VĂN BẢN: ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của những truyện dân gian đã học, kể lại được các truyện này.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm Số từ và lượng từ, với Tập làm văn ở kỹ năng kể chuyện tưởng tượng và sáng tạo.
- Rèn luyện kỹ năng tái hiện những kiến thức đã học
- Giáo dục tình yêu vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc thông qua các tác phẩm dân gian
B.CHUẨN BỊ:
- GV bài soạn
- HS chuẩn bị nội dung bài học
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Bài cũ: Ý nghĩa, bài học của truyện Treo biển?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6223 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 54 - Văn bản: ôn tập truyện dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Ngày soạn: 10/12/2007
Tiết: 54 Ngày dạy: 12/12/2007
VĂN BẢN: ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của những truyện dân gian đã học, kể lại được các truyện này.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm Số từ và lượng từ, với Tập làm văn ở kỹ năng kể chuyện tưởng tượng và sáng tạo.
- Rèn luyện kỹ năng tái hiện những kiến thức đã học
- Giáo dục tình yêu vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc thông qua các tác phẩm dân gian
B.CHUẨN BỊ:
- GV bài soạn
- HS chuẩn bị nội dung bài học
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Bài cũ: Ý nghĩa, bài học của truyện Treo biển?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
GV lần lượt gọi học sinh nhắc lại các khái niệm về truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười qua các bài đã học?
Nhắc lại tên các truyện dân gian đã học theo từng thể loại?
Cụm truyện cổ tích gồm những truyện nào?
Cụm truyện ngụ ngôn, truyện cười gồm những truyện nào?
GV cùng HS nêu những đặc đirmt tiêu biểu của từng thể loại:
Nội dung bài học
1.Định nghĩa về các thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
2.Tên các truyện dân gian theo thể loại:
a.Truyền thuyết:
- Con rồng cháu tiên
- Bánh chưng bánh giầy
- Thánh Gióng
- Sơn Tinh thủy Tinh
b.Truyện cổ tích:
- Thạch Sanh
- Em bé thông minh
- Cây bút thần
- Ong lão đánh các và con cá vàng
c.Truyện ngụ ngôn:
- Ech ngồi đáy giếng
- Thầy bói xem voi
- Chân, tay, tai, mắt, miệng
d.Truyện cười:
- Treo biển,
- Lợn cưới áo mới
3.Những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại đã học
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
- Truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ,
- Có chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Có cơ sở lịch sử, lõi lịch sử
- Người kể, người nghe đều tin là có thật
- Thể hiện thái độ,cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử.
- Truyện kể về cuộc đòi, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc: người mồ côi, người em út…
- Có chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Người kể ngừoi nghe không tin là chuyện có thật
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, cái thiện
- Mượn chuyện loài vât, đồ vật cây cối, hoặc chính con người để nói bóng giao chuyện con người
- Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý
- Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy con người ta trong cuộc sống
- Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống
- Thường có yếu tố gây cười
- Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm
GV gọi HS trả lời nội dung theo yêu cầu của câu hỏi?
Em hãy so sánh rồi rút ra những điểm giống nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích?
Em hãy so sánh rồi rút ra những điểm giống nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười?
Hoạt đông 3: luyện tập
Giáo viên hướng dẫn HS luyện tập
4.So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích:
a. So sánh truyện cười với truyện cổ tích:
- Giống nhau: đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo, sự ra đời thần kì của nhân vậtchính, những tài năng phi thường…
- Khác nhau: truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân
- Cổ tích kể về các nhân vật kì lạ, thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác
- Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là có thật, cỏ tích được cả người kể lẫn người nghe tin là không có thật
b.So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười:
- Giống nhau: truyện ngụ ngôn thường chế diễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện nêu ra
- Khác nhau: mục đích của truyện là để gây cười, để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc hiện tượng, tính cách đáng cười, còn truyện ngụ ngôn để khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống
II/ LUYỆN TẬP:
4. Củng cố – dặn dò:
- Sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn với truyện cười?
- Giáo viên dặn học sinh về nhà học bài và soạn bài Con hổ có nghĩa
--------------------------------------------@------------------------------------------
File đính kèm:
- TUAN 14 TIET 54,55.doc