Giáo án Ngữ văn 6 tiết 39, 40 - Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi

VĂN BẢN: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG, THẦY BÓI XEM VOI

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS hiểu được nội dung, của truyện Ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi

- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm danh từ, với Tập làm văn ở Bài viết số 2

- Rèn luyện kỹ năng kể chuyện ngụ ngôn một cách diễn cảm

- Giáo dục tinh thần xem xét sự việc một cách toàn diện

B.CHUẨN BỊ:

- GV bài soạn

- HS chuẩn bị nội dung bài học

C. LÊN LỚP:

 1.On định tổ chức

2. Bài cũ: Y nghĩa của truyện Ong lão đánh cá và con cá vàng?

3. Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2670 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 39, 40 - Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Ngày soạn: 05/11/2007 Tiết: 39,40 Ngày dạy: 09/11/2007 VĂN BẢN: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG, THẦY BÓI XEM VOI A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp HS hiểu được nội dung, của truyện Ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi - Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm danh từ, với Tập làm văn ở Bài viết số 2 - Rèn luyện kỹ năng kể chuyện ngụ ngôn một cách diễn cảm - Giáo dục tinh thần xem xét sự việc một cách toàn diện B.CHUẨN BỊ: - GV bài soạn - HS chuẩn bị nội dung bài học C. LÊN LỚP: 1.On định tổ chức 2. Bài cũ: Y nghĩa của truyện Ong lão đánh cá và con cá vàng? 3. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức: Hoạt động của giáo viên, học sinh - GV gọi HS đọc chú thích SGK - Dựa vào sách giáo khoa trình bày khái niệm truyện ngụ ngôn. - GV hướng dẫn HS đọc, đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc, thể hiện sự chủ quan, kiêu ngạo của con ếch? - GV cách sống của nhân vật chính có gì đặc biệt? Điều gì khiến ếch có cách sống như vậy? - HS ếch thích sống gần nước, thường kêu ồm ộp, trong không gian hẹp nên tiếng kêu của ếch thường vang động cả những con vật bé nhỏ xung quanh ếch, nên ếch tự cho mình là oai vệ, hùng mạnh nhất - GV do đâu ếch bị trâu giẫm bẹp? - HS vì nó đã quen thói chủ quan kiêu ngạo như khi ở trong đáy giếng “nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trười, chả thèm để ý đến xung quanh. Ech thường sợ hãi khi nghe chính tiếng kêu của nó. - Việc ếch bị trâu giẫm bẹp chỉ là chuyện tình cờ, nhưng nếu ếch chịu khó để ý đến xung quanh thì đã không xảy ra tai họa. - Bài học gì cần rút ra từ cách sống của ếch là gì? Hoạt động 3: Luyện tập - HS đọc yêu cầu của bài tập - GV hướng dãn HS làm, sau đó sửa chữa lại cho đúng. Tiết 40: - GV hãy nêu cách các Thầy bói xem voi và phán về voi? - Thái độ của họ khi phán như thế nào? Hs năm ông thầy bói đều chư biết gì về voi - Cách xem voi của họ: - Dùng tay sờ vào voi(vòi, ngà, tai, chân, đuôi) Sờ được bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thế (như con đỉa, như cái đòn càn, như cái cột nhà, như cái quạt như cái chổi sể) - Thái độ của họ ai cũng tự cho mình là đúng và phủ nhận ý kiến của người khác, đó là sự chủ quan, sai lầm, cái nọ dẫn đến cái kia, cuối cùng đánh nhau toạc đầu chảy máu - Truyện Thầy bói xem voi cho chúng ta bài học gì? GV gọi HS đọc Ghi nhớ Hoạt đông 3: luyện tập Nội dung bài học I/ ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH: 1.Đọc: 2.Chú thích: - Truyện Ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vât, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống. II/TÌM HIỂU VĂN BẢN: A, Ech ngồi đáy giếng: 1.Điều kiện và cách sống của ếch - Ech sống trong giếng hẹp - Xung quanh chỉ có loài vật bé nhỏ - Khi ếch kêu, mọi vật đều sợ hãi =>điều đó khiến ếch tỏ ra kiêu ngạo hết sức đáng ghét 2.Ech bị trâu giẫm bẹp: - Sự chủ quan kiêu ngạo của ếch - Ech bị trâu giẫm bẹp 3.Bài học rút ra và ý nghĩa của truyện: Ghi nhớ:SGK II/LUYỆN TẬP: Bài 1: hai câu quan trọng của văn bản nói lên ý nghĩa: “ếch tưởng……chúa tể” Và “nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời chẳng thèm để ý…..giẫm bẹp” B,Bài 2: truyện thầy bói xem voi: 1. Các thầy bói xem voi và phán về voi: - Dùng tay sờ vào voi(vòi, ngà, tai, chân, đuôi) - Sờ được bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thế. - Dùng từ láy để tả hình thù con voi: sun sun, bè bè,chần chẫnlàm cho câu chuyện thêm sinh động và tô đậm cái sai lầm của thầy bói. - Thái độ của các thầy bói: - Tự khăng khăngcho mình là đúng - Xô xát đánh nhau toạc đầu chảy máu 2.Sự sai lầm của các thầy bói: - Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi mà tưởng là toàn bộ - Xem voi phiến diện, dùng bộ phận để chỉ toàn thể - Ý ngĩa: truyện chế diễu năm ông thầy bói, khuyên con người muốn hiểu biết sự vật, sự việc pải xem xétchúng một cách toàn diện 3/Luyện tập: 4.Củng cố - Dặn dò: - Y nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi? - Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài Danh từ. -----------------------------------------@----------------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN 10 TIET 39,40.doc
Giáo án liên quan