từ, với Tập làm văn ở Thứ tự kể trong văn bản tự sự
- Rèn luyện kỹ năng kể chuyện cổ tích một cách diễn cảm
- Giáo dục tính lương thiện, phê phán thói tham lam, bội bạc của con người
B.CHUẨN BỊ:
- GV tranh vẽ tranh Ong lão đánh cá và con cá vàng
- HS chuẩn bị tranh mụ vợ và túp lều nát
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Bài cũ: ý nghĩa của truyện cây bút thần?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
- Gv gọi HS đọc chú thích SGK
- GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm văn bản, diễn tả sự lặp lại và tăng tiến của tình huống truyện?
- Gv cho HS đóng vai để đọc
- Gọi HS chia bố cục
- Em hãy nêu bố cục của văn bản?
- Mở truyện: giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh.
- Thân truyện: ông lão đánh bắt cá và thả cá, cá vàng đền ơn ông
- Kết thúc truyện: kết thúc truyện và ý nghĩa
- Truyện có mấy nhân vật?đó là những nhân vật nào?
- GV trong truyện có mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng, biện pháp lặp lại trong truyện có tác dụng gì?
- HS tạo tình huống hồi hộp, tính cách của ông lão, mụ vợ cũng tăng lên.
- Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?
Mụ vợ
Thái độ của biển
Đòi cái máng
Sóng êm ả
Đòi cái nhà rộng
Đã nổi sóng
Đòi nhất phẩm PN
Sóng dữ dội
Đòi làm Nữ hoàng
Sóng mù mịt
Đòi làm Long vương
Sóng ầm ầm
- GV Thái độ của biển đối với nhân vật là thái độ của ai?
- HS Đó chính là Thái độ của nhân dân
- Lòng tham của mụ vợ được nói đến như thế nào?Em có nhận xét gì về lòng tham của mụ? - Sự bội bạc của mụ vợ được nói đến như thế nào? Và tăng dần lên ra sao?
- Cách kết thúc truyện như vậy nói lên thái độ gì của nhân dân đối với lòng tham lam và bội bạc?
- Cá vàng trừng trị mụ vợ mấy tội?tội nào là lớn nhất?- Cá vàng trừng trị mụ vì hai tội : tham lam và bội bạc, nhưng tội bội bạc là lớn nhất.
- Nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng?
- Gv gọi Hs đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 3 :Luyện tập
- Có người cho rằng truyện này nên đặt tên là : mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng? Y kiến của em như thế nào?
Nội dung bài học
I/.ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
1.Đọc
2.Chú thích:
II/TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1.Cấu trúc văn bản: bố cục ba phần
- Mở truyện: giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh.
- Thân truyện: ông lão đánh bắt cá và thả cá, cá vàng đền ơn ông
- Kết thúc truyện: kết thúc truyện và ý nghĩa
2.Truyện gồm các nhân vật: ông lão, mụ vợ, cá vàng…
III/TÌM HIỂU NỘI DUNG VĂN BẢN:
1. Nhân vật ông lão:
- Năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng, với những tâm trạng khác nhau. Thái độ của cá vàng và biển cũng thay đổi.
=>Với biện pháp lặp lại có dụng ý tạo nên tình huống hồi hộp, tính cách của ông lão, mụ vợ tăng lên.
2.Cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ:
Lần 1:
Đòi cái máng
Sóng êm ả
Lần 2
Đòi cái nhà rộng
Đã nổi sóng
Lần 3:
Đòi nhất phẩm PN
Sóng dữ dội
Lần 4:
Đòi làm Nữ hoàng
Sóng mù mịt
Lần 5:
Đòi làm Long vương
Sóng ầm ầm
2. Lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ:
- Lòng tham của mụ vợ cứ tăng dần, mụ muốn có của cải, danh vọng và quyền lực
- Sự bội bác của mụ vợ:
- “Mụ mắng chồng: đồ ngốc; mụ quát lên, đồ ngu; mắng như tát nước vào mặt; giận giữ lôi đình tát vào mặt ông lão”=>Nhờ có chồng, mụ vợ mới có mọi thứ, và khi đã có tất cả, mụ đã phản bội lại chồng mình.
3. Cách kết thúc truyện:
- Đối với ông lão đã được trả lại cuộc sống bình yên
- Với mụ vợ trở về cuộc sống như xưa (lều nát, cái máng sứt mẻ) đây chính là sự trừng phạt thích đáng
4.Mụ bị cá vàng trừng trị:
- Hai tội tham lam và bội bạc, nhưng tội bội bạc là lớn hơn cả
- Y nghĩa của hình tượng cá vàng: tượng trưng cho lòng biết ơn, tấm lòng nhân dân, đối với những người nhân hậu, các vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện, trừng trị thích đáng những kẻ tham lam, bội bạc
5. Y nghĩ của truyện:
III/ LUYỆN TẬP:
Bài 1: Có thể đặt tên truyện là: Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng vì:
- Mụ vợ là nhân vật chính của truyện, ý nghĩ chính là phê phán kẻ tham lam và bội bạc.
- Cũng có thể đặt tên truyện là: hai vợ chồng ông lão đánh cá và con cá vàng.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi học sinh kể lại câu chuyên? HS khác nêu ý nghĩa của truyện?
- Dặn HS về nhà học bài, làm bài tập số 2, SGK chuẩn bị bài: Thứ tự kể trong văn bản tự sự.
---------------------------------------------@-------------------------------------------
File đính kèm:
- TUAN 9 TIET 34,35.doc