LÀM VĂN: LUYỆN NÓI VĂN KỂ CHUYỆN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Hướng dẫn, động viên HS dựa vào dàn bài tập nói, kể chuyện, dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn.
- Tích hợp với phần Văn bản qua Thầy bói xem voi,với Tiếng Việt ở bài Danh từ
- Bước đầu rèn kỹ năng nói trước tập thể, một cách rõ ràng mạch lạc
- Giáo dục cách nói năng lưu loát
B.CHUẨN BỊ:
- Một 4 đề văn theo SGK
- Chuẩn bị các nội dung bài học
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10705 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 43 - Làm văn: Luyện nói văn kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: 19/11/07
Tiết: 43 Ngày dạy: 21/11/07
LÀM VĂN: LUYỆN NÓI VĂN KỂ CHUYỆN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Hướng dẫn, động viên HS dựa vào dàn bài tập nói, kể chuyện, dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn.
- Tích hợp với phần Văn bản qua Thầy bói xem voi,với Tiếng Việt ở bài Danh từ
- Bước đầu rèn kỹ năng nói trước tập thể, một cách rõ ràng mạch lạc
- Giáo dục cách nói năng lưu loát
B.CHUẨN BỊ:
- Một 4 đề văn theo SGK
- Chuẩn bị các nội dung bài học
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
- Gv cho Hs đọc lại 4 đề bài trên:
Nhận xét yêu cầu của mỗi đề bài?
HS đề 1: kể về một chuyến về thăm quê
Đề 2: kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sỹ neo đơn.
Đề 3: kể về một cuộc đi thăm hỏi khu di tích lịch sử.
Đề 4: Kể về một chuyến ra thành phố
- Mỗi đề trên đều yêu cầu một nội dung, chúng có đặc điểm chung và đặc điểm riêng nào?
- Giống nhau: đều yêu cầu tự sự (kể một cầu chuyện)
- Khác nhau về nội dung kể
- Để thực hiện tốt các yêu cầu của đề trên ta phải làm gì?
- HS xác định yêu cầu của đề bài
- Lựa chọn ngôi kể, thứ tự kể
- Gv chia học sinh theo từng nhóm, cho học sinh tiến hành làm đề 1, đề 2
- Học sinh thảo luận theo dàn ý đã làm sẵn ở nhà
- GV cho học sinh đọc đề số 2, học sinh thảo luận, xây dựng dàn ý, và tập nói theo nhóm:
Nội dung bài học:
I/ Đề văn:
Đề 1: kể về một chuyến về thăm quê.
Đề 2: kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sỹ neo đơn.
Đề 3: kể về một cuộc đi thăm hỏi khu di tích lịch sử.
Đề 4: Kể về một chuyến ra thành phố
- Giống nhau: đều yêu cầu tự sự (kể một cầu chuyện)
- Khác nhau về nội dung kể
- Xác định yêu cầu của đề bài
- Lựa chọn ngôi kể, thứ tự kể
II/ TIẾN HÀNH LUYỆN NÓI::
- Dàn ý đề số 1:
A,Mở bài: nêu lí do về thăm quê
B,Thân bài:
-Lòng xôn xao khi được về thăm quê
- Quang cảnh chung của quê hương, sự đổi thay qua những lần về thăm.
- Cuộc gặp gỡ của em và gia đình với những người thân thuộc, họ hàng, làng xóm.
-Thăm phần mộ tổ tiên, gặp bạn bè cùng trang lứa.
-Những kỉ niệm gắn với tuổi ấu thơ
-Bữa cơm thân mật với anh em, bạn bè.
C,Kết bài: cuộc chia tay người thân và quê hương, cảm xúc khi về quê.
-Dàn ý đề 2:
A,Mở bài:nhân dịp nào đi thăm?
-Ai tổ chức, đoàn gồm những ai?
-Dự kiến đến thăm gia đình nào, ở đâu?
B,Thân bài:
-Chuẩn bị cho cuộc đi thăm?
-Tâm trạng của em và mọi người trức khi đi thăm?
-Trên đường đi, đến nhà liệt sỹ, quang cảnh gia đình?
-Cuộc gặp gỡ, thăm viếng diễn ra như thế nào? Lời nói, việc làm? Quà tặng?
-Thái độ, lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sỹ?
C,Kết luận:
-Ra về, ấn tượng cuộc đi thăm?
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhắc lại yêu cầu của bài văn kể chuyện, khi kể chuyện cần lưu ý điều gì?
- Về nhà học sinh làm dàn ý, tập nói đề 3,4
----------------------------------------@-------------------------------------
File đính kèm:
- TUAN 11 TIET 43.doc