Giáo án Ngữ văn 6 tiết 45 - Văn bản: chân, tay, tai, mắt, miệng

VĂN BẢN: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS hiểu được nội dung, của truyện, biết ứng dụng nội dung của truyện vào thực tế đời sống

 - Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm cụm danh từ, với Tập làm văn ở kỹ năng lập dàn ý văn kể chuyện.

- Rèn luyện kỹ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau

- Giáo dục tính đoàn kết, không chia rẽ, suy bì tị nạnh nhau trong mọi lúc, mọi nơi

B.CHUẨN BỊ:

- GV bài soạn

- HS chuẩn bị nội dung bài học

C. LÊN LỚP:

 1.On định tổ chức

2. Bài cũ: ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi?

3. Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 45 - Văn bản: chân, tay, tai, mắt, miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn: 26/11/2007 Tiết: 45 Ngày dạy: 28/11/2007 VĂN BẢN: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp HS hiểu được nội dung, của truyện, biết ứng dụng nội dung của truyện vào thực tế đời sống - Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm cụm danh từ, với Tập làm văn ở kỹ năng lập dàn ý văn kể chuyện. - Rèn luyện kỹ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau - Giáo dục tính đoàn kết, không chia rẽ, suy bì tị nạnh nhau trong mọi lúc, mọi nơi B.CHUẨN BỊ: - GV bài soạn - HS chuẩn bị nội dung bài học C. LÊN LỚP: 1.On định tổ chức 2. Bài cũ: ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi? 3. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức: Hoạt động của giáo viên, học sinh - GV hướng dẫn học sinh đọc, chú ý đến giọng điệu: cô mắt ấm ức, cậu chân, cậu tay bực bội, bác tai ba phải, , giọng hối hận của cả 4 người khi nhận ra sai lầm. - Gv truyện có bao nhiêu nhân vật? Cách đặt tên cho các nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì? Tại sao lại gọi là cậu chân, cậu tay, bác tai với lão miệng? - HS: Truyện có 5 nhân vật: chân, tay, tai, mắt, miệng. - Cách đặt tên cho các nhân vật rất giản dị nhưng có dụng ý, lấy ngay tên các bộ phận của cơ thể người để đặt tên cho nhân vật đó là nghệ thuật nhân nhân hóa, ẩn dụ. - GV vì sao cô mắt, cậu chân, cậu tay, bác tai lại so bì với lão miệng? - HS thảo luận theo nhóm, trả lời: - Nhìn bề ngoài mắt để nhìn, tai nghe chân để đi, tay thì làm, còn miệng thì được ăn, được hưởng thụ - Nhìn bên trong: sự thống nhất chặt chẽ của một cơ thể: nhờ miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được nuôi dưỡng khỏe mạnh. Bài học rút ra từ truyện này là gì? - HS truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức lớn một công đồng, chân, tay, tai, mắt, miệng là những cá nhân trong tổ chức đó. Hoạt động 3: luyện tập: - Gv cho học sinh nhắc lại định nghĩa về truyện ngụ ngôn. Nội dung bài học I/ ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH: 1.Đọc 2.Chú thích: 3.Cấu trúc văn bản: - Truyện có 5 nhân vật: chân, tay, tai, mắt, miệng - Không có nhân vật nào là nhân vật chính - Nhân vật miệng là đáng chú ý hơn cả. II/ TÌM HIỂU NỘI DUNG VĂN BẢN: 1.Sự so bì của cô mắt, cậu chân, cậu tay, bác tai với lão miệng. - Nhìn bề ngoài: mỗi bộ phận đảm trách một nhiệm vụ - Nhìn bên trong: sự thống nhất chặt chẽ của một cơ thể: nhờ miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được nuôi dưỡng khỏe mạnh 2.Bài học của truyện: - Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợ tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. Ghi nhớ: SGK III/ LUYỆN TẬP: - Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống. 4. Củng cố - dặn dò: - Học sinh nhắc lại bài học của truyện? - Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài Lợn cưới, áo mới. --------------------------------------@---------------------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN 12 TIET 45.doc
Giáo án liên quan