Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 52: Số từ và lượng từ

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh

-Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ, lượng từ.

-Biết cách sử dụng số từ và lượng từ khi nói (viết)

II-CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, bảng phụ

2.Học sinh: Học bài, xem bài mới

III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 16920 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 52: Số từ và lượng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 52 Ngày soạn: Ngày dạy: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh -Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ, lượng từ. -Biết cách sử dụng số từ và lượng từ khi nói (viết) II-CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, bảng phụ 2.Học sinh: Học bài, xem bài mới III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1 ²Khởi động -Oån đinh -Kiểm tra bài cũ -Bài mới -Kiểm tra sỉ số lớp Hôm nay các em sẽ tìm hiểu về ý nghĩa, công dụng và biết cách sử dụng số từ và lượng từ. -Ghi tựa bài lên bảng -Báo cáo sỉ số -Lắng nghe -Ghi tựa bài vào tập HOẠT ĐỘNG 2 ²Hình thành kiến thức mới I-SỐ TỪ. -Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. -Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. -Y/c HS đọc yêu cầu các ngữ liệu trong SGK HỎI:Các từ in đậm: hai, một trăm, một trăm, chín, chín, chín, một, sáu bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? HỎI:Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì? HỎI:Từ “đôi” trong câu (a) có phải là số từ không?.Vì sao? (Gợi ý: cần xem xét vị trí và ý nghĩa của từ trong cụm từ) HỎI:Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ “đôi”? HỎI:Vậy số từ là gì? -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời: + hai ð chàng +một trăm ð ván cơm nếp +một trăm ð nệp bánh chưng +chín ð ngà +chín ð cựa +chín ð hồng mao +một ð đôi -Cá nhân trả lời: các từ “hai, một trăm, một trăm, chín, chín, chín, một” đứng trước cụm từ và bổ sung ý nghĩa về số lượng.Từ “sáu” đứng sau từ “thứ” bổ sung ý nghĩa về thứ tự. -Cá nhân trả lời: Từ “ đôi” không phải là số từ.Vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị. -Cá nhân trả lời:cặp, tá, chục,…. -Cá nhân trả lời: là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. II-LƯỢNG TỪ -Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. -Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm: +Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể; +Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối -Y/c HS đọc các ngữ liệu SGK/ trang 128-129 HỎI:Nghĩa của các từ in đậm các, những, cả mấy trong những câu có gì giống và khác nghĩa của số từ? HỎI: Xếp các từ in đậm nói trên vào mô hình cụm danh từ? HỎI:Tìm thêm những từ có ý nghĩa và công dụng tương tự? HỎI:Vậy lượng từ là gì? -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời: +Giống: đứng trước danh từ +Khác: chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. -Cá nhân trả lời: PHẦN TRƯỚC PHẦN TRUNG TÂM PHẦN SAU t2 t1 T1 T2 s1 s2 -Cá nhân trả lời: +Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy,… +Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: các, những, mọi, mỗi, từng,… -Cá nhân trả lời: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật HOẠT ĐỘNG 3 III-LUYỆN TẬP Bài tập 1 Số từ trong bài thơ và ý nghĩa của các số từ ấy: -Số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh -Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm Bài tập 2 -Các từ in đậm “trăm, muôn” được dùng với ý nghĩa chỉ số lượng nhiều, rất nhiều. Bài tập 3 -Giống: tách ra từng sự vật, từng cá thể. -Khác: (a)Từng: có ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác. (b)Mỗi: có ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt -Y/c HS đọc yêu cầu của bài tập 1 -Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập -Y/c HS trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung -Y/c HS đọc yêu cầu của bài tập 2 -Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập -Y/c HS trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung -Y/c HS đọc yêu cầu của bài tập 3 -Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập -Y/c HS trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung -Cá nhân đọc - HS xác định yêu cầu của bài tập -Cá nhân trả lời - HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Cá nhân đọc - HS xác định yêu cầu của bài tập -Cá nhân trả lời - HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Cá nhân đọc - HS xác định yêu cầu của bài tập -Cá nhân trả lời - HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe HOẠT ĐỘNG 4 ²Củng cố-Dặn dò -Về nhà học bài và chuẩn bị bài Kể chuyện tưởng tượng cần nắm: +Vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự. +Phần luyện tập -Nhận xét lớp học -Nghe tiếp thu để chuẩn bị

File đính kèm:

  • docSo tu va luong tu.doc
Giáo án liên quan