LÀM VĂN: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Học sinh nắm được nội dung, yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản
- Tích hợp với phần Văn qua văn bản Treo biển, với tiếng Việt qua số từ và lượng từ
- Bước đầu rèn kỹ năng văn kể chuyện sáng tạo
- Giáo dục khả năng tưởng tượng phong phú của học sinh
B.CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị trước nội dung các đề bài
- Chuẩn bị các nội dung bài học
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 53 - Làm văn: Kể chuyện tưởng tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn: 10/12/07
Tiết: 48 Ngày dạy: 12/12/07
LÀM VĂN: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Học sinh nắm được nội dung, yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản
- Tích hợp với phần Văn qua văn bản Treo biển, với tiếng Việt qua số từ và lượng từ
- Bước đầu rèn kỹ năng văn kể chuyện sáng tạo
- Giáo dục khả năng tưởng tượng phong phú của học sinh
B.CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị trước nội dung các đề bài
- Chuẩn bị các nội dung bài học
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
- GV cho học sinh nêu yêu cầu của bài tập 1:
- Cho HS tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng:
- Trong truyện này, người ta tưởng tượng những gì?
- GV gợi ý: so với ngoài đời thì có chuyện các nhân vật so bì lẫn nhau không, các bộ phận cơ thể có khả năng nói năng được không?
- GV tưởng tượng trong tự sự có phải là tùy tiện không, hay là nhằm mục đích gì?
- HS tưởng tượng không được tùy tiện mà phải dựa vào logic tự nhiên, ở đây tác giả phủ nhận cái logic tự nhiên ấy nhằm thể hiện một tư tưởng (chủ đề)
- GV cho HS đọc truyện, sau đó cho 1 đến 2 em tóm tắt , bổ sung.
- GV chỉ ra các chi tiết tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào?
- Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
- GV cho HS đọc Ghi nhớ SGK
- GV cho HS đọc đề bài, sau đó hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài, tìm ý.
Nội dung bài học
1.TÓM TẮT TRUYỆN NGỤ NGÔN CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG:
- Các bộ phận cơ thể được tưởng thành những nhân vật riêng biệt: cô mắt, bác tai, cậu chân, cậu tay, lão miệng .
- Chân, tay, tai, mắt chống lại miệng, cuối cùng hiểu ra thì laị hòa thuận.
- Chuyện chân, tay, tai, mắt chống lại miệng là do tưởng tượng để làm nổi bật một sự vật thông thường trong xã hội người ta phải sống nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì khong tồn tại được.
2.ĐỌC TRUYỆN: Lục súc tranh công và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo:
- Sáu con gia súc nói được tiếng người
- Sáu con gia súc kể công, kể khổ
- Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật
=>Nhằm thể hiện tư tưởng: các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì, tị nạnh lẫn nhau.
- Ghi nhớ:
3/ LUYỆN TẬP:
- Hãy tưởng tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt sắt, máy bay trực thăng, tàu chiến
Dàn ý:
A,Mở bài:
- Trận lũ lụt khủng khiếp ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2000
- Thủy Tinh và Sơn Tinh lại đọ sức với nhau trên chiến trường mới này.
B,Thân bài:
- Cảnh Thủy Tinh tấn công với những vũ khí hiện đại tối tân, sức tàn phá và hủy diệt dữ dội
- Cảnh Sơn Tinh thời này chống lũ lụt, huy động sức mạnh tổng lực: đất đá, xe ben, tàu hỏa, trực thăng, thuyền canô, xe lội nước, cát, sỏi, bê tông…
- Các phương tiện thông tin hiện đại vô tuyến, điện thoại di động…ứng cứu kịp thời
- Cảnh bộ đội, công an giúp dân chống lũ lụt
- Cảnh những chiến sỹ hy sinh vì dân.
C,Kết bài:
- Cuối cùng một lần nữa Thủy Tinh lại thua những chàng Sơn Tinh của thế kỉ XXI.
4. Củng cố dặn dò:
- Thế nào là tưởng tượng trong văn kể chuyện? Tưởng tượng phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài:Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
-----------------------------------------------@----------------------------------------
File đính kèm:
- TUAN 14 TIET 53.doc