Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 37 đến tiết 78 năm 2013

I) Mục tiêu cần đạt:

1. KT: - Biết kể một câu chuyện đời thường có ý nghĩa.

 - Thực hiện một bài viết có bố cục, đúng đặc điểm thể loại; lời văn hợp lí.

2. KN: - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện và ý thức tự giác học tập.

 - Rèn kĩ năng sống tự giác

3. TĐ: Nghiêm túc viết bài.

II) H×nh thøc kiÓm tra: Trắc nghiệm kết hợp tự luận

III) Chuẩn bị

 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung, ra đề - đáp án biểu điểm.

 - Học sinh: Ôn lại những kiến thức cơ bản về văn tự sự - kể chuyện đời thường, nghiên cứu kĩ 7đề , bài luyện tập (SGK,T.119).

IV) X©y dùng ma trËn:

 

doc110 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 37 đến tiết 78 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: Tiết 37, 38: Viết bài làm văn số 2 Ngày soạn: 24/ 10/ 2013 Ngày làm bài: /10/ 2013 I) Mục tiêu cần đạt: 1. KT: - Biết kể một câu chuyện đời thường có ý nghĩa. - Thực hiện một bài viết có bố cục, đúng đặc điểm thể loại; lời văn hợp lí. 2. KN: - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện và ý thức tự giác học tập. - Rèn kĩ năng sống tự giác 3. TĐ: Nghiêm túc viết bài. II) H×nh thøc kiÓm tra: Trắc nghiệm kết hợp tự luận III) Chuẩn bị - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung, ra đề - đáp án biểu điểm. - Học sinh: Ôn lại những kiến thức cơ bản về văn tự sự - kể chuyện đời thường, nghiên cứu kĩ 7đề , bài luyện tập (SGK,T.119). IV) X©y dùng ma trËn: Møc ®é Tªn chñ ®Ò NhËn biÕt Th«ng hiÓu VËn dông Tæng sè ThÊp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chñ ®Ò 1: KÓ chuyÖn ®êi th­êng Sè c©u: Sè ®iÓm: Tû lÖ: HS vËn dông nh÷ng kiÕn thøc ®· häc vÒ kÓ chuyÖn ®êi th­êng ®Ó lµm bµi v¨n kÓ vÒ người bạn mà mình yêu quý S c©u:1 Điểm:7 =70% S c©u:1 Điểm:7 =70% Sự việc và nhân vật trong văn tự sự Nhận diện được các yếu tố tạo nên sự việc và nhân vật trong văn tự sự Chỉ ra được nhân vật chính, nhân vật phụ trong văn bản cụ thể Sè c©u: Sè ®iÓm: Tû lÖ: 2 1 10% 1 0,5 5 % Ngôi kể, thứ tự kể trong văn tụ sự Nhận diện được ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự sự Chỉ ra được đoạn văn tự sự sd ngôi kể nào Chỉ ra được truyện dân gian, truyện hiện đại sử dụng thứ tụ kể nào Sè c©u: Sè ®iÓm: Tû lÖ: 3 0,75 7,5% 3 0,75 7,5% Tæng Sè c©u: 5 Sè ®iÓm: 1,75 17,5% Sè c©u: 4 Sè ®iÓm: 1,25 12,5% S c©u: 1 S ®: 7 70% S c©u:10 Sè ®iÓm: 10 Tû lÖ: 100% V) Đề bài : I. Tr¾c nghiÖm (3 ®iÓm): Bµi 1( 1,5®iÓm): Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau: Câu 1. Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: Sự việc xảy ra trong..............................., không gian cụ thể, do ..........................cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả... Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một ................................., diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. Câu 2. Nhân vật trong văn tự sự là kẻ .........................các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Câu 3.Nhân vật chính trong văn bản Thạch Sanh là:........................................ Bµi 2( 1,5®iÓm): Khoanh trßn vµo ®¸p ¸n tr¶ lêi ®óng. C©u 1: Có mấy ngôi kể trong văn tự sự? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn C©u 2 : Trong văn tự sự người kể thường sử dụng ngôi kể: A. Ngôi kể thứ nhất B. Ngôi kể thứ ba C. Có thể kết hợp cả ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba D. Cả ba đều đúng C©u 3: Đoạn văn sau kể theo ngôi thứ mấy: Bởi tôi ăn uống điều độ nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.... A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba. C. Kết hợp cả hai ngôi C©u 4: Nhận định nào không đúng với thứ tự kể trong văn tự sự; Khi kể chuyện, người kể có thể kể các sự việc theo trình tự thời gian Để tạo sức hấp dẫn, người kể có thể đảo trật tự thời gian, diễn biến của sự việc. Không thể đảo trình tự thời gian, trật tự sự việc của câu chuyện. C©u 5: Truyện dân gian thường kể theo trình tự thời gian đúng hay sai? A. Đúng B. Sai C©u 6. Đảo trật tự sự kiện, trình tự thời gian là nghệ thuật kể chuyện thường thấy trong văn chương hiện đại đúng hay sai? A. Đúng B. Sai II. Tù luËn( 7®iÓm): Kể về người thân của em? Đáp án: I. Trắc nghiệm Bài 1: Mỗi ý đúng 0,25 đ Câu 1: Thời gian, nhân vật, trật tự ( Trình tự) – 0,75 đ Câu 2: Thực hiện – 0,25 đ Câu 3: Thạch Sanh, Lý Thông 0,5 đ Bài 2: Mỗi ý đúng 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B D A C A A II. Tự luận: Hình thức: Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, văn phong trong sáng, đúng thể loiạ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ....( 1,5 điểm ) Nội dung: Mở bài: Giới thiệu người định kể, mối quan hệ của người ấy với bản thân ( 0,75 điểm ) Thân bài: Kể về hình dáng, tính cách, hoạt động việc làm của người thân (1, 5 đ) Cách ứng xử, giao tiếp, lời ăn tiếng nói, mối quan hệ với những người xung quanh của người thân ( 1 đ) Tình cảm của mình với người thân và ngược lại, những kỉ niệm giữa mình với người thân ....( 1 đ) Người thân có ảnh hưởng tới bản thân như thế nào ( 0,5 đ) Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ, cảm xúc của mình dành cho người thân ( 0,75 điểm ) Tiết 39: Ếch ngồi đáy giếng ( Truyện ngụ ngôn) Ngày soạn: 24/ 10/ 2013 Ngày dạy: /10/ 2013 I ) Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh : - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn . - Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lý ; tình huống bất ngờ , hài hước, độc đáo . – HS thực hiện được:- Đọc-hiểu văn bản truyện ngụ ngôn . – Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế . – HS thực hiện thành thạo: - Kể lại được truyện . - Giáo dục HS tinh thần khiêm tốn học hỏi; phê phán bệnh chủ quan kiêu ngạo. –Không huênh hoang kiêu ngạo coi thường người khác. II) Chuẩn bị : a. Giáo viên : tham khảo các tài liệu có liên quan. b. Học sinh : chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết 35. III. Tiến trình bài dạy Giới thiệu bài : Chúng ta đã được tìm hiểu một số thể loại của văn học dân gian: truyền thuyết, cổ tích.Tiếp tục tìm hiếu về loại văn học độc đáo này, hôm nay chúng ta sẽ làm quen với thể loại ngụ ngôn. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HS đọc chú thích * (SGK, T.100). :Ngụ ngôn: Ngụ ý để người nghe, người đọc tự suy nghĩ mà hiểu. Truyện ngụ ngôn: truyện + ngụ ngôn. + Kể có cốt truyện. + Kể có ngụ ý (nghĩa đen, nghĩa bóng). Hướng dẫn HS đọc - Đọc to, rõ ràng nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả thái độ ngạo mạn của Ếch. Hãy giải nghĩa từ: Chúa tể, nhâng nháo, dềnh lên? HS giải nghĩa (theo SGK, T.100, 101). GV nhận xét, bổ sung: - Chúa tể: Kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối kẻ khác. - Dềnh lên: (nước) dâng lên. - Nhâng nháo: ngông nghênh, không coi ai ra gì. Văn bản Ếch ngồi đáy giếng có thể chia thành mấy phần? Cho biết giới hạn và nội dung chính của mỗi phần? Văn bản chia thành hai phần: 1) Từ đầu đến chúa tể:Kể chuyện Ếch khi ở trong giếng. 2) Tiếp từ Một năm nọ đến hết:Kể chuyện Ếch khi ra ngoài giếng. Tìm những chi tiết giới thiệu về Ếch?Cách giới thiệu về Ếch trong đoạn văn trên có gì đáng chú ý? Cách giới thiệu ngắn gọn, xúc tích. Ngay câu mở đầu là một cụm từ có nghĩa khẳng định sự tồn tại của con Ếch Theo em, giếng là một không gian như thế nào? Từ đó em có nhận xét gì về cuộc sống của Ếch? Ở đáy giếng Ếch có suy nghĩ như thế nào? Tại sao Ếch lại có suy nghĩ như vậy? - Bởi vì: + Sống lâu năm trong cái giếng, Ếch chỉ biết bầu trời trên đầu nhỏ hẹp. + Xung quanh Ếch chỉ có vài con vật (cua, ốc, nhái...). + Tiếng kêu của Ếch khiến những con vật khác hoảng sợ. - Những suy nghĩ đó chứng tỏ môi trường sống của Ếch rất nhỏ bé, Ếch chưa bao giờ biết đến môi trường khác, một thế giới khác rộng lớn hơn cái giếng chật hẹp của nó. Qua câu chuyện về chú Ếch sống trong đáy giếng nọ, dân gian muốn ám chỉ điều gì về chuyện con người? Qua câu chuyện về Ếch, dân gian muốn ám chỉ về chuyện con người, đó là: Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình giống như chú Ếch nọ. Đây chính là đặc điểm tiêu biểu của truyện ngụ ngôn. HS:Đọc phần thứ 2. Ếch ra khỏi giếng bằng cách nào? Tìm những chi tiết kể về những sự việc khi Ếch ra khỏi giếng? Cách ra ngoài của Ếch thuộc về khách quan hay ý muốn chủ quan của Ếch? - Cách ra ngoài ấy thuộc về khách quan, không phải ý muốn chủ quan của Ếch. Em hãy thử đoán xem, lúc này có gì thay đổi trong hoàn cảnh sống của Ếch? GV:Ếch có nhận ra được sự thay đổi đó không? Những cử chỉ nào của Ếch chứng tỏ điều đó? :Theo em, vì sao Ếch lại có thái độ như vậy? Vì Ếch cứ tưởng bầu trời là “bầu trời giếng” của mình, xung quanh là “xung quanh giếng” của mình với Cua, Ốc nhỏ nhoi, tầm thường; Ếch ta vẫn tưởng mình là chúa tể của bầu trời ấy. Kết cục, chuyện gì đã xảy ra với Ếch? Em có suy nghĩ gì về tình huống trên? Tình huống bất ngờ, có ý nghĩa sâu sắc. Ếch phải chịu một kết cục bi thảm do tính kiêu ngạo, coi thường mọi thứ xung quanh, thiếu hiểu biết, không có kiến thức về thế giới rộng lớn. - Lúc nằm bẹp, tắc thở dưới chân trâu, có lẽ Ếch vẫn không hiểu nổi tai hoạ từ đâu và vì sao giáng xuống đầu mình như vậy. Ếch và ai có lối sống như Ếch thật đáng giận nhưng cũng thật đáng thương. Mượn sự việc này, dân gian muốn khuyên con người điều gì? *Tích hợp GDMT: Tự nhận thức gía trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống Câu chuyện nhằm nêu lên những bài học gì? HS đọc * Ghi nhớ: (SGK, T.101). *Tích hợp GDKNS:Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”. Ý nghĩa của bài học đó? Nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi người, ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp, công việc cụ thể sống phải biết mình, biết người. Đồng thời phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang. * Em hiểu như thế nào về thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”? I. Tìm hiểu chung: 1. Truyện ngụ ngôn: Loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống. 2.Chú thích( SGK ) 3. Bố cục: 2 phần II. Tìm hiểu văn bản. 1. Ếch khi ở trong giếng: Giếng là một không gian chật hẹp, không thay đổi. Š Cuộc sống của Ếch trong cái giếng đó chỉ là một cuộc sống chật hẹp, đơn giản, trì trệ. Ếch hiểu biết nông cạn, nhưng lại huênh hoang, ngạo mạn, không biết mình, biết ta. 2. Ếch khi ra khỏi giếng: Không gian mở rộng với “bầu trời” khiến Ếch ta có thể “đi lại khắp nơi”. Cái chết bi thảm của Ếch là kết quả của lối sống kiêu căng ngạo mạn, thiếu hiểu biết. Không nhận rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại. Bài học: + Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình và phải cố gắng biết nhìn xa trông rộng. + Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường đối tượng xung quanh. Kẻ chủ quan, kiêu ngạo dễ bị trả giá đắt, thậm chí bằng tính mạng. * Ghi nhớ: (SGK, T.101). IV.Luyện tập: - Hàm ý là thiếu sự hiểu biết... Hướng dẫn về nhà : - Chuẩn bị bài Thầy bói xem voi : +Đọc kỹ truyện,tìm hiểu xem cách các thầy bói xem và nói về hình dáng voi như thế nào? +Tìm hiểu khuyết điểm của các thầy bói khi xem xét hình dáng voi. +Suy nghĩ bài học giáo dục từ câu chuyện. * Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………..…………………………… ------------------------- Tiết 40. Thầy bói xem voi ( Truyện ngụ ngôn) Ngày soạn: 24/ 10/ 2013 Ngày dạy: /10/ 2013 I) Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn . - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn - Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo . - Đọc-hiểu văn bản truyện ngụ ngôn . - ện hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế . - thực hiện thành thạo: - Dễn cảm truyện Thầy bói xem voi . - Giáo dục HS ý thức thận trọng khi xem xét, đánh giá sự vật; tinh thần khiêm tốn, sự cầu tiến. - m xét, đánh giá sự việc một cách toàn diện không được đánh giá theo chủ ý của mình.. II .Chuẩn bị : a. Giáo viên : tranh “ Năm thầy xem voi ”,tham khảo tài liệu có liên quan bài dạy. b. Học sinh : Soạn bài, đọc bài ở nhà III. Tiến trình bài học Giới thiệu bài : Cách xem voi cũng như cách phán về voi của năm ông thầy có đúng hay không . Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hướng dẫn đọc:Đọc to, rõ ràng chú ý thể hiện giọng của từng nhân vật (thầy bói) thầy nào cùng hết sức tự tin, hăm hở mạnh mẽ. Hãy giải nghĩa từ: phàn nàn, hình thù, quản voi? GV:Nhận xét, bổ sung, lưu ý các em một số chú thích trong SGK. Truyện có thể chia thành mấy phần? Cho biết nội dung chính của từng phần? HS:Văn bản chia thành ba phần: 1) Từ đầu đến “Sờ đuôi Š Kể chuyện các thầy bói xem voi. 2) Tiếp đến “Cái chổi xể” Š Kể chuyện các thầy bói phán về voi. 3) Còn lại: Hậu quả của việc xem và phán về voi. Các thầy bói xem voi được giới thiệu qua những chi tiết nào? Các thầy bói có những đặc điểm chung gì? Họ nảy ra ý định xem voi trong hoàn cảnh nào? Như vậy, việc xem voi ở đây có sẵn dấu hiệu nào không bình thường? Việc xem voi có sẵn dấu hiệu không bình thường: + Người mù lại muốn xem voi. + Vui chuyện tán gẫu, chứ không có ý định nghiêm túc. Em có nhận xét gì về quyết định của các thầy? - Quyết định xem voi của các thầy bói là quyết định bất ngờ, đặc biệt. Các thầy xem voi bằng cách nào? Có gì đáng chú ý trong cách xem voi của các thầy bói? Sau khi được xem voi, các thần đã lần lượt nhận định về con voi như thế nào? Năm thầy bàn tán với nhau: Trong cách phán về voi tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? Theo em, trong cách xem voi, phán voi, các thầy bói đã đúng ở chỗ nào và sai ở chỗ nào? HS: Đúng: Sờ bộ phận nào, miêu tả chính xác bộ phận đó. - Sai: + Xem bằng tay - Cách xem không đúng. + Xem một bộ phận - tả toàn bộ chỉnh thể. + Cách xem voi rất phiến diện, bảo vệ ý kiến của mình, phủ định ý kiến người khác. Thái độ của họ như thế nào khi phán về voi? Thể hiện qua lời nói nào? Em có nhận xét gì từ những lời nói đó? - Chủ quan, nhằm phủ định ý kiến người khác, khẳng định ý kiến của mình. Những lời này khiến cho nhận thức của các thầy bói đã sai lại càng sai hơn. Theo em nhận thức sai lầm của các ông thầy bói về voi là do kém mắt hay còn do nguyên nhân nào khác? Do kém mắt, không trực tiếp nhìn thấy voi. Do chính nhận thức: Chỉ biết bộ phận lại tưởng biết toàn diện sự vật. GV nhận xét : Các thầy bói không chỉ mù về thể chất mà còn mù cả về nhận thức và phương pháp nhận thức. Chính từ cách nhìn chủ quan phiến diện, bảo thủ nên họ đã có nhận xét về con voi hoàn toàn sai với thực tế, (lấy cái nhìn bộ phận để đánh giá tổng thể). Năm thầy, thầy nào cũng khư khư bảo vệ ý kiến của mình. Vậy kết cục của việc xem voi đó như thế nào? Kết quả của việc xem voi được kể lại ở đoạn cuối như thế nào? Vì sao lại dẫn đến kết quả đó? Em có nhận xét gì về tình huống kết thúc truyện? - Buồn cười, bất ngờ. - Nghệ thuật phóng đại. - Kết thúc vừa hài vừa bi. *Tích hợp GDKNS:Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi”. Truyện đem đến cho ta bài học gì? Em hiểu thành ngữ Thầy bói xem voi có nghĩa là gì? Xem xét đánh giá sự vật một cách phiến diện. - Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.103) I. Tìm hiểu chung: 1.Đọc, kể 2. Chú thích: - phàn nàn: Nói ra nỗi buồn bực, không vừa ý để monh có sự đồng cảm. - hình thù: Hình dạng cụ thể và riêng biệt. - quản voi: Người trông nom và điều khiển con voi (quản tượng) 3. Bố cục: 3 phần II. Tìm hiểu văn bản: 1. Các thầy bói xem voi: - Đều mù, nhưng đều muốn biết voi có hình thù ra sao. - Ế hàng, ngồi chuyện gẫu, có voi đi qua - Xem voi bằng tay. - Mỗi người chỉ sờ được có một bộ phận. 2. Các thầy phán về voi: Sờ vòi - sun sun như con đỉa. Sờ ngà - như cái đòn càn Sờ tai - như cái quạt thóc Sờ chân - như cái cột đình Sờ đuôi - tun tủn như cái chổi sể cùn. - So sánh, từ láy - Nhằm nêu bật ấn tượng về con voi qua cách cảm nhận của các thầy bói mù. - Rất tự tin, khẳng định ý kiến của mình là đúng và bác bỏ ý kiến của người khác. Chỉ biết bộ phận lại tưởng biết toàn diện sự vật. 3. Hậu quả của việc xem voi và phán về voi: Đánh nhau toác đầu chảy máu. Hại về thể chất và tinh thần. - Buồn cười, bất ngờ. - Nghệ thuật phóng đại. - Kết thúc vừa hài vừa bi. 3.Ý nghĩa truyện : Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện. * Ghi nhớ: (SGK, T.103) IVHướng dẫn về nhà : Chuẩn bị bài “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ”. Yêu cầu : Đọc trước văn bản và chú thích. Các nhận vật của truyện gợi cho em sự liên tưởng gì ? Bài học rút ra là gì ? * Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………… --------------------------- Tiết 41. DANH TỪ (Tiếp theo) Ngày soạn: 30/10/2013 Ngày dạy: /11/2013 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: a. KT: - Ôn lại đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng. - Cách viết hoa danh từ riêng. b. KN: - Rèn luyện kĩ năng phân biệt danh từ chung, danh từ riêng, viết hoa đúng các tiểu loại danh từ riêng. c. TĐ: Ý thức viết đúng chính tả. II. Chuẩn bị: a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. b- Học sinh: Đọc kĩ bài; trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. III. Tiến trình bài dạy: Bài cũ : - Danh từ là gì? Danh từ được phân làm mấy loại lớn? Nêu đặc điểm của các loại danh từ đó? Lấy một ví dụ có sử dụng danh từ? * Giới thiệu bài: (1 phút). Trong tiết học trước, các em đã tìm hiểu danh từ là gì? Đặc điểm các loại danh từ. Tiết học này chúng ta học tiếp về danh Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Dùng bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. (Theo Thánh Gióng) - Đọc ví dụ. * Tìm danh từ trong câu trên? * Những danh từ trên thuộc loại danh từ nào? - Những danh từ trên đều là danh từ chỉ sự vật. * Cùng là danh từ chỉ sự vật, nhưng vì sao có những danh từ không viết hoa, có những danh từ lại được viết hoa? - Vì những danh từ được viết hoa là danh từ riêng (gọi tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,... * Hãy điền các danh từ đã tìm được trong câu trên vào bảng phân loại sau: Danh từ chung vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện Danh từ riêng Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. - Đưa thêm ví dụ tên riêng: * Quan sát ví dụ và cho biết nhận xét của em về cách viết hoa tên riêng? - Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận trong tên. - Tên người, tên địa lý Việt Nam, địa lý nước ngoài phên âm qua Hán-Việt? Tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp: - Tên cơ quan tổ chức? - Học sinh đọc ghi nhớ (SGK,T.109). - Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.109). * Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong câu văn trích từ văn bản Con Rồng, cháu Tiên? - Lên bảng phân loại các danh từ đã tìm được theo yêu cầu (có nhận xét chữa bổ sung). - Đọc yêu cầu bài tập 2 (SGK,T.109, 110). * Các từ in đậm dưới đây có phải là danh từ riêng không? Vì sao? a) Chim, Mây, Nước, và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc. (Võ Quảng) b) Nàng Út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ. (Nàng Út làm bánh ót) c) [...] Khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy. (Thánh Gióng) - Đọc văn bản Ếch ngồi đáy giếng cho học sinh nghe và viết chính tả. (Chú ý các phụ âm: l-n, ênh- ếch.Viết hoa tên riêng theo đúng yêu cầu). - Nhận xét một số bài viết của học sinh. I. Danh từ chung và đanh từ riêng. 1. Ví dụ: - Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng. + Danh từ chung: Là tên gọi một loại sự vật. + Danh từ riêng: Là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,... * Quy tắc viết hoa: - Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể: + Đối với tên người, tên địa lý Việt Nam, địa lý nước ngoài phiên âm qua Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng. ( Lê Tuấn Anh, Nã Phá Luân ) + Đối với tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận trong tên, nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối. (- A.Lếch-xan Đơ Rốt, Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin) - Tên cơ quan tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên.( - Đảng cộng sản Việt Nam; Liên hợp quốc; Huân chương Lao động; Bộ giáo dục và Đào tạo. * Ghi nhớ: (SGK,T.109). II. Luyện tập. 1. Bài tập 1: (SGK,T.109). - Danh từ chung: Ngày xưa, miền đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, thần, tên. - Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân. 2. Bài tập 2: (SGK,T.109, 110). Những từ in đậm đều là danh từ riêng: a) Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi trong câu văn dùng để gọi tên riêng của sự vật cụ thể (Phép nhân hoá, các vật có tên cụ thể, hành động như người, các sự vật đã được DT riêng hoá). b) Tên gọi cụ thể của nhân vật: Út. c) Tên gọi riêng: làng Cháy. 3. Bài tập 4: (SGK,T.110) IVHướng dẫn học bài ở nhà: - Học thuộc nội dung ghi nhớ (SGK, T.109). - Làm bài tập 3 (SGK,T.110) và bài tập 2 (SBT,T.39). - Ôn lại toàn bộ kiến thức văn bản đã học từ đầu năm đến nay. Tiết sau trả bài kiểm tra văn. * Rút kinh nghiệm………………………………………………………………. ------------------------------ Tiết 42: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN Ngày soạn: 30/ 10/ 2013 Ngày dạy: 11/ 2013 I. Mục tiêu bài dạy: a. KT: - Giúp học sinh nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của mình, biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài tiếp theo. - Biết cách lựa chọn trả lời câu hỏi trắc nghiệm. b. KN: - Rèn cho học sinh kĩ năng đánh giá nhân vật và chi tiết thần kì trong truyện cổ tích Thạch Sanh. c. TĐ: Nghiêm túc học bộ môn. II.Chuẩn bị: a- Giáo viên: Chấm bài; nghiên cứu kĩ nội dung; soạn giáo án. b- Học sinh: Ôn bài theo yêu cầu của giáo viên. III. Tiến trình bài dạy: Nhận xét ưu, nhược điểm. 1. Ưu điểm: - Đa số các em nắm được yêu cầu của đề và xác định đúng nội dung của các câu hỏi, trả lời đúng, chính xác. - Một số em trình bày tương đối sạch đẹp, khoa học 2. Nhược điểm: - Một số em chưa thật sự chịu khó, làm bài còn có sự nhầm lẫn, xác định sai (Phần trắc nghiệm). - Phần tự luận, một số em diễn đạt còn yếu, chữ viết cẩu thả; còn mắc lỗi chính tả: - Trình bày bố cục văn bản ở một số em còn yếu: Chưa biết sắp xếp bố cục văn bản; thiếu mở bài, kết bài, trình bày chưa khoa học. 3. Đọc bài mẫu. - GV Đọc mẫu bài kiểm tra khá: IV. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Đọc kĩ, xem lại kiến thức phần kiểm tra. - Tự chữa lỗi sai trong bài của mình. - Đọc và chuẩn bị kĩ bài Luyện nói kể chuyện: Kể một chuyến đi chơi xa Yêu cầu: lập dàn ý chi tiết, chuẩn bị cho tiết Luyện nói kể chuyện. * Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………… ------------------------------- Tiết 43: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN Ngày soạn: 30/10/2013 Ngày giảng : /11/2013 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: a. KT: - Biết lập dàn bài cho bài kể chuyện miệng theo một đề bài cụ thể. - Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài viết sẵn hay học thuộc lòng. b. KN: - Rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể. II. Chuẩn bị : a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. b- Học sinh: Đọc kĩ đề; chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà Đề bài: Kể về một chuyến đi chơi xa. * Dàn bài: a) Mở bài: - Kể được mục đích, lí do đi . - Đi chơi cùng ai. b) Thân bài: - Tâm trạng trước lúc đi tham quan . - Trên đường đi . - Đến nơi . - Quang cảnh chung . - Đi thăm các nơi - Tình cảm, thái độ của bản thân và mọi ngời trong lúc tham quan. c) Kết bài: Ra về, ấn tượng chung về chuyến đi 2. Thực hành – Luyện nói + Khi nói trước lớp, các em cần phải tự tin, bình tình, đàng hoàng, mắt nhìn vào các bạn. + Nói to, rõ ràng để các bạn cùng nghe. - Luyện nói theo tổ - Nói trước lớp theo từng phần, từng đoạn mỗi tổ hai em (nhận xét) - Nhận xét, cho điểm với những học sinh nói tốt: - Nói phần mở bài. - Gọi HS nhận xét - Chữa bổ sung. IV. Hướng dẫn học bài ở nhà - Các em xem lại dàn bài nói ở lớp. - Ôn lại toàn bộ lí thuyết về văn tự sự. - Tìm đọc thêm bài tham khảo trong Những bài văn mẫu lớp 6. - Đọc kĩ và chuẩn bị bài Cụm danh từ: * Rút kinh nghiệm……………………………………………………………….. -------------------------------- Tiết 44: CỤM DANH TỪ Ngày soạn:30 /10/2013 Ngày dạy: /10/2013 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh nắm được: a. KT: - Đặc điểm cụm danh từ . - Cấu tạo của phần chung tâm, phần trước và phần sau. b. KN: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết và phân tích cụm danh từ. c. TĐ: Ý thức sử dụng danh từ Tiếng Việt. II. Chuẩn bị: a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. b- Học sinh: Đọc kĩ bài; trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. III. Tiến trình bài dạy: Bài cũ:- Nêu đặc điểm của danh từ chung và danh từ riêng? Quy tắc viết hoa danh từ riêng, cho ví dụ? Bài mới: Danh từ cò

File đính kèm:

  • docga ngu van 6 k1.doc