Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 62: Mẹ hiền dạy con (trích liệt nữ truyện)

A.Mục tiêu:

Giúp HS nhớ nội dung và hiểu được ý nghĩa của năm sự việc đã diễn ra giữa hai mẹ con thầy Mạnh tử.

Hiểu cách viết gần với cách viết kí của truyện trung đại.

B.Chuẩn bị:

GV: Nghiên cứu tài liệu và SGV, Soạn giáo án.

HS: Đọc bài trong SGK, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.

C. Tiến trình:

HĐ 1: I) Ổn định : (1`)

II) Kiểm tra bài cũ : (5’)

Nêu ý nghĩa của truyện “Con hổ có nghĩa”

III)Bài mới: (35’)

*Giới thiệu bài: (2’) Khi còn bé, mẹ ôm ấp con vào lòng, ru con từng giấc ngủ. Mỗi khi con ốm đau, mẹ suốt đêm săn sóc. Khi con lớn khôn, mẹ là người nâng bước cho con đến tương lai tốt đẹp. Mẹ hi sinh tất cả cũng chỉ vì con để con vững bước vào đời. Bài học hôm nay phần nào giúp em hiểu được tấm lòng của người mẹ đối với con.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3912 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 62: Mẹ hiền dạy con (trích liệt nữ truyện), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:16 Tiết: 62 NS: 17/12/2007 MẸ HIỀN DẠY CON ( Trích Liệt nữ truyện) A.Mục tiêu: Giúp HS nhớ nội dung và hiểu được ý nghĩa của năm sự việc đã diễn ra giữa hai mẹ con thầy Mạnh tử. Hiểu cách viết gần với cách viết kí của truyện trung đại. B.Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu tài liệu và SGV, Soạn giáo án. HS: Đọc bài trong SGK, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn. C. Tiến trình: HĐ 1: I) Ổn định : (1`) II) Kiểm tra bài cũ : (5’) Nêu ý nghĩa của truyện “Con hổ có nghĩa” III)Bài mới: (35’) *Giới thiệu bài: (2’) Khi còn bé, mẹ ôm ấp con vào lòng, ru con từng giấc ngủ. Mỗi khi con ốm đau, mẹ suốt đêm săn sóc. Khi con lớn khôn, mẹ là người nâng bước cho con đến tương lai tốt đẹp. Mẹ hi sinh tất cả cũng chỉ vì con để con vững bước vào đời. Bài học hôm nay phần nào giúp em hiểu được tấm lòng của người mẹ đối với con. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 2: Hướng dẫn học sinh Đọc-Tìm hiểu chung. GV: Cho biết vài nét về tác giả ? - GV: Cho hs biết về sách Liệt nữ truyện. (Liệt nữ truyện: Gồm bảy quyển kể về bảy loại nhân vật phụ nữ có tiết nghĩa hoặc anh hùng. ) - GV hướng dẫn đọc. Đọc giọng trầm, ngắt câu đúng. GV đọc mẫu- Gọi 1,2 HS đọc lại GV và HS nhận xét. * HS đọc chú thích SGK HĐ 3: Hướng dẫn học sinh Đọc- Hiểu văn bản. + HS tóm tắt năm sự việc diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử. + Em tóm tắt lại ba sự việc đầu ? + Qua ba sự việc đầu em thấy thầy Mạnh Tử lúc nhỏ là một cậu bé ntn? ( hồn nhiên vô tư, trong sáng, rất nhạy bén, dễ tiếp thu môi trường xung quanh.) + Bà mẹ có hiểu con mình hay không ? ( Bà mẹ hiểu được tính hiếu động của con, thấy con bắt chước, chưa có ý thức, bà phải dọn nhà đi nơi khác, tránh môi trường xấu gây hại đến tâm hồn trong sáng của con.) + Bà mẹ quyết định dọn nhà đến gần trường có tác dụng gì đối với con ? ( Bà muốn con học tập lễ phép cắp sách vở, để lớn lên trở thành người có đức có tài ) + Vậy em nêu ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu ? GV Liên hệ thực tế về môi trường sống… + Việc này tương ứng với câu tục ngữ nào mà em biết ? “Gần mực…..sáng” “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” GV chuyển: Dạy con bằng cách tạo môi trường sống trong sạch, nhưng ngay cả môi trường trong gia đình cũng có cách dạy con thành người tốt. Chúng ta tìm hiểu hai sự việc cuối để thấy được bà mẹ dạy con ntn. HS Đọc thầm đoạn 4. + Ở sự việc thứ 4, bà mẹ đã làm gì đối với con? ( Thấy hàng xóm giết lợn, hỏi mẹ: “Người ta giết lợn làm gì thế ?”Mẹ nói đùa: “Để cho con ăn”.Sau đó hối hận đi mua thịt lợn cho con ăn thật. + Vì sao bà mẹ hối hận? ( vì nói dối với con ) + bà sửa chửa việc làm của mình như thế nào ? ( đi mua thịt lợn cho con ăn thật.) + Ý nghĩa của việc giáo dục con ở lần thứ 4 ? GV kể chuyện Tăng Sâm học trò suất sắc của Khổng Tử. Liên hệ: Trong cuộc sống em phải giữ chử tín ntn ? HS đọc thầm đoạn 5. + Sự việc gì đã sãy ra trong lần cuối cùng ? ( Một hôm, con đang học bỏ về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi dệt cửi, trông thấy liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, nói rằng: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.) + việc bỏ học của con là một lỗi lầm có lớn không ? vì sao ? ( rất lớn vì nó ảnh hưởng đến tương lai sau này ) + Hành động và lời nói của bà mẹ đã thể hiện động cơ, thái độ, tính cách gì của bà trong khi dạy con ? ( Động cơ: Thương con muốn con nên người. Thái độ: Cương quyết, dứt khoát không một chút nương nhẹ. Tính cách: Quyết liệt.) + Hãy nêu tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử ? + Em hình dung ra bà mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào ? ( - Là tấm gương sáng về tình thương con và cách dạy con: - Bà rất lo lắng cho tương lai của con. ( chọn môi trường tốt cho con. ) - Dù rất thương con, nhưng không nuông chìu con, bà rất cương quyết hướng con vào việc làm tốt. - Bà dạy con toàn diện: Vừa có đạo đức, vừa có chí học thành tài. ) + Nhận xét về cách viết truyện “Mẹ hiền dạy con” ? ( Truyện trung đại VN, viết bằng văn xuôi chữ Hán, nội dung mang tính chất giáo huấn, nhằm giáo dục về cách dạy con, về đạo làm con. Cốt truyện đơn giản, nhưng gây xúc động bất ngờ vì có nhiều tình tiết giàu ý nghĩa.) + Em nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của truyện ? +Học sinh đọc ghi nhớ . HĐ 4: Hướng dẫn học sinh Luyện tập. GV : Dán tranh lên bảng. + Em cho biết nội dung của bức tranh ? ( Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.) Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việt này ? + viết đoạn văn ( năm dòng) nêu sự cảm phục của em đối với bà mẹ thầy Mạnh Tử ? + Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử ngày xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con ? ( Công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ thật to lớn. Em phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ. Rèn luyện mình vừa có đức vừa có chí học hành. Giúp đỡ và yêu thương cha mẹ. ) HS lên bảng làm BT 3 ( Tử: chết “tử trận, bất tử, cảm tử. Tử: Con “công tử, hoàng tử, đệ tử.”) I) Đọc-Tìm hiểu chung: *Tác giả: Lưu Hướng ( 77- 6 tr CN ) Là nhà văn nổi tiếng đời Hán, Trung Quốc cổ đại. * Đọc và chú giải: II) Đọc- Hiểu văn bản: 1. Ba sự việc đầu: *Bà mẹ chọn môi trường sống tốt đẹp để con tiếp thu những điều tích cực, lành mạnh, tạo sự hình thành nhân cách của trẻ phát triển tốt. 2. Hai sự việc cuối: * Không được dạy con nói dối. Với trẻ con phải dạy chử tín, đức tính thành thật. * Bà mẹ thương con muốn con nên người, khi con quá hư thì cần phải cương quyết, dứt khoát, thậm chí hy sinh cả những điều quí giá của mình. * Tác dụng: Hướng con vào việc học tập chuyên cần để về sau trở nên người có đức có tài. 3. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK . III) Luyện tập: IV) Hướng dẫn về nhà: (2/) Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Tính từ và cụm tính từ .” Gợi ý: Tìm đặc điểm của tính từ, các loại tính từ, tìm hiểu cụm tính từ. Làm tất cả các bài tập. Rút kinh nghiệm: Con Mẹ Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc. Nhà ở gần nghĩa địa. Nói: “chỗ này không phải chỗ con ta ở được”. Dọn nhà ra chợ Bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo. Nói: “chỗ này không phải chỗ con ta ở được”. Dọn nhà đến trường. Bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở Nói: “chỗ này là chỗ con ta ở được đây.” Thấy hàng xóm giết lợn, hỏi mẹ: “Người ta giết lợn làm gì thế ?” Nói đùa: “Để cho con ăn”.Sau đó hối hận đi mua thịt lợn cho con ăn thật. Đang đi học bỏ về nhà chơi. Cắt đứt tấm vải đang dệt, …

File đính kèm:

  • docMe hien day con(1).doc
Giáo án liên quan