LÀM VĂN: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS nắm thứ tự kể trong văn bản tự sự
- Tích hợp với phần Văn bản qua bài Ong lão đánh cá và con cá vàng, với Tiếng Việt ở bài Danh từ
- Bước đầu rèn kỹ năng kể chuyện theo ngôi, theo thứ tự thông thường và không theo thứ tự thông thường
- Giáo dục tính cẩn thận trong làm văn tự sự
B.CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị nội dung bài học
- Xem trước các nội dung trong bài
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3068 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 36 - Làm văn: Thứ tự kể trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Ngày soạn: 06/11/07
Tiết: 36 Ngày dạy: 09/11/07
LÀM VĂN: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS nắm thứ tự kể trong văn bản tự sự
- Tích hợp với phần Văn bản qua bài Ong lão đánh cá và con cá vàng, với Tiếng Việt ở bài Danh từ
- Bước đầu rèn kỹ năng kể chuyện theo ngôi, theo thứ tự thông thường và không theo thứ tự thông thường
- Giáo dục tính cẩn thận trong làm văn tự sự
B.CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị nội dung bài học
- Xem trước các nội dung trong bài
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
- GV: Em hãy tóm tắt các sự việc trong câu chuyện Ong lão đánh cá và con cá vàng và cho biết các sự việc đó được trình bày theo trình tự như thế nào? Tại sao lại trình bày như vậy?
- Tác dụng của cách kể này là gì?
- HS: Các sự việc trong truyện được trình bày theo trình tự thời gian, đó là đặc điểm của truyện kể dân gian, chỉ có một cốt truyện, cách kể như vậy rất phù hợp, làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi.
- Gv gọi HS đọc văn bản:
- Thứ tự kể trong văn bản này như thế nào?
- HS nêu các việc diễn ra theo thứ tự.
- Bài văn kể theo thứ tự nào? Thứ tự đó nhằm nhấn mạnh điều gì?
- Thứ tự kể bắt đầu từ hậu quả xấu, rồi ngược lên kể nguyên nhân
- Cách kể này làm nổi bật ý nghĩa của một bài học.
- GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 3 luyện tập:
- Hãy chỉ ra ngôi kể, trình tự kể, vai trò của yếu tố hồi tưởng trong câu chuyện?
- Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn: Kể chuyện lần đầu em được bố mẹ cho đi chơi xa?
Nội dung bài học
I/TÌM HIỂU THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:
1.Tóm tắt các sự việc của truyện: Ong lão đánh cá và con cá vàng.
- Các chi tiết được trình bày theo trình tự thời gian, cái gì trước nói trước, cái gì sau nói sau.
- Tác dụng: làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi.
2.Đọc bài văn: chuyện thằng Ngỗ:
- Ngỗ mồ côi không có người rèn cặp, trở nên lêu lổng, hư hỏng, bị mọi người xa lánh
- Ngỗ tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.
- Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu không ai đến cứu.
- Ngỗ bị chó cắn, phải băng bó, tiêm thuốc phòng bệnh.
- Thứ tự kể bắt đầu từ hậu quả xấu, rồi ngược lên kể nguyên nhân
- Cách kể này làm nổi bật ý nghĩa của một bài học
- Ghi nhớ SGK
II/LUYỆN TẬP:
Bài tập số 1:
- Bài văn kể theo ngôi thứ nhất
- Theo mạch hồi nhớ của nhân vật
- Kể chuyện theo dòng hồi tưởng, đóng vai trò cho việc kể ngược.
Bài tập số 2:
- Lập ý cho đề sau: Kể chuyện lần đầu em được bố mẹ cho đi chơi xa?
- Lập dàn ý theo ngôi kể
- Cách kể 1: theo trình tự thời gian
- Cách kể 2: đi rồi nhớ lại về kể
- Ngôi kể 3:tác giả dấu mình
- Ngôi kể 1: tác giả xưng tôi
4. Củng cố – Dặn dò:
- Học sinh nhắc lại cách kể chuyện theo thứ tự? Tác dụng của các cách kể?
- Học sinh về nhà học bài, làm bài tập 3 SGK, chuẩn bị làm bài viết số 2:
------------------------------------------------@------------------------------------------
File đính kèm:
- TUAN 9 TIET 36.doc