XÂY DỰNG BÀI VĂN TỰ SỰ - KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Giúp H nắm được thế nào là kể chuyện đời thường, phương hướng chuẩn bị viết một bài đời thường.
2. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, chọn ngôi kể và thứ tự kể cho phù hợp với đề bài.
3. Biết kể chuyện những công việc hàng ngày trong gia đình, những biểu hiện xung quanh từ đó có ý thức tốt hơn trong phấn đấu và rèn luyện.
II. CHUẨN BỊ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 48 đến tiết 57 - Nguyễn Đình Thành - giáo viên trường THCS Trần Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/11/2007
Ngày dạy: 30/11/2007
Tiết 48 :Luyện tập
Xây dựng bài văn tự sự - Kể chuyện đời thường
I. mục tiêu bài học.
1. Giúp H nắm được thế nào là kể chuyện đời thường, phương hướng chuẩn bị viết một bài đời thường.
2. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, chọn ngôi kể và thứ tự kể cho phù hợp với đề bài.
3. Biết kể chuyện những công việc hàng ngày trong gia đình, những biểu hiện xung quanh từ đó có ý thức tốt hơn trong phấn đấu và rèn luyện.
II. chuẩn bị.
III. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
? Qua đề bài Em hiểu thế nào về chuyện đời thường ?
? Để kể được về ông của mình, em sẽ kể những gì ?
? Có cần thiết xây dựng các tình tiết li kì, tưởng tượng, hư cấu ?
? Có quá nhiều chi tiết, em phải làm như thế nào ?
* Đề bài: Kể chuyện về ông hay bà của em.
a) Tìm hiểu đề.
- Kể chuyện đời thường, kể về người thật việc thật.
- Kể về hình dáng, tính tình, phẩm chất của ông.
- Biểu lộ tình cảm yêu mến, quý trọng của em.
b) Phương hướng làm bài.
- Không tuỳ tiện nhớ gì kể nấy.
- Không nhất thiết phải xây dựng thành câu chuyện có tình tiết, có cốt truyện chặt chẽ, li kì.
- Giới thiệu chung về ông, những việc làm của ông, những hành động của ông đối với mọi người trong gia đình, với hàng xóm, với em.
- Tập chung viết kĩ về một chi tiết nào đó.
- Nêu được tình cảm của mình với ông.
10
* Gv: Cho H đọc những bài viết trong SGK
? E sẽ mở bài như thế nào?
? Thân bài em sẽ triển khai những ý gì ?
? Kết bài như thế nào cho phù hợp /
* Lập dàn bài. Kể về những đổi mới ở quê em.
+MB: Ai đi xa lâu ngày trở về hẳn cũng ngỡ ngàng vì sự đổi mới ở quê em.
+ TB: - Quê em cách đây vài năm như thế nào (nghèo, buồn, nhà cửa, đời sống, đường làng ngõ xóm …)
- Quê em hôm nay đổi mới nhanh chóng (đường làng, trường học, điện sáng, xe máy, tivi, nếp sống và sinh hoạt, …)
+ KB: tình cảm của bản thân và những hi vọng vào một làng quê trong tương lai.
30
* Hướng dẫn học bài ở nhà: - Làm thành văn hoàn chỉnh đoạn văn trên.
Ngày soạn: 29/11/2007
Ngày dạy: 30/11/2007
Tiết 49, 50
Viết bài Tập làm văn số 3
I. mục tiêu bài học.
1. Tiếp tục áp dụng những kĩ năng, kiến thức cơ bản của văn tự sự vào viết bài Tập làm văn số 3. Biết kể chuyện đời thường.
2. Rèn kĩ năng vận dụng những kiến thức tổng hợp của văn tự sự và những kiến thức kĩ năng của kể chuyện đời thường vào viết một bài viét hoàn chỉnh.
3. Có được những cảm xúc chân thật khi viết bài.
II. chuẩn bị.
III. tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
A. Đề bài.
Kể chuyện một buổi tối thứ 7 ở gia đình em.
B. Đáp án
1. Về hình thức.
- Bài viết có bố cục 3 phẩn rõ ràng. đúng văn tự sự và đúng dạng văn kể chuyện đời thường.
- Đúng yêu cầu của đề bài, văn phong sáng sủa, có tình cảm chân thật, không cần hư cấu, không cần tạo ra những tình tiết li kì, phức tạp.
2. Về nội dung:
- H kể được về một buổi tối thứ 7 ở gia đình mình, những biểu hiện thường nhật của cuộc sống, liệt kể tất cả các chi tiết , biết chọn lọc khắc sâu những chi tiết tiêu biểu (gia đình quây quần bên mâm cơm, chị hay anh đi học về hoặc bố đi làm xa về)
- Nêu được những cảm xúc chân thật, những rung động thực sự về cảnh xum họp đầm ấm của gia đình sau một tuần làm việc vất vả.
- Những chi tiết nhỏ nhưng lại có tác dụng lớn như không phải học bài, được xem tivi, được bố hay anh chị cho đi chơi …..
- Những suy nghĩ cái nhân để mở ra một tuần mới.
C. Đáp án:
- Hình thức cho 4 điểm. Chú ý về văn phong, cách trình bày, dùng từ đắt câu, lỗi chính tả. Tuỳ theo sự sáng tạo của H để công điểm hoặc trừ điểm.
- Nội dung: cho 6 điểm. Tuỳ theo cách diễn đạt làm nổi bật trọng tâm bài viết của H, không gò ép miễn là bài viết thể hiện được những miêu tả, những cảm xúc chân thật của H là được.
* Thu bài nhận xét giờ kiểm tra
- Tiết 51 học truyện cười.
Ngày soạn: 02/12/2007
Ngày dạy: /12/2007
Tiết 51 :Văn bản
Treo biển
Hướng dẫn đọc thêm: Lợn cưới, áo mới
I. mục tiêu bài học.
1. Giúp H tìm hiểu những nét khái quát về truyện cười, đặc điểm cơ bản của thể loaị này. Tìm hiểu nội dung truyện Treo biển và hướng dẫn đọc thêm truyện Lợn cưới, áo mới để thấy được tiếng cười phê phán sâu sắc của ông cha ta từ đó để lại những bài học đầy ý nghĩa cho cuộc sống.
2. Rèn kĩ năng tìm hiểu truyện cười, tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của thể loại.
3. Biết phê phán những biểu hiện gây cười trong cuộc sống.
II. chuẩn bị.
III. tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu bài học rút ra từ truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ?
3. Bài mới:
? Truyện cười là gì ?
? Đọc truyện cười nên đọc với giọng như thế nào ?
? Nhà hàng treo biển để làm gì ?
? Nội dung của tấm biển treo của cửa hàng có mấy yếu tố ?
? Vai trò của từng yếu tố ?
? Em có nhận xét gì về thông báo của tấm biển này ?
? Có mấy ý kiến đóng góp cho tấm biển ?
? Em có nhận xét gì về các ý kiến ?
? Đây có phải là yếu tố gây cười của truyện ?
? Vậy yếu tố gây cười ở đây là gì ?
? Chi tiết nào gây cười nhiều nhất ?
? Vì sao ?
? Vậy theo em ý nghĩa của truyện là gì ?
- Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm mục đích mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
* Treo biển là để quảng cáo nhằm mục đích bán được nhiều hàng.
=> Nội dung biển quản cáo phải đầy đủ các yếu tố thông tin, phải hấp dẫn và bắt mắt nữa …
ở đây có bán cá tươi
- ở đây: Thông báo địa điểm của cửa hàng.
- Có bán: Thông báo hoạt động của cửa hàng.
- Cá: Thông báo về mặt hàng được bán.
- Tươi: Thông báo về chất lượng hàng.
=> Đây là 4 yếu tố đầy đủ và cần thiết cho một tấm biển quảng cáo.
* Có 4 ý kiến góp ý cho tấm biển của nhà hàng:.
- Các ý kiến đều cho rằng tấm biển bị thừa.
- Thoạt nghe, các ý kiến có vẻ là có lí.
- Thực chất, các ý kiến không có cái nhìn tổng thể về nội dung thông báo của một tấm biển quảng cáo.
* Nhà hàng: Mỗi lần nghe lời góp ý, nhà hàng nghe nói, bỏ ngay.
=> Cười:+ Sự không suy xét, suy ngẫm của chủ cửa hàng.
+ Chình mình là người kinh doanh mà lại không hiểu biển quảng có ý nghĩa gì và quảng cáo để làm gì ?
- Cuối truyện: Tấm biển chỉ còn chữ Cá, tường không còn gì để góp ý nữa nhưng khi có người góp ý, nhà hàng lại cất luôn tấm biển.
=> Nghe theo ngay tới mức mất hết chủ kiến của mình
*ý nghĩa: Treo biển là một truyện cười hài hước tạo nên tiếng cười vui vẻ phê phán nhẹ nhàng những người làm việc mà thiếu chủ kiếnkhông suy xét khi nghe những ý kiến đóng góp của người khác.
1. Truyện cười.
2. Truyện Treo biển
a) Đọc - Tìm hiểu chung
b) Tìm hiểu nội dung.
* Treo biển quảng cáo.
* Các ý kiến góp ý.
* Nhà hàng
* ý nghĩa
5
7
20
3. Hướng dẫn đọc thêm: Bài Lợn cưới áo mới. (10p)
Gv: Chú ý khai thác truyện Lợn cưới, áo mới phê phán cái gì ?
? Tiếng cười được bộc lộ ở chi tiết nào ?
? Phân tích yếu tố thừa trong lời nói của các nhân vật ?
? Phân tích những những hành động thừa của các nhân vật ?
* Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Soạn tìm hiểu nội dung ý nghĩa truyện Lợn cưới áo mới.
- Tìm đọc thêm những truyện cười có ý nghĩa phê phán tương tự như truyện Đẽo cày giữa đường.
Nhận xét sau giờ dạy
Ngày soạn: 06/12/2007
Ngày dạy: /12/2007
Tiết 52
Số từ và Lượng từ
I. mục tiêu bài học.
1. giúp H hiểu được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ. Biết dùng số từ và lượng từ khi nói và viết.
2. Rèn kĩ năng sử dụng số từ và lượng từ khi nói và viết.
3. Có ý thức sử dụng vốn từ vào việc nói và viết làm trong sáng vốn từ tiếng Việt
II. chuẩn bị.
III. tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là CDT, lấy ví dụ và điển chính xác một CDT đầy đủ vào sơ đồ.
3. Bài mới.
? Các từ in đậm trong SGK bổ xung nghĩa cho từ nào ?
? Bổ xung ý nghĩa gì ?
Các từ được bổ nghia là từ loại nào ?
?Nhận xét như thế nào về vị trí
? Xét từ đôi và một đôi?
? So sánh với số từ thì thấy có gì khác ?
? Những từ này mang ý nghĩa như thế nào ?
Bổ xung ý nhĩa gì ?
a) Hai: chàng chỉ số lượng
một trăm: ván, nẹp. đứng trước
chín: ngà, cựa, hồng mao, đôi
b) Sáu: Hùng Vương chỉ thư tự đứng sau
=> Các từ được bổ nghĩa đều là danh từ.
- Đôi: là danh từ chỉ đơn vị
- Một đôi: không phải là số từ ghép: (chỉ số lượng không xác định)
VD: Một đôi con bò; Một đôi bò
a) Các, những: Chỉ lượng của sự vật mang nghĩa tập hợp hay phân phối.
b) Cả mấy: chỉ lượng mang ý nghĩa toàn thể.
=> Lượng từ là những từ chỉ lượng của sự vật mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối hoặc ý nghĩa toàn thể.
I. Số từ .
* Bài tập
* Nhận xét.
=> Là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự.
II. Lượng từ.
* Bài tập
* Nhận xét.
III. luyện tập
1. Các số từ trong bài thơ không ngủ được:
a) Một, hai, ba, năm: Chỉ số lượng vì đứng trước danh từ và chỉ số lượng của sự vật: Canh, cánh.
b) Bốn, năm: chỉ thứ tự vì đứng sau danh từ và chỉ thứ tự của sự vật canh.
2. Các từ trăm, ngàn, muôn … được dụng với nghĩa số từ chỉ số lượng nhiều, rất nhiều nhưng không chính xác.
3. Điểm giống nhau và khác nhau của các từ từng, mỗi là ở chỗ:
- Giống: Tách ra từng cá thể, từng sự vật.
- Khác: + Từng: vừa tách riêng từng các thể, từng sự vật, vừa mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự hết cá thể này đến cá thể khác, sự vật này đến sự vật khác.
+ Mỗi: Chỉ có ý nghĩa tách riêng, nhấn mạnh, chứ không mang ý nghĩa lần lượt trình tự.
4. Viết chính tả:
Ai oán, loay hoay, mài mại, lay phay, lai rai, uể oải, bải hoải, rộng rãi, chua cay, khoan khoái, tê tái, mê say, tài cán, heo may, thiên tài, may mắn, ngay ngắn, dài tay, say sưa, sa sảy, xay ngô, oai oái, vày vò, thoai thoải, ngoe ngoảy, hết thảy, ngoái trông, ngọ ngoạy
* Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Tìm và đặt câu với số từ và lượng từ.
Nhận xét sau giờ dạy
Ngày soạn: 06/12/2007
Ngày dạy: /12/2007
Tiết 53
kể chuyện tưởng tượng
I. mục tiêu bài học.
1. Giúp Học sinh hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn Tự sự. Bước đầu nắm được nội dung, yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
2. Tích hợp với các văn bản truyện cười, truyện ngụ ngôn và khái niệm cụm danh từ.
3. Học sinh chuẩn bị chọn đề tài, tìm tòi nội dung, cốt truyện để viết một bài kể chuyện sáng tạo
II. chuẩn bị
III. tiến trình bài dạy
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Đọc bài văn hoàn chỉnh làm ở nhà: "Kể về một người bạn mà em mới quen"
3. Bài mới:
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện Tưởng tượng
? Hãy kể tóm tắt truyện "Chân, Tay, Tai.." Giáo viên bổ sung chi tiết thiếu.
? Trong truyện, người ta tưởng tượng những gì? (Các bộ phận thân thể tạo thành con người)
? Chi tiết nào dựa vào sự thật? Chân, Tay...
? Chi tiết tưởng tượng? chống lại Miệng ...
? Câu chuyện nhằm mục đích gì?
?Đọc truyện "Lục súc tranh công"
? Hãy tìm những chỗ tưởng tượng sáng tạo?
? Trong truyện, người ta tưởng tưởng ra những gì?
? Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật?
? Nhằm mục đích gì?
? Qua hai câu chuyện trên, em hiểu gì về kể chuyện tưởng tượng sáng tạo và vai trò của tưởng tượng trong văn Tự sự?
-à Ghi nhớ (133)
Hs kể
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs đọc
Hs tóm tắt
bổ sung
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Thảo luận
Hs đọc
Bài tập 1 (130) Kể chuyện
Chân tay con người -> có thật
Chống lại Miệng -> Tưởng tượng
(Bịa đặt tưởng tượng là để làm nổi bật một sự thật: mọi người phải nương tựa vào nhau)
*Truyện: "Lục súc tranh công"
Tưởng tượng: Sáu con nói tiếng người kể công, kể khổ
Sự thật: Cuộc sống và công việc của các con vật
-> Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không so bì
* Ghi nhớ (133)
Học thuộc lòng
II. Luyện tập
Đọc bài: "Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu" (132 - 133)
- Những chỗ tưởng tượng: Giấc mơ gặp Lang Liêu
- Lang Liêu thăm dân tình nấu bánh chưng, hỏi chuyện, Lang Liêu trả lời
- Đáng chú ý là mấy câu hỏi để Lang Liên bộc lộ suy nghĩ khi làm bánh
- Câu hỏi tiếp theo cho thấy, không phải vì nghèo mà sáng tạo ra bánh mà là vì có tình với đồng ruộng, với sản vật nước nhà.
- Câu hỏi 3: Để Lang Liêu cho biết không phải chỉ nhờ thần giúp, mà bản thân phải lao tâm khổ tướng thì thần mới mách bảo - tức là con người phải có sự suy nghĩ sáng tạo mới làm được hai thứ bánh.
- Câu chuyện này giúp hiểu sâu về truyền thuyết về Lang Liêu.
Có 5 đề sgk (134) yêu cầu chọn 1 trong các đề đó để lập dàn ý:
- Chọn đề 1: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi - măng , máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước .
Tìm ý lập dàn ý:
Mở bài: + Trận lũ lụt khủng khiếp năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long
+ Thuỷ Tinh - Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới này
Thân bài:
+ Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công vẫn với những vũ khí cũ nhưng mạnh, tàn các gấp bội.
+ Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lũ lụt: Huy động sức mạnh tổng hợp: Đất, đá, xe ben, xe Kama, tàu hoả, trực thăng, thuyền, canô, xe lội nước, cát. đặc biệt là các hòn bê tông đúc sẵn...
+ Các phương tiện thông tin hiện đại: vô tuyến, điện thoại di động ... ứng cứu kịp thời ...
+ Cảnh bộ đội, công an giúp dân chống lũ...
+ Cảnh cả nước quyên góp lá lành đùm lá rách.
+ Cảnh các chiến sĩ hi sinh vì dân
Kết bài: Cuối cùng, Thuỷ Tinh lại một lần nữa chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỉ 21.
Dặn dò: Học kĩ bài viết hoàn chỉnh bài trên vào vở.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập truyện dân gian.
Ngày soạn: 06/12/2007
Ngày dạy: /12/2007
Tiết 54 & 55
ôn tập truyện dân gian
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Giúp học sinh:
- Nắm vững đặc điểm các thể loại truyện dân gian đã học.
- Kể và hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện
- Hiểu rõ tiêu chí phân loại các loại truyện cổ dân gian, nắm vững đặc điểm từng thể loại cụ thể về nội dung tư tưởng, về hình thức nghệ thuật.
2. Biết cách vận dụng kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo các loại truyện cổ dân gian theo các vai kể khác nhau.
II. chuẩn bị
III. tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Bài soạn và kiểm tra trong quá trình ôn tập
3. Bài mới:
I. Nội dung ôn tập:
Bảng ôn (trang bên)
Câu 5: (sgk 135): So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết, cổ tích. Giữa ngụ ngôn với truyện cười.
Truyền thuyết
cổ tích
Truyện cười
Ngụ ngôn
Giống nhau
*Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
* Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường…
Truyện thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muốn răn dạy người ta. Vì thế,truyện "Thầy bói xem voi", "Đeo nhạc cho mèo" cũng gây cười.
Khác nhau
*kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử thể hiện cách đánh giá của người dân
* Được cả người kể và nghe tin là có thật (mặc dù có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo)
* Kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
* Được cả người kể và nghe coi là câu chuyện không có thật (mặc dù có nhiều yếu tố thực tế)
* Mục đích của truyện cười gây cười để mua vui hoặc phê phán châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười.
* Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống
II. Luyện tập:
Học sinh kể chuyện theo nhóm và nêu nội dung ý nghĩa truyện mà em thích( Có thể gọi 1 hoặc 2 em) cho điểm.
Dặn dò: Học thuộc bài. Nắm vững nội dung học tập
Chuẩn bị bài sau: Học kỹ bài để kiểm tra Tiếng Việt 45 phút
Bảng ôn
Câu hỏi
Tên truyện
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Kể tên những thể loại?
Nêu tên những truyện mà em đã học?
1. Con Rồng, cháu Tiên
2. Bánh chưng, bánh giầy
3. Thánh gióng
4. Sơn Tinh Thuỷ Tinh
5. Sự tích Hồ Gươm
1. Sọ Dừa
2. Thạch Sanh
3. Em bé thông minh
4. Cây bút thần
5. Ông lão đánh cá
1. ếch ngồi đáy giếng
2. Thầy bói xem voi
3. Đeo nhạc cho mèo
4. Chân, tay, tai, mắt miệng
1. Treo biển
2. Lợn cưới áo mới
Nhắc lại định nghĩa về thể loại các loại truyện đã học?
Hãy kể tóm tắt mỗi thể loại một truyện tiêu biểu
Định
nghĩa
Là loại truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ
Là loại truyện kể về cuộc đời và số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí)
Là loại truyện kể mượn chuyện loài vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người
Là loại chuyện kể về những hiện tượng đáng cười.
Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của các thể loại truyện dân gian?
Nghệ thuật
* Có những chi tiết tưởng tượng kì ảo
* Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử (có thật)
* Có những chi tiết tưởng tượng kì ảo
* Người kể người nghe không tin là chuyện có thật
* Có nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nhân hoá.
* Yếu tố gây cười. Nghệ thuật phóng đại, nói quá.
Hãy nêu nội dung, ý nghĩa, bài học ở mỗi thể loại truyện dân gian đã học? Minh hoạ một số đặc điểm của từng thể loại qua truyện?
Nội dung ý nghĩa bài học
* Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật lịch sử.
* Thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện đối với cái ác
*Nêu ra bài học để khuyên nhủ người ta biết cách sống
* Nhằm gây cười mua vui.
* Phê phán châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, từ đó hướng chúng ta tới cái tốt đẹp
Ngày soạn: 06/12/2007
Ngày dạy: /12/2007
Tiết 57
Chỉ từ
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Giúp học sinh: Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
2. Tích hợp với phần văn học ở các văn bản truyện dân gian, phần tập làm văn ở kiểu bài kể chuyện tưởng tượng.
3.Luyện kỹ năng nhận biết và sử dụng chỉ định từ thích hợp khi nói và khi viết.
II. chuẩn bị.
III. tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bàicũ: 1) Số từ là gì? Cho ví dụ? số từ khác danh từ chỉ đơn vị như thế nào; Lượng từ là gì? cho ví dụ? Có mấy nhóm lượng từ? Mỗi loại cho một ví dụ?
3.Bài mới
I. Chỉ từ là gì?
? Đọc đoạn văn trang 137?
? Các từ in đậm trong đoạn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
? So sánh các từ và cụm từ (137)
? từ đó rút ra ý nghĩa của những từ được in đậm?
Học sinh đọc. Hs trả lời
Hs suy nghĩ
Hs trả lời
* ví dụ (137)
Từ " Nọ, ấy, kia, nọ"
Ông vua viên quan làng nhà
với với với với
ông vua nọ viên quan ấy làng kia nhà nọ
thêm từ "nọ, kia, ấy" làm cho cụm danh từ có nghĩa đã được cụ thể hoá và được xác định một cách cụ thể trong không gian.
* Ví dụ 3 (137)
Nghĩa của các từ "ấy, nọ" trong những câu sau có điểm nào giống, và khác các trường hợp đã phân tích?
Hs thảo luận nhóm trả lời
Giống: cùng xác định vị trí của sự vật.
Khác: Định vị trong thời gian (hồi ấy…)
Hồi ấy, ở Thanh hoá. ..Một đêm nọ,...
Hs trả lời
Hs đọc
? Qua các ví dụ, em hiểu thế nào là chỉ từ ?
? Đọc ghi nhớ (137)
Xác định chức vụ ngữ pháp của chỉ từ trong câu?
HS độc lập suy nghĩ trả lời
Ghi nhớ (137)
II. Hoạt động của chỉ từ
* Các chỉ từ trên: "ấy, kia, nọ" đều làm phụ ngữ sau của danh từ và phụ ngữ trước "một, hai" của DT cùng DT lập thành cụm DT "Viên quan ấy, một cánh đồng làng kia, hai cha con nhà nọ". Hoạt động trong câu như một DT (làm C; V; Tr)
Ví dụ:
Cụm DT --Viên quan ấyà chủ ngữ
Hồi ấyà Trạng ngữ
Ông vua nọ
Làng kia -à Bổ ngữ (cho VN:có)
Nhà nọ
? Tìm chỉ từ trong những câu trong ví dụ hai (137)
HS thảo luận tổ
Xác định chức vụ trong câu?
Đại diện hai nhóm lên làm nhanh, đúng
* Chỉ từ (137)
Đó : chủ ngữ
Đấy: trạng ngữ
Ghi nhớ (138).
III. Luyện tập
Bài (138) tìm chỉ từ và các chức vụ ngữ pháp:
a) Hai thứ bánh ấy: - Định vị sự vật trong không gian
- Làm phụ ngữ của cụm danh từ
- Cụm danh từ làm bổ ngữ trong câu.
b) Đấy vàng, đây cũng...đấy hoa, đây sen... -Định vị sự vật trong không gian
- Làm chủ ngữ trong câu
c) Nay ta..: - Định vị sự vật trong thời gian
- Làm trạng ngữ
d) Từ đó: như "c"
Bài 2 (138) Thay các cụm từ in đậm bằng những chỉ từ thích hợp và giải thích:
* Đến chân núi Sóc = Đến đấy (đó) định vị về không gian
* Làng bị thiêu lửa cháy = Làng ấy (đó; đấy) định vị về không gian
Giải thích: Tránh lặp từ
Bài 3 (139) Có thể thay chỉ từ khong? Nhận xét?
Năm ấy Chỉ có thể đổi chỗ cho nhau hoặc thay bằng "đấy"
Chiều hôm đó không thể thay bằng bất kì cụm từ nào khác
Vì trong truyện cổ dân gian, ta không thể xác định được cụ thể thời gian năm ấy, năm nay; hôm đó là năm nào, hôm nào?
--à Chỉ từ có vai trò quan trọng trong câu. Vì chúng có thể chỉ ra những sự vật, những thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận.
Hướng dẫn học bài ở nhà: Học kỹ bài. Làm các bài tập
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng.
File đính kèm:
- van6(3).doc