Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 59: Ôn luyện dấu câu

Giới thiệu bài: Các em ạ trong bài thơ tiếng việt nhà thơ Lưu Quang Vũ đã viết:

Tiếng việt ơi tiếng việt ân tình

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Ơi tiếng việt như đát cày như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

Làm nên cái mộc mạc giản dị, mềm mại như lụa như tơ của tiếng việt có sự đóng góp không nhỏ của các dấu câu tiếng việt. Bởi dấu câu là một phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Nó làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, nó thể hiệh ngữ điệu lên trên câu văn câu thơ. Cho nên khi viết quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.

Bài ôn luyện dấu câu hôm nay sẽ giúp các em hệ thống lại những quy tắc thông dụng của dấu câu.

Các em mở sách vở ta ghi bài học.

Trước hết, ta đi hệ thống lại các dấu câu

Giờ trước cô dặn các em về nhà ôn tập lại tất cả các dấu câu đã học

Gv: Trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở, các em đã học những loại dấu câu nào?

Hs: Kể ra các loại dấu câu.

Gv: Ghi các dấu câu lên bảng.

Đây là mười dấu câu mà các em đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 6,7,8

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3201 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 59: Ôn luyện dấu câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 59: Ôn luyện dấu câu. A. Mục đích yêu cầu. B. Chuẩn bị: C. Phương pháp: D. Tiến trình lên lớp: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Giới thiệu bài: Các em ạ trong bài thơ tiếng việt nhà thơ Lưu Quang Vũ đã viết: Tiếng việt ơi tiếng việt ân tình Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Ơi tiếng việt như đát cày như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Làm nên cái mộc mạc giản dị, mềm mại như lụa như tơ của tiếng việt có sự đóng góp không nhỏ của các dấu câu tiếng việt. Bởi dấu câu là một phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Nó làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, nó thể hiệh ngữ điệu lên trên câu văn câu thơ. Cho nên khi viết quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc. Bài ôn luyện dấu câu hôm nay sẽ giúp các em hệ thống lại những quy tắc thông dụng của dấu câu. Các em mở sách vở ta ghi bài học. Trước hết, ta đi hệ thống lại các dấu câu Giờ trước cô dặn các em về nhà ôn tập lại tất cả các dấu câu đã học Gv: Trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở, các em đã học những loại dấu câu nào? Hs: Kể ra các loại dấu câu. Gv: Ghi các dấu câu lên bảng. Đây là mười dấu câu mà các em đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 6,7,8. Gv: Đưa yêu cầu thảo luận nhóm Điền đúng nội dung còn thiếu vào bảng dấu câu. Hs: Theo nhóm thực hiện các yêu cầu. Gv: Yêu cầu học sinh nhận xét theo từng nhóm. Gv: Quan sát vào bảng dấu câu, em có nhận xét gì về công dụng của các dấu câu. Hs: Dấu câu có nhiều công dụng và mỗi dấu câu có những công dụng khác nhau. Gv: Yêu cầu học sinh lên bảng viết những câu văn có dấu câu phù hợp. Hs: Lên bảng thực hiện. Gv: Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn. Hs: Nhận xét bài làm Gv: Việc sử dụng dấu câu chính xác, giúp các em viết được những câu văn đúng ngữ pháp đúng mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, khi sử dụng dấu câu nếu các em thiếu cẩn trọng, rất dễ mắc phải những lỗi về dấu câu. Đó là những lỗi nào? Gv: Gọi học sinh đọc ví dụ 1 trên bảng Hs: Đọc ví dụ Gv: Em quan sát và tự đọc thầm lại rồi cho cô biết ví dụ 1 nói đễn máy nội dung? Hs: Hai nội dung Gv: Mỗi một nội dung được diễn đạt bằng những từ ngữ nào trong ví dụ. Hs: Trả lời Gv: Mỗi một nội dung tương ứng với đơn vị ngữ pháp nào mà các em đã được học. Hs: Trả lời Gv: Trong ví dụ 1 người viết đã thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nao? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở đó? Vì sao? Hs: Trả lời Gv: Đưa đáp án đúng. Qua xét ví dụ em thấy người viết đã mắc lỗi gì về dấu câu? Hs: trả lời Gv: Ghi bảng Gv: Đây cũng là lỗi mà các em hay mắc phải nhất, bởi khi chấm bài làm văn của các em, cô thấy nhiều em rất hạn chế sử dụng dấu câu. Có những câu văn quá dài, đọc một hơi dài mà chưa thấy dấu chấm hết câu, khiến cho ý nghĩa câu văn, đoạn văn không rõ ràng. Và không phải chỉ mắc lỗi đó mà các em còn mắc lỗi Gv: Đây là một lỗi mà nhiều bạn mắc phải trong bài viết số 2 lần trước. Các em quan sát lên trên bảng VD: Sáng nay, trên đường đi học về. Tôi đã giúp một cụ già qua đường. Hs: Đọc ví dụ Gv: Trong ví dụ trên bạn đã sử dụng sai dấu câu ở chỗ nào? Vì sao? Hs: Trả lời Gv: Yêu cầu học sinh sửa lại dấu câu đúng. Gv: Các em cần nhớ kỹ lỗi dấu câu này, và có ý thức tránh mắc lỗi ở lần viết sau. Lỗi dấu câu này cũng là lỗi ngữ pháp câu thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ mà các em đã học ở lớp 6. Trong ví dụ này thì mắc lỗi dấu câu gì? Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này Đây là một câu hoàn chỉnh. Một bạn xác định thành phần cấu tạo ngữ pháp của câu giúp cô. Hs: Trả lời. Gv: Chủ ngữ của câu có cấu tạo như thế nào? Hs: Trả lời. Gv: Có mấy chủ ngữ? Hs: Trả lời. Gv: Đây là các thành phần đồng chức. Vậy ta cần dấu gì để phân cách ranh giới giữa chúng? Hs: Trả lời. Gv: Yêu cầu học sinh đọc câu văn có dùng dấu câu đúng. Gv: Qua ví dụ câu văn đã mắc lỗi gì về dấu câu. Hs: Trả lời. Gv: Ghi bảng. Gv: Trong ví dụ 3 có 3 câu văn cô đã đánh số. Xét về cấu tạo câu theo mục đích nói, mỗi câu văn trên thuộc kiểu câu nào mà các em đã được học. Hs: Trả lời. Gv: Các em chú ý kỹ hai câu đầu, theo em việc sử dụng dấu câu đã đúng chưa? Vì sao? Hs: Trả lời. Gv: Đưa đáp án đúng. Gv: Người viết đã mác lỗi gì về dấu câu? Hs: Trả lời Gv: Ghi bảng Gv: Các em chú ý câu thứ 3 của ví dụ. Câu 3 có thể kết thúc bằng dấu gì khác? Vì sao? Hs: Trả lời. Gv: Đây là câu cầu khiến xong trong văn cảnh này lại dùng dấu chấm điều này các em sẽ hiểu rõ hơn ở bài câu cầu khiến sắp tới. Trong câu cầu khiến khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể dùng dấu chấm. Điều này cũng cho thấy các dấu câu nó không chỉ là một phương tiện ngữ pháp mà nõ còn kà phương tiện để biểu thị sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, tình cảm thái độ của người viết. Khi sử dụng dấu câu đúng người viết giao tiếp có hiệu quả với người đọc, vì vậy cần tránh các lỗi về dấu câu. Một bạn khái quát lại các lỗi dấu câu mà chúng ta vừa tìm hiểu. Hs: Nêu 4 lỗi dấu câu. Gv: Đây cũng chính là nội dung phần ghi nhớ SGK. Một bạn đọc giúp cô. Hs: Đọc ghi nhớ. Gv: Bốn lỗi thường gặp về dấu câu cũng chính là bài học về kĩ năng cơ bản trong việc sử dụng dấu câu. 1. Luôn có ý thức sử dụng dấu câu để viết những câu văn đúng ngữ pháp đúng mục đích giao tiếp. 2. Không được sử dụng tuỳ tiện. 3. Dùng khi cần thiết. 4. Nắm chắc công dụng của dấu câu để dùng đúng dùng hay. Gv: Sử dụng đúng dấu câu, tránh các lỗi thường gặp về dấu câu. Để củng cố điều này chúng ta sang phần Gv: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. Hs: Đọc và xác định yêu cầu. Gv: Bài tập này có tất cả 26 dấu câu cần điền các em tự đọc và giải quyết yêu cầu bài tập vào phiếu học tập. Hs: Làm bài tập vào phiếu. Hs: Đảo bài để chấm điểm cho nhau. Gv: Thu bài nhận xét. Như vậy bước đầu cô đánh giá các em làm bài rất tốt. Điều này chứng tỏ các em đã biết vận dụng kiến thức dấu câu. Cô sẽ xem lại bài của các em và lấy điểm. Thông qua bài tập 1 ta thấy dấu câu tiếng việt khi sử dụng đúng người viết tạo được những đoạn văn hay và đạt được hiệu quả giao tiếp. Người đọc thấy được sự ngắt nghỉ, nhịp điệu, thái độ của tác giả và nhân vật trong tác phẩm. Như phần cuối đoạn văn với một loạt câu hỏi tác giả đã thể hiện được sự lo lắng tình yêu thương mà chị Dậu dành cho chồng. Các em cố gắng trong quá trình viết văn sử dụng những dấu câu phù hợp để viết những câu văn, đoạn văn hay như tác giả. Gv: Ta sang bài tập 2 Gv: Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập. Học sinh: Làm bài tập vào vở. Gv: Gọi học sinh chữa bài. a. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu. b. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết. c. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. Gv: Từ việc phát hiện lỗi sai trong bài tập cô mong các em biết tránh những lỗi dấu câu thường gặp. Để các em thực hành những nội dung vừa học cô có bài tập thực hành sau: Hs: Viết đoạn văn. Gv: Chũa bài và cho điểm. I. Tổng kết về dấu câu II. Các lỗi thường gặp về dấu câu 1.Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. 3.Thiếu dấu câu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết. 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu. III. Luyện tập: 1. Bài tập 1/ 152 sgk Bài tập 2/152 sgk Bài tập 3: Viết đoạn văn có sử dụng dấu câu phù hợp

File đính kèm:

  • docchi cuc hoi giang.doc