Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 45 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng bài tự sự: kể chuyện đời thường hướng dẫn viết bài số 3

A- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :Giúp học sinh

Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường.Biết tìm ý,lập dàn ý cho bài văn kể chuyện đời thường.

B-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG

1.Kiến thức :Hiểu biết về nhân vật ,sự việc,chủ đề,dàn bài ,ngôi kể,lời kể trong kể chuyện đời thường.

2.Kĩ năng : Làm bài văn kể câu chuyện đời thường.

3. Giáo dục :Ý thức tự giác ,tích cực vươn lên trong học tập.

C-PHƯƠNG PHÁP

Phân tích ,thuyết trình,thảo luận nhóm,gợi mở .

D-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1/Ổn định tổ chức

2/Kiểm tra bài cũ

3/Bài mới: GV giới thiệu bi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8288 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 45 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng bài tự sự: kể chuyện đời thường hướng dẫn viết bài số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 Ngày soạn: 03/11/2013 Ngày dạy: 05/11/2013 Tiết 45: Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ: KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI SỐ 3 A- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :Giúp học sinh Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường.Biết tìm ý,lập dàn ý cho bài văn kể chuyện đời thường. B-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 1.Kiến thức :Hiểu biết về nhân vật ,sự việc,chủ đề,dàn bài ,ngôi kể,lời kể trong kể chuyện đời thường. 2.Kĩ năng : Làm bài văn kể câu chuyện đời thường. 3. Giáo dục :Ý thức tự giác ,tích cực vươn lên trong học tập. C-PHƯƠNG PHÁP Phân tích ,thuyết trình,thảo luận nhóm,gợi mở…. D-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/Ổn định tổ chức 2/Kiểm tra bài cũ 3/Bài mới: GV giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 - Gọi học sinh đọc các đínhách giáo khoa. -Giáo viên treo bảng phụ có ghi các đề văn. -Gọi học sinh đọc lần lượt các đề văn. ?Em có nhận xét gì về điểm giống nhau giữa các đề?kể chuyện đời thường là gì? - Giáo viên cho học sinh nêu ý kiến - Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức. - Giáo viên cho học sinh thực hiện một đề bài. ?Hãy nêu yêu cầu của đề ? - Gọi học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung. - Giáo viên chốt kiến thức. - Giáo viên hướng dẫn phương pháp làm bài -Giáo viên cho học sinh làm dàn bài. -Giáo viên cho viết bài theo nhóm phần mở bài,thân bài. +Kiểu nhóm:Theo bàn +Thời gian :MB :5’;TB:10’; KB : 5’ -Gọi đại diện nhóm trình bày. -Các nhóm khác bổ sung. -Giáo viên chốt kiến thức. Hoạt động2 -Cho học sinh xác định đối tượng. -Giáo viên cho học sinh viết phần mở bài ,thân bài. -Định hướng nội dung viết phần thân bài. Hoạt động3 Giáo viên hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà. I/Tìm hiểu chung 1.Một số đề tự sự a/ Đề văn :SGK T/119 b/ Nhận xét : -Kể chuyện đời thường là kể về những câu chuyện hằng ngày từng trảiqua,từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng,cảm xúc nhất định nào đó. -Nhân vật và câu chuyện hết sức chân thực.không nên thêm thắt tuỳ ý. 2.Quá trình thực hiện một đề tự sự a.Đề bài:Kể chuyện về ông hay bà của em. b.Tìm hiểu đề bài -Đề kể chuyện đời thường,người thực,việc thực. -Kể về hình dáng,tính tình,phẩm chất. -Biểu lộ tình cảm yêu mến,kính trọng. c.Phương pháp làm bài -Giới thiệu chung về ông hoặc bà. -Kể một số việc làm,tính nết,tình cảm của ông(bà) đối với mọi người trong nhà hay với em. -Chỉ kể những việc làm,chi tiết cụ thể. -Chi tiết phải được lựa chọn để tập trung thể hiện chủ đề. -Không gặp đâu kể đóù. d.Dàn bài *Mở bài:Giới thiệu về ông (bà) về tuổi tác,nghề nghiệp,sở thích. *Thân bài -Kể về hình dáng,tính tình. -Kể về khả năng của ông. -Kể về sở thích của ông. -Kể về việc làm thể hiện sự quan tâm của ông ( bà) với mọi người. * Kết bài: Suy nghĩ và tình cảm của em với ông (bà) II.Hướng dẫn viết bài số 3 Kể về người thân của em. III.Hướng dẫn tự học -Viết hoàn chỉnh bài văn theo dàn ý đã lập. -Soạn: Số từvà lượng từ. RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 12 Ngày soạn: 6/11/2013 Ngày dạy: 08/11/2013 Tiết 46: Tiếng Việt: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ A- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :Giúp học sinh Nhận biết, nắm được công dụng của số từ, lượng từ. Biết cách dùng số từ, lượng từ khi nói và viết. B-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 1. Kiến thức : Khái niệm số từ, lượng từ…Nghĩa khái quát, đặc điểm, chức năng, khả năng kết hợp. 2. Kĩ năng : Nhận diện số từ, lượng từ. Phân biệt với danh từ chỉ đơn vị.Vận dụng số từ,lượng từ khi nói và viết. 3. Giáo dục : Ýùthức trau dồi vốn từ C-PHƯƠNG PHÁP Phân tích ,thuyết trình,thảo luận nhóm,gợi mở…. D-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ 3/ Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 *Gọi học sinh đọc yêu cầu mục 1 Sgk -Giáo viên treo bảng phụ có ghi ví du -Gọi học sinh đọc ví dụ. ?Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? - Học sinh nêu ý kiến. - Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức. ?Từ đôi trong ví dụ a có phải là số từ không? Vì sao? ?Hãy tìm một số từ chỉ đơn vị? -Cho học sinh rút ghi nhớ. -Gọi học sinh đọc ghi nhớ. -Gọi học sinh nêu yêu cầu mục 2. * Giáo viên treo bảng phụ ghi ví du ï2 -Giáo viên hướng dẫn thảo luận nhóm +Kiểu nhóm:Theo bàn +Thời gian: 5’ ?Các từ in đậm trong ví dụ 2 có gì giống và khác nghĩa của số từ? -Gọi đại diện nhóm trình bày. -Giáo viên chốt kiến thức. - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. -Cho học sinh tìm thêm ví dụ. Hoạt động2 * Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài 1 - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. -Gọi học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung. - Giáo viên chốt kiến thức. * Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài 2 -Giáo viên hướng dẫn thảo luận nhóm +Kiểu nhóm:Theo tổ +Thời gian: 7’ -Gọi đại diện nhóm trình bày. -Giáo viên chốt kiến thức. * Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 - Giáo viên gợi ý. - Học sinh làm bài . - Gọi học sinh trình bày ý kiến . - Giáo viên giúp học sinh nhận xét ,đánh giá và chốet kiến thức. Hoạt động3 Giáo viên hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà. I/Tìm hiểu chung 1.Số từ a.Ví du : Sgk T/128 b.Nhận xét 1-hai bổ sung ý nghĩa cho từ chàng. -một trăm bổ sung ý nghĩa cho từ ván cơm nếp. -một trăm bổ sung ý nghĩa cho từ nệp bánh chưng. -chín bổ sung ý nghĩa cho từ ngà. -chín bổ sung ý nghĩa cho từ cựa. -chín bổ sung ý nghĩa cho từ hồng mao. -một bổ sung ý nghĩa cho từ đôi. -sáubổ sung ý nghĩa cho từ đời Hùng Vương. 2-Từ đôi trong một đôi không phải là số từ,nó là danh từ chỉ đơn vị. 3-Một số từ chỉ đơn vị:Tá,chục,cặp… 4-Số từ chỉ số lượng đứng trước danh từ,số từ chỉ thứ tự đứng sau danh từ. c-Ghi nhớ : Sgk T/128 2.LƯỢNG TỪ a. Ví dụ Sgk T/129 b.Nhận xét -Giống nhau:Đứng trước danh từ -Khác nhau: +Số từ là những từ chỉ số lượng hay thứ tự của sự vật. +Lượng từ:Chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. c- Ghi nhớ: Sgk T/129 II.Luyện tập Bài 1 : Tìm số từ chỉ số lượng và thứ tự -một canh,hai canh,ba canh là số từ chỉ số lượng vì đứng trước danh từ. -bốn,năm:Số từ chỉ thứ tự vì đứng sau danh từ. Bài 2 : Các từ in đậm là số từ hay lượng từ Trăm,ngàn dùng để chỉ số lượng nhiều rất nhiều. Bài 3 : Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của từ từng và mỗi -Giống nhau:Tách từng cá thể,từng sự vật. -Khác nhau : +Từng:vừa tách riêng từng cá thể,từng sự vật,vừa mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự cá thể này đến cá thể khác. +Mỗi:Mang ý nghĩa tách riêng từng cá thể,không mang ý nghĩa lần lượt. III.Hướng dẫn tự học -Học nhớ các đơn vị kiến thức .xá định số từ ,lượng từ trong một tác phẩm truyện.. -Chuẩn bị bài : Viết bài làm văn số 3. RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 12 Ngày soạn: 5/11/2013 Ngày dạy: 07/11/2013 Tiết 47+ 48: Tập làm văn: BÀI VIẾT SỐ 3: KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG A- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :Giúp học sinh Vận dụng những hiểu biết về văn tự sự và tình cảm của mình đối với người thân để hoàn chỉnh một văn bản kể chuyện đời thường. B-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 1. Kiến thức :Đánh giá đúng đắn kiến thức đã học của học sinh về viết văn tự sự đời thường. 2. Kĩ năng : Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, hoàn chỉnh một bài viết. 3. Giáo dục :Ý thức tự giác, tích cực vươn lên trong học tập. C-PHƯƠNG PHÁP Phân tích, thuyết trình, thảo luận nhóm, gợi mở…. D-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/Ổn định tổ chức 2/Kiểm tra bài cũ 3/Bài mới : Gv chép đề lên bảng, HS làm bài. * Đề bài Kể về người thân của em. * Đáp án và biểu điểm: a. Mở bài:Giới thiệu người thân về tuổi tác, nghề nghiệp, sở thích. b. Thân bài -Miêu tả hình dáng, tính tình. -Kể về khả năng của người thân. -Kể về sở thích của người thân. c. Kết bài: Ý nghĩ và tình cảm của em với người thân. E. DẶN DỊ: -Tìm đọc các bài văn viết về người thân. -Chuẩn bị bài:Kể chuỵên tưởng tượng. G. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTuan 12(1).doc
Giáo án liên quan